Khai dụng Đạo Luật Magnitsky trừng phạt lãnh đạo CSVN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 23 Tháng 12, 2016, non một tháng trước khi chấm dứt nhiệm kỳ thứ hai, Tổng Thống Hoa Kỳ Obama đã phê chuẩn đạo luật NDAA 2017 (S. 2493 National Defense Authorization Act) về chuẩn chi ngân sách quốc phòng cho tài khóa 2017, trong đó có đạo luật Magnitsky Trách Nhiệm về Nhân Quyền trên Toàn Cầu (S. 294 Global Magnitsky Human Rights Accountability Act) (1), vừa được Thượng Viện thông qua vào ngày 8 Tháng 12, 2016.

Đạo luật quan trọng này cho phép hành pháp Hoa Kỳ tiến hành những biện pháp trừng phạt hiệu quả ngoài lãnh vực hình sự (nguyên tắc NCB Non Conviction Based).

Những biện pháp này nhắm vào những quyền lợi thiết thực nhất của các thủ phạm có những hành vi đàn áp, tra tấn, giết người, biển thủ công qũy, sang đoạt tài sản người khác,… trên khắp thế giới.

Đó là là niêm phong và tịch thu phần tài sản phi pháp tóm thu được, trong trường hợp không thể truy tố được các thành phần này ra trước một tòa án vì quyền đặc miễn (immunity) hay không thể bắt họ ra tòa được vì ngoài thẩm quyền pháp lý của Hoa Kỳ.

Đặc biệt đối với các nạn nhân, tổ chức dân chủ tại các quốc gia độc tài, tổ chức nhân quyền quốc tế, đều có thể đứng tên lập hồ sơ tố cáo và yêu cầu trừng phạt các lãnh đạo độc tài, có liên hệ hay ra lệnh các đàn áp, giết người. Những biện pháp được hình thành dựa trên kinh nghiệm đối phó hiệu quả với các hình thái tổ chức rất đa dạng và tinh vi những hoạt động tội ác có tổ chức, bởi các nhóm mafia hay các guồng máy cầm quyền độc tài trong vòng 40 năm qua.

Trong phạm vi bài này, chúng ta sẽ duyệt qua:

1. Bối cảnh đưa đến sự hình thành các biện pháp trừng phạt ngoài hình sự.

2. Các Đạo Luật trừng phạt đầu tiên nằm ngoài khuôn khổ hình sự (criminal).

3. Những điều kiện cần thiết cho sự khả thi các biện pháp trừng phạt ngoài hình sự.

4. Tinh thần của đạo luật Magnitsky hỗ trợ bởi 2 Công Ước Quốc Tế về Chống Tra Tấn (UN Convention Against Torture and other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment 10/121984) và Công Ước Chống Tham Nhũng của Liên Hiệp Quốc (UN Convention Against Corruption 2004).

5. Sau cùng, những việc lực lượng dân chủ Việt Nam cần làm để khai dụng đạo luật Magnitsky, thành phương tiện áp lực và trừng phạt các thủ phạm ra lệnh các hành vi tra tấn, giết người và biển thủ công qũy, tham nhũng quy mô trong hàng ngũ lãnh đạo CSVN.

I- BỐI CẢNH HÌNH THÀNH:

Sự hình thành các biện pháp trừng phạt ngoài hình sự, phát xuất từ cuộc chiến chống tội ác Mafia, rất gay gắt giữa người dân Ý can trường và tập đoàn Mafia từ những năm cuối của thế kỷ 19, với các phong trào tự phát của nông dân chống các đại đìền chủ liên kết với Mafia cho đến thập niên 1950.

Lúc đó Mafia Ý bắt đầu xâm nhập vào lãnh vực địa ốc, các hội đồng Thành Phố, các vụ đấu thầu các công trường công cộng và vào đầu thập niên 80, thuê mướn các đội sát thủ, công khai thách thức chính phủ Ý, giết hại nhiều viên chức chính phủ cao cấp tại Nam Ý, ông Mattarella, Chủ Tịch Hội Đồng vùng Sicile, Tỉnh Trưởng Dalla Chiesa, ông Pio La Torre, Tổng Thư Ký Đảng CS Ý, cùng nhiều quan tòa và nhân viên công lực.

