Juneteenth, kỷ niệm ngày giải phóng nô lệ da đen ở Hoa Kỳ

Juneteenth 19/6, kỷ niệm ngày giải phóng nô lệ da đen ở Hoa Kỳ . Ảnh: Facebook Việt Tân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Juneteenth còn được gọi là Ngày Jubilee, Ngày Giải Phóng, Ngày Tự Do và Ngày Độc Lập của người Mỹ da đen khi Tướng Quân Đội Liên Quân Gordon Granger tới Galveston, Texas, đại diện cho chính phủ liên bang tuyên bố chấm dứt nô lệ ở Texas ngày 19 tháng Sáu, 1865.

Từ đó, ngày 19 tháng Sáu đã trở thành lễ hội ăn mừng Juneteenth tại nhiều vùng khác nhau khắp nước, thường là do người Mỹ gốc Phi Châu tổ chức để tôn vinh rộng rãi văn hóa và di sản người Mỹ da đen.

Juneteenth lần đầu tiên được công nhận là ngày lễ liên bang vào tháng Sáu, 2021, khi Tổng Thống Joe Biden ký ban hành Đạo Luật Ngày Độc Lập Quốc Gia Juneteenth.

Các nhà lãnh đạo cộng đồng da đen đã nhân cơ hội này để giúp thấm nhuần ý thức về di sản và niềm tự hào trong giới trẻ. Lễ kỷ niệm thường đi kèm với những nỗ lực ghi danh cử tri đi bầu, biểu diễn ca nhạc kịch, triển lãm và kể lại những câu chuyện, bài giảng về lịch sử và di sản người Mỹ gốc Phi.

Dù sau khi Mỹ chính thức chấm dứt chế độ nô lệ năm 1865, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vẫn tiếp diễn, đặc biệt là ở miền Nam. Người Mỹ đa đen vẫn bị kỳ thị nặng nề, bị đầy ải, đánh đập và giết hại, bị tước đoạt quyền công dân lẫn nhân quyền căn bản và không được luật pháp bảo vệ. Nhưng phong trào dân quyền của người Mỹ da đen đã từng bước thành hình với sự ủng hộ của những người Mỹ da trắng cấp tiến, và kiên trì tranh đấu trong nhiều thập niên (1954 to 1968) cho quyền bình đẳng và hiến định của mọi công dân Hoa Kỳ.

Đúng 80 năm sau khi chế độ nô lệ được bãi bỏ, người Mỹ đa đen mới giành được quyền đi bầu năm 1965, và sau đó tham gia tranh cử vào các vị trí chính quyền. Cuộc tranh đấu đầy hy sinh của họ đã giúp cải thiện luật pháp chống lại hiện tượng kỳ thị chủng tộc, mở rộng xã hội, nâng đỡ thành phần thiểu số, dung nạp mọi sắc dân, di dân, tạo ra nền văn hóa giàu có đa chủng, bao dung và hòa nhập. Chính sức sống của di dân trong nền văn hóa hội nhập này đã giúp Hoa Kỳ vươn lên thành cường quốc số 1 trên thế giới.

Cộng đồng người Việt tị nạn Cộng Sản cũng như các cộng đồng thiểu số bạn đã được thừa hưởng những thành quả tranh đấu này của cộng đồng người Mỹ da đen, nhờ đó mà chúng ta đã được đón nhận một cách thân thiện vào xã hội Mỹ và có thể vươn lên, thành công tốt đẹp như ngày hôm nay.

Trần Diệu Chân

Facebook Việt Tân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.