Kẹt xe và kẹt chính trị

100 xe du khách Trung Quốc được chạy vào Việt Nam mỗi ngày, không giới hạn thời gian lưu trú, vào bao sâu trong nội địa. Ảnh: vietnamnet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tình trạng ngập ngụa và kẹt xe triền miên ở các thành phố lớn, có vẻ như chưa đủ với các nhà quản lý, lãnh đạo. Thế nên họ mới quyết định chia sẻ thêm một phần kẹt xe của người anh em “bốn tốt mười sáu vàng” của họ. Kể từ những ngày đầu năm 2017, xe của khách du lịch Trung Quốc có thể tự do ra vào các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh trong bán kính 100km (có tính ước định, thực ra không ít xe mang biển Trung Quốc chạy thẳng xuống Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên…). Đầu năm 2018, lại nghe tin xe của người Trung Quốc được chạy sang Việt Nam, tôi lấy hơi làm lạ vì chuyện này đã xảy ra một năm rồi, sao bây giờ mới thông tin chính thức?!

Nhưng lần này có phần khác, nghĩa là không có bán kính giới hạn (ước định) cho xe của khách du lịch Trung Quốc khi sang Việt Nam, chỉ có giới hạn số lượng 100 xe trên một ngày và cũng không qui định xe đó được lưu trú bao nhiêu ngày. Bởi chắc chắn không có chuyện một xe hơi đi từ quốc gia này sang quốc gia khác để du lịch rồi quay về trong ngày mà kịp. Vả lại, nếu đi – về trong ngày thì các khách sạn, nhà nghỉ phía Bắc phải đóng cửa sớm!

Thử tưởng tượng một ngày có 100 xe sang Việt Nam, bủa đi khắp nơi để thăm thú và họ ở lại chừng 3 ngày, theo cấp số nhân, mười ngày thì đã có hơn 1000 xe Trung Quốc lưu hành tại Việt Nam (bởi họ không bị giới hạn thời gian ở lại Việt Nam trong ba ngày hay nửa tháng). Với đà này, đường sá Việt Nam đã kẹt càng thêm kẹt, bởi kiểu lái xe lớ ngớ của các tài xế nước khác. Mà theo thông lệ thì tài xế Việt Nam phải nhường đường cho tài xế nước ngoài theo phép ngoại giao… Hệ quả của điều này là đường sá Việt nam vốn đã chật càng thêm kẹt cứng!

Không lẽ nào các ông lãnh đạo, các bà quản lý chưa nhìn thấy môi trường Việt Nam xuống cấp trầm trọng, chưa nhìn thấy đường sá Việt Nam ngày một chật chội, ổ gà ổ voi, kẹt đường, tai nạn… có hàng trăm thứ vấn nạn đường sá… hay sao mà còn rước thêm mối tai họa đường sá, tai họa môi trường? Bởi tăng 100 chiếc xe hơi thải khói vào môi trường Việt Nam mỗi ngày cũng có nghĩa là đang rước đồ tể về làng.

Hay là để cứu các BOT một khi không thể tận thu được của nhà xe người Việt, đưa nhà xe Trung Quốc vào để họ “làm gương” đóng phí BOT?

Bởi hiện tại, không có bất kỳ lý do nào để tăng thêm số lượng xe lưu thông cũng như khói thải trên đất nước này! Một khối độc do Formosa thải ra ở biển miền Trung, bùn đỏ thải ra ở Tây Nguyên, khói bụi thải ra ở các khu điện than… Người Việt Nam tiến đến tỉ lệ và số lượng bệnh ung thư cao nhất thế giới, bệnh tật càng ngày càng nhiều, bệnh viện ngày càng chật chội, khủng hoảng giường bệnh… Giờ còn thêm nạn thải khói độc và rau cải độc…

Thử hỏi có thứ gì đó trục trặc ở đây khi mà xe cộ, đường sá, khói bụi tại Việt Nam đang gây ngộp thở, rau củ quả của nông dân Việt Nam phải mang đi đổ thì nhà nước là thản nhiên để cho mỗi ngày 100 xe đi vào Việt Nam thải khói, hàng chục ngàn tấn rau củ quả Trung Quốc vào Việt Nam để phá giá nông dân Việt Nam? Rõ ràng, đã có một thứ gì đó rất trục trặc và với đà này thì bên cạnh cái lò chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đốt lên để tiêu diệt một số quan tham (mà theo đồn đoán là phe đối thủ của ông Trọng), còn một cái lò khác cũng nhen nhóm để đốt sạch sức khỏe của người dân!?

Như vậy thì nên vui hay nên buồn khi mà Việt Nam trở thành một Hỏa Diệm Sơn từ chính trị đến an sinh xã hội? Vì chắc chắn một điều là hiện nay, cuộc chống tham nhũng sẽ đi vào cao trào, sẽ có hàng trăm cái tên xộ khám. Và con số hàng tỉ đô la thất thoát sẽ thòi ra. Nhưng vấn đề mấu chốt là khi con số thòi ra thì nó có được trả về cho ngân sách nhà nước, cho toàn dân? Hay chỉ là trò chơi hạ bệ vô thưởng vô phạt giữa các phe nhóm. Một khi chỉ là trò chơi hạ bệ thì phỏng ích gì?

Và hiện tại, vấn đề sức khỏe của người dân Việt Nam, hơn bao giờ hết, nó phải được bảo vệ từ mọi góc, đặc biệt là từ góc chính trị, sức khỏe của người dân phải đặt lên hàng đầu. Đằng này chính trị nắm thóp kinh tế, y tế, và để đạt mục tiêu chính trị, không ít lần kinh tế, y tế và giáo dục trở thành con rối ăn hại, giết dân ngấm ngầm, đẩy vào chỗ u mê, chết dần chết mòn trong băng hoại.

Trách nhiệm này thuộc về ai? Và nếu thực sự có trách nhiệm, thiết nghĩ ngay từ giây phút này, đảng, chính phủ, nhà nước Cộng sản Việt Nam phải dừng ngay ba cái trò mua rau, cho xe lượn lờ trên lãnh thổ như vậy. Người dân mãi mãi là một đám đông, là nhân dân của một quốc gia độc tài, để kiếm được chén cơm manh áo phải rỏ nước mắt, chảy máu linh hồn như Việt Nam… Thì chắc chắc khi thấy tiền, họ phải thích, không ít kẻ bất chấp để có tiền.

Nhưng nhà lãnh đạo thì khác, cho dù anh như thế nào nhưng khi ngồi ghế lãnh đạo, nắm quyền lãnh đạo, anh phải có trách nhiệm điều chỉnh, chấn chỉnh mọi sai lầm xã hội bằng cách ngăn cấm những mối nguy từ bên ngoài mang vào quốc gia, đặc biệt là ngăn chặn những cơn gió độc đánh thẳng vào tính thực dụng của nhân dân. Nhưng có vẻ như kẻ nắm quyền còn tham hơn cả đám đông nhân dân gấp nhiều lần!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.