Cuộc chiến chống tội ác lên cao điểm vào thập niên 1980, với phiên tòa xử gần 500 bị cáo thuộc tập đoàn Mafia vào năm 1986 tại Palerme. Dựa trên kinh nghiệm đối đầu trên trận địa chống tội ác có tổ chức, một số vị quan tòa thanh liêm, can trường như Giovanni Falcone cùng các cơ quan công lực đã suy nghĩ đến một số biện pháp rốt ráo nhằm đánh vào điểm mạnh và cũng là điểm yếu cốt lõi của Mafia Ý. Đó là đánh vào nguồn tài chánh, đánh vào các tài sản phi pháp khổng lồ mà Mafia đã tóm thu được từ các dịch vụ phi pháp (đánh bài, buôn bán á phiện, thu hụi chết, buôn lậu, gái điếm, rửa tiền,…).

Sau vụ Mafia ám sát chết quan toà Falcone vào năm 1992, một số đạo luật đặc biệt đã được thông qua tại Ý đề chống Mafia, tiền thân cho các đạo luật trừng phạt các cá nhân trách nhiệm các hành vi tội ác sau này trên thế giới: Công Ước Liên Hiệp Quốc Chống Tham Nhũng, các đạo luật tại Liên Âu, Hoa Kỳ. Những đạo luật này tuy đã hình thành vào thập niên 90 nhưng không được xử dụng hay không hữu hiệu nhiều đối với các hoạt động tội ác vì những yếu tố khả thi chưa có hội đủ.

Dư luận những người yêu chuộng công lý, các Tổ Chức Phi Chính Phủ tranh đấu cho Nhân Quyền và Cho Sự Trong Sáng cùng các nạn nhân phải đợi đến gần 20 năm sau vào cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ thứ 21, để thấy các yếu tố khả thi hội tụ đủ, để có thể trừng phạt hữu hiệu các thành phần tội ác ngoài lãnh vực hình sự.

JPEG - 39.4 kb
Quan toà Falcone

II- CÁC ĐẠO LUẬT ĐẦU TIÊN NẰM NGOÀI KHUÔN KHỔ HÌNH SỰ (CRIMINAL)

Bắt đầu từ năm 1992, một cơ quan phối hợp cấp quốc gia các nỗ lực chống Mafia được thành lập tại Ý, nhằm tập trung mọi nỗ lực truy lùng, điều tra các hành vi tội ác. Cơ quan này có thẩm quyền điều động bất cứ một cơ quan công lực nào, nhất là các cơ quan chuyên điều tra về tài chánh và thuế vụ.

Một đạo luật được thông qua năm 1992 cho phép các quan tòa thẩm quyền tịch thu một cách rộng rãi các tài sản phi pháp (TSPP) của tập đoàn Mafia ngoài khuôn khổ hình sự.

Từ năm 2008 đến 2011, hơn 15.000 tài sản phi pháp (khách sạn, casino, du thuyền, địa ốc,…) trị giá hơn 9 Tỷ Euros bị niêm phong và 5,5 tỷ Euro bị tịch thu.

Nguyên tắc được áp dụng là niêm phong trước TSPP rồi mới trả lại sau, sau khi người sở hữu chủ tài sản chứng minh là đã thụ đắc một cách bình thường được từ nguồn lợi tức hợp pháp của họ.

Vào ngày 28 Tháng 1, 2010, chính phủ Ý trong một buổi ngay tại ổ của Mafia ’Ndrangheta tại Calabre đã thông qua một chương trình đặc biệt chống lại Mafia. Với sự hình thành một cơ quan quốc gia để quản trị các tài sản phi pháp tịch thu được cùng với một bộ luật chuyên chống Mafia.

Biện pháp niêm phong, tịch thu các TSPP trở thành một võ khí chống tội ác vô cùng hữu hiệu, đã giúp làm triệt tiêu dần dần khả năng của Mafia khống chế người dân Ý, qua việc xử dụng số tài chánh khổng lồ nhằm mua chuộc hay nuôi dưỡng sát thủ.

Bộ luật chuyên biệt chống Mafia gồm một số điều khoản trong Bộ Luật Hình Sự được sửa đổi và Quốc Hội Ý thông qua; nhằm cho phép nới rộng thẩm quyền điều tra các cơ quan công lực và thẩm quyền các quan tòa niêm phong và tịch thu tài sản phi pháp ngoài hình sự (nguyên tắc NCB).

