Kênh đào Phù Nam Techo: Tham vọng của Campuchia, thách thức cho Việt Nam

Thủ tướng Campuchia Hun Manet (phải) tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Cung điện Hòa bình ở Phnom Penh hôm 17/4/2025. Ảnh: Bangkok Post/ Agence Kampuchea Presse via Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Campuchia và Trung Quốc vừa ký thỏa thuận gần 1,2 tỷ USD để xây dựng kênh đào Phù Nam Techo – dự án giao thông đường thủy lớn nhất nước này. Trong khi Campuchia kỳ vọng dự án sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Việt Nam lại đối mặt với nhiều rủi ro môi trường, kinh tế và an ninh quốc phòng khi con kênh đi vào hoạt động.

Campuchia là chặng dừng chân cuối cùng trong vòng công du ba nước Đông Nam Á của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhân chuyến viếng thăm này, ngày 17/04/2025, Campuchia ký thỏa thuận với Trung Quốc xây kênh đào Phù Nam Techo dài 151 km nối sông Bassac, gần thủ đô Phnom Penh, với tỉnh ven biển Kep ở vịnh Thái Lan. Dự án BOT do Campuchia nắm 51% cổ phần, Trung Quốc 49%. Tổng vốn đầu tư khoảng 1,7 tỷ USD.

Campuchia kỳ vọng kênh giúp cắt giảm chi phí logistics, giảm phụ thuộc vào cảng Việt Nam, trong khi Việt Nam lo ngại kênh làm thay đổi dòng chảy sông Mekong, ảnh hưởng nông nghiệp và an ninh nguồn nước Đồng bằng sông Cửu Long cũng như an ninh quốc phòng.

Nhiều nghiên cứu cảnh báo nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn, tổn hại hệ sinh thái. Ngoài yếu tố môi trường, Việt Nam có thể mất thị phần vận tải, giảm vai trò trung chuyển hàng hóa. Trung Quốc bị nghi tận dụng kênh cho mục đích chiến lược, quân sự, nhất là khi gần căn cứ hải quân Ream – nơi có thể hiện diện quân đội Trung Quốc.

Dự án là bước đi lớn của Campuchia nhằm thúc đẩy phát triển và giảm phụ thuộc vào Việt Nam. Tuy nhiên, với vị trí địa lý và vai trò của sông Mekong, dự án này đặt ra bài toán khó cho Việt Nam về bảo vệ môi trường, duy trì vai trò kinh tế và bảo đảm an ninh nguồn nước và an ninh quốc phòng.

Thiện Nhân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tình trạng của Vịnh Xanh 58 bị lật úp khi được phát hiện hôm 19/7/2025. Ảnh: Dân Trí

Thảm kịch Vịnh Hạ Long: Những câu hỏi nhức nhối về trách nhiệm và năng lực quản trị

Đây không đơn thuần là một tai nạn, mà là đỉnh điểm của một chuỗi những sai sót và yếu kém mang tính hệ thống.

Chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm. Chưa có ai từ chức. Đó là điều chúng ta có thể ghi nhận từ cách chính quyền trung ương và tỉnh Quảng Ninh phản ứng với vụ tai nạn chìm tàu du lịch Vịnh Xanh trên Vịnh Hạ Long hôm 19 tháng 7, 2025.

15 thẩm phán của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) trong buổi công bố ý kiến về nghĩa vụ khí hậu của các nước. La Haye, Hà Lan, 23/07/2025. Ảnh: AP - Peter Dejong

Tòa án Công lý Quốc tế: Những nước vi phạm nghĩa vụ khí hậu sẽ phải bồi thường

Ngày 23/07/2025, Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice – ICJ), trụ sở tại La Haye, Hà Lan, đã ra một ý kiến tư vấn mang tính chất lịch sử về khí hậu: Những nước nào vi phạm nghĩa vụ về khí hậu sẽ bị coi là thực hiện một hành vi “phi pháp” và có thể sẽ phải bồi thường các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ý kiến tư vấn, được nhất trí thông qua, vượt quá mong đợi của các nhà hoạt động và được nhiều nước hoan nghênh.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Khoảng tối trong chính trị Trung Quốc

Chuyên gia Julienne của Pháp cảnh báo rằng mức độ không minh bạch của hệ thống chính trị Trung Quốc hiện nay là đặc biệt nghiêm trọng và ngày càng khó dự đoán kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012. Ông nhấn mạnh: “Việc phân tích hay dự báo tương lai chính trị Trung Quốc chưa bao giờ bất định và rủi ro như hiện nay.”