Vào cùng thời điểm, một đạo luật 203-2004 ngày 9 Tháng 3, 2004 liên hệ đến việc điều chỉnh luật nhằm thích nghi với các thay đổi hình thái hoạt động tội ác, được Quốc Hội Pháp thông qua. Mục tiêu là không chỉ nhằm trừng phạt bằng những bản án tù hay tiền phạt mà còn để cho phép tịch thu từng phần hay toàn bộ TSPP ngoài hình sự, ngay cả khi thủ phạm chưa bị tuyên án.

Điều khoản mới 706-103 của Bộ Luật Hình Sự cho phép quan tòa về Quyền Tự Do và Giam Giữ ra lệnh niêm phong các TSPP các thủ phạm đang bị điều tra. Trước đó, vào ngày 8 Tháng 11, 1990, một Công Ước của Liên Hiệp Âu Châu liên hệ đến rửa tiền, khám phá, bắt giữ và tịch thu các TSPP đã được thông qua và các quốc gia cần phải điều chỉnh luật quốc gia để tuân thủ và thi hành Công Ước này.

Đánh vào TSPP là một biện pháp rất hữu hiệu ngoài hình sự nhằm trừng phạt thủ phạm các vi phạm nhân quyền trầm trọng. Đó cũng là tinh thần của Đạo Luật Magnitsky với các biện pháp niêm phong, phong tỏa tài sản (trương mục ngân hàng, cổ phần, địa ốc,..) và không cấp chiếu khán nhập cảnh vào Hoa Kỳ.


III- NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHO SỰ KHẢ THI CÁC BIỆN PHÁP TRỪNG PHẠT NGOÀI HÌNH SỰ (2)

1- Những nguyên tắc thuận lợi cho sự trừng phạt ngoài hình sự

Hiện nay, các biện pháp trừng phạt về TSPP dựa trên những nguyên tắc căn bản thuận lợi như sau. Những nguyên tắc này đã được quy định rõ rệt trong các điều khoản Niêm Phong, Tịch Thu TSPP trong Công Ước LHQ về Chống Tham Nhũng và các Luật quốc gia.

– Nguyên tắc niêm phong, tịch thu TSPP ngoài hình sự NCB
– Nguyên tắc tịch thu TSPP trước rồi sẽ hoàn trả sau nếu chứng minh được
– Nguyên tắc không có thời hạn hồi tố cho sự thu hồi TSPP
– Nguyên tắc không có miễn tố cho sự thu hồi TSPP
– Nguyên tắc thu hồi TSPP không bị ảnh hưởng nếu đổi qua sở hữu chủ mới
– Nguyên tắc Tương Trợ Pháp Lý (Mutual Legal Assistance)

2- Quan tâm của quần chúng, các NGO, các cơ quan công lực, quan tòa

Vấn đề biển thủ công qũy quốc gia, sang đoạt của công đã trở thành một vấn đề nóng tại các quốc gia đang phát triển hay đang sống dưới một chế độ độc tài. Theo một thống kê của Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), hàng năm hơn 1.600 Tỷ MK được chuyển lậu qua biên giới, khối lượng tài chánh đến từ các dịch vụ tội ác (rửa tiền, trốn thuế, tham nhũng,…).

Số tiền thất thoát đến từ tệ nạn tham nhũng tại các quốc gia đang phát triển được ước lượng, lên đến từ 20 đến 40 tỷ MK tương đương với 40% số tiền chính thức trợ giúp cho phát triển. Các quốc gia này thiếu những luật lệ, phương tiện cũng như những hợp tác quốc tế cần thiết để ngăn chặn, truy lùng và thu hồi các TSPP bị chuyển đi qua biên giới.

Trong lúc các quốc gia phần lớn là các quốc gia Tây Phương, nơi che giấu các TSPP đều không thể đáp ứng các yêu cầu Trợ Giúp Pháp Lý, nhất là trong trường hợp thủ phạm có quyền đặc miễn (immunity), đã qua đời hay đang lẩn trốn nếu không có các đạo luật cho phép việc niêm phong, thu hồi các TSPP này ngoài hình sự. Nhằm trám yếu điểm này, Công Ước LHQ về Chống Tham Nhũng đã quy định điều khoản cho phép niêm phong, tịch thu các TSPP này mà không cần truy tố ra tòa. Đó là nguyên tắc NCB (Non Conviction Based Confiscation).

Các quốc gia đang phát triển đều được khuyến cáo sửa đổi Bộ Luật Hình Sự nhằm cho phép niêm phong và tịch thu TSPP. Các tổ chức NGO Chống Tham Nhũng như Transparency International, UNCAC Coalition of Civil Society Organisations, Global Organization of Parliamentarians Against Corruption, UN Global Impact, đã kiên trì hoạt động trong nhiều thập niên qua, nhằm tố cáo các hậu quả trầm trọng của tham nhũng tại các quốc gia độc tài, vận động dư luận Tây Phương về nhu cầu thu hồi TSPP nhằm trả lại công lý và bồi thường cho các nạn nhân. Với những kết quả rất khích lệ (vụ Obiang, Sani Abacha, Marcos, Khadahfi, Ben Ali,…)

3- Công Ước LHQ Chống Tham Nhũng (Chương V, Điều 51-59 Về Thu Hồi TSPP)

Trong tiến trình đàm phán về Công Ước Chống Tham Nhũng, các quốc gia tiền tiến Tây Phương (Hoa Kỳ, Liên Âu, Úc, Nhật, Canada,..) đã thỏa thuận được một khuôn khổ chung về việc thu hồi tài sản phi pháp. Đây là một bước tiến rất lớn, giúp cho nhiều nước đang phát triển quyết định ký vào Công Ước LHQ Chống Tham Nhũng (UNCAC).

GIF - 22.6 kb
Công Ước Quốc Tế về Chống Tham Nhũng

Bắt đầu bằng việc thu hồi TSPP của cựu Tổng Thống Phi Marcos từ năm 1986 (thu hồi được 4 Tỷ MK trên 10 tỷ TSPP sau 20 năm truy lùng), thu hồi TSPP đã trở thành một vấn đề rất quan trọng về mặt công lý và tài chánh đối với nhiều nước đang phát triển, nơi mà lãnh đạo độc tài và tham nhũng đã vơ vét rất nhiều tài chánh của quốc gia, chiếm đoạt tài sản của người khác.

Các quốc gia Tây Phương nơi thường TSPP được che giấu, đã luôn tìm cách giữ một sự quân bằng giữa các biện pháp bảo vệ pháp luật, quyền tự do căn bản với các thủ tục đặc biệt về truy lùng, niêm phong, tịch thu và thu hồi TSPP cho quốc gia đang truy tìm. Nói chung, trong quá trình đàm phán và qua nguyên tắc trợ giúp pháp lý (Mutual Legal Assistance MLA), các nước đang tìm cách thu hồi TSPP có nhu cầu làm sáng tỏ quyền sở hữu của họ về tài sản này và cần cho biết đặt ưu tiên cho sự thu hồi trên mọi phương tiện để giải quyết khác.

Chương V của UNCAC đặt việc thu hồi tài sản là một “nguyên tắc cơ bản” của Công ước. Với các quy định về thu hồi tài sản trong một khuôn khổ về pháp luật dân sự và hình sự, trong tiến trình truy tìm, niêm phong, tịch thu và trả về các TSPP thụ đắc qua các hoạt động tội ác và tham nhũng. Các quốc gia truy tìm TSPP trong nhiều trường hợp, đã thu hồi được số tiền với điều kiện chứng minh được quyền sở hữu. Trong một số trường hợp, số tài sản thu hồi có thể được trả trực tiếp cho các cá nhân nạn nhân.

Nếu không có sự thoả thuận nào khác, các quốc gia đã ký có thể sử dụng Công ước như là một cơ sở pháp lý. Điều 54 (1) (a) của UNCAC quy định rằng: “Mỗi quốc gia (phải) tiến dụng các biện pháp cần thiết để cho phép các cơ quan có thẩm quyền thi hành lệnh tịch thu đến từ một tòa án của nước khác”. Điều 54 (2) (a) của UNCAC cung cấp khuôn khổ pháp lý cho sự đóng băng tạm thời hoặc thu giữ tài sản dựa trên một số bằng chứng vừa đủ ngay cả trước khi một yêu cầu chính thức được nhận.

Các giới chuyên môn đều công nhận việc thu hồi tài sản một khi đã được chuyển đi và che giấu tại một nơi khác, sẽ là rất tốn kém, phức tạp và thường thất bại. Chương V này cũng quy định các yếu tố nhằm ngăn chặn trước sự lưu chuyển bất hợp pháp và tạo ra các hồ sơ có thể được sử dụng khi việc chuyển đi bất hợp pháp cần phải được truy tìm, niêm phong, và tịch thu (Điều 52).

Cho đến 2016, có 181 quốc gia đã phê chuẩn Công Ước UNCAC. Một số đáng kể, nhất là các quốc gia Tây Phương tiền tiến (Hoa Kỳ, Liên Âu, Canada, Úc, ..) đã hiệu chỉnh luật hình sự quốc gia để tuân thủ Công Ước và đã lập ra các cơ quan chuyên biệt để truy lùng, thu hồi TSPP, đồng thời chấp nhận tiến hành sự trợ giúp pháp lý đến từ các quốc gia khác đã phê chuẩn Công Ước.

4- Sự hình thành các cơ quan chuyên biệt KARI (Hoa Kỳ), AGRASC (Pháp), NCA (Anh)

Hoa Kỳ đã phê chuẩn 2 Công Ước Chống Tra Tấn (21/10/1994) và Chống Tham Nhũng (30/10/2006). Từ năm 2010, Bộ Tư Pháp đã thành lập The Kleptocracy Asset Recovery Initiave (KARI) nhằm truy lùng và thu hồi TSPP các thành phần lãnh đạo tham nhũng tại Á Châu, Nam Mỹ, Phi Châu, đang che giấu trong nội địa Hoa Kỳ và các nơi thuộc phạm vi Pháp Lý. KARI trực thuộc Bộ Tư Pháp gồm những quan toà đặc biệt trong bộ phận chuyên lo về thu hồi TSPP và Chống Rửa Tiền.

Từ 2004, Hoa Kỳ đã thu hồi và trả lại gần 1 tỷ MK cho các nạn nhân tại ngoại quốc. Trong một hồ sơ thu hồi TSPP (11/2013) lớn nhất từ trước đến nay tại Hoa Kỳ, sau hơn 8 tháng điều tra, vào ngày 7 Tháng 8, 2014, Hoa Kỳ cho biết đã truy ra và thu hồi 480 triệu MK ẩn giấu bởi gia đình tướng độc tài Nigeria Sani Abacha trong nhiều trương mục ngân hàng trên thế giới (303 triệu MK trong 2 ngân hàng Bailiwick New Jersey, 144 triệu MK tại 2 ngân hàng tại Pháp, và 3 trương mục tại Anh và Ireland với khoảng 27 Triệu MK). Vào tháng 8, 2016 quyết định trả lại số tiền cho chính quyền Nigeria.

JPEG - 57.3 kb
Nhà độc tài Sani Abacha của Nigeria. Ảnh: Premium Times

Tướng độc tài Sani Abacha đã mất từ năm 1998, và số tiền này đã được chuyển qua gia đình, xuống hàng con cháu. Trong vụ truy lùng và thu hồi, có 2 nguyên tắc được áp dụng: đó là không có thời hạn hồi tố (TSPP luôn có thể bị truy lùng và thu hồi), và TSPP không bị ràng buộc bởi sở hữu chủ hiện nay (nguyên tắc niêm phong/tịch thu trước rồi sẽ trả lại sau, được áp dụng ngay xuống hàng con cháu, người thân).

Tại Pháp, cơ quan chuyên biệt về truy lùng và thu hồi TSPP AGRASC (Agence de Gestion et de Recouvrement des Avoirs Saisis et Confisqués) bắt đầu hoạt động vào Tháng 2, 2011, được hình thành từ đạo luật 2010-768 ngày 9 Tháng 7, 2010, và được quy định bởi điều R54-1 của Bộ Luật Hình Sự.

AGRASC được nổi tiếng qua vụ niêm phong và tịch thu TSPP trị giá hàng chục triệu Euros (bán đấu giá 11 chiếc xe hạng sang trị giá hơn 10 triệu Euro, các bức tranh họa sĩ nổi tiếng, chai rượu đỏ nổi tiếng Petrus) của đương kim Phó Tổng Thống Teodorin Obiang của Equatorial Guinea tại Pháp.

Hiện Teodorin Obiang đang phải ra tòa tại Pháp về tội tham nhũng. AGRASC đã niêm phong 200 căn phòng, biệt thự năm 2011, con số này lên đến 730 vào năm 2015, thu hồi 246 triệu Euros (2011), 457 triệu (2014), 471 triệu (11 thàng đầu 2016) phần TSPP các thành phần tội ác. Hơn 1730 trương mục ngân hàng bị niêm phong trong năm 2015.

Sau 6 năm hoạt động, AGRASC đã thụ lý hơn 40.000 hồ sơ tội ác, niêm phong và thu hồi hơn 2,5 tỷ Euros ngoài hình sự. Dựa trên nguyên tắc NCB của Công Ước LHQ Chống Tham Nhũng.

Tại Anh, sau hơn 8 năm hoạt động, cơ quan chuyên biệt SOCA (Serious Organized Crime Agency) đã chấm dứt nhiệm vụ vào tháng 10, 2013 và được thay thế bằng một cơ quan cấp quốc gia với tầm vóc quy mô hơn bao gồm nhiều nhiệm vụ chống tội ác có tổ chức (buôn người, buôn á phiện, buôn lậu, rửa tiền, tài sản phi pháp, tội ác trên mạng ..) NCA (National Crime Agency).

Cơ quan NCA có khả năng phối hợp với các cơ quan cùng sứ mạng tại Tây Phương nhằm truy lùng, niêm phong, thu hồi TSPP trên khắp thế giới, tại các quốc gia đã ký vào Công Ước Chống Tham Nhũng và chấp nhận sự tương trợ về mặt pháp lý (MLA Mutual Legal Assistance). Trong năm 2015, NCA thụ lý 2137 hồ sơ và thu hồi hơn 67 triệu Anh Kim.

Tại Úc, Canada, Đức, các quốc gia này cũng đều hình thành các cơ quan chuyên biệt nhằm chống tội ác có tổ chức và truy lùng TSPP, theo tinh thần Chương V của Công Ước LHQ Chống Tham Nhũng.

Nói chung, tất cả các yếu tố cần thiết đều đã có đủ nhằm có thể tiến hành một cách hiệu quả các biện pháp trừng phạt ngoài hình sự: 1) Các đạo luật quốc gia, Công Ước LHQ Chống Tham Nhũng; 2) Những nguyên tắc căn bản thuận lợi cho sự khả thi; 3) Mức nhận thức cao của dư luận về nhu cầu thu hồi TSPP; 4) Sự hình thành các cơ quan chuyên biệt về truy lùng và thu hồi; 5) Các trường hợp truy lùng và thu hồi TSPP ngày càng nhiều và mức thành công ngày càng cao hơn.

Đạo luật Magnitsky được hình thành trong bối cảnh thuận lợi này và sẽ được triệt để khai dụng bởi các thành phần dân chủ trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam để tạo áp lực trừng phạt mạnh mẽ lên các thành phần lãnh đạo độc tài, vì đánh vào quyền lợi thiết thực của họ, phần TSPP mà họ tóm thu được qua các hoạt động tội ác.

IV- TINH THẦN ĐẠO LUẬT GLOBAL MAGNITSKY

Đạo luật Global Magnitsky cho phép chính phủ Hoa Kỳ đóng băng tài sản và cấm visa nhập cảnh vào Hoa Kỳ, đối với những thủ phạm trách nhiệm hay tổ chức trên toàn thế giới vi phạm nhân quyền một cách rõ rệt.

Đạo luật này là hình thức mở rộng của luật Magnitsky 2012, áp dụng riêng cho Nga. Tên chính thức là Đạo Luật Russia and Moldova Jackson-Vanik Repeal and Sergei Magnitsky Rule of Law Accountability Act of 2012 Cả hai đều được đặt tên người luật sư Nga Sergei Magnitsky, đã bị tra tấn dã man và chết trong tù tại Nga ngày 16 Tháng 9, 2009, sau gần một năm bị cầm tù.

JPEG - 31.2 kb
Luật sư Magnitsky

Luật sư Magnitsky đã khám phá và điều tra một vụ trốn thuế rộng lớn dính tới nhiều viên chức cao cấp Nga trong vòng đai Putin. Năm 2013, tổ chức ICIJ (International Consortium of Investigative Journalists), đã thu thập được bằng chứng về ít nhất 23 công ty liên hệ đến vụ trốn thuế 230 triệu MK qua 2 công ty bình phong tại thiên đường thuế khóa. Magnitsky bị bắt vào Tháng 11, 2008, bị giam trong những điều kiện rất dã man, bị tra tấn, không cho thăm nuôi. Magnitsky bị sỏi trong mật, viêm gan, sưng túi mật khi ở trong tù.


Gần đây nhất vào ngày 1 Tháng 2, 2016, Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ đã cho thêm 5 tên nữa vào danh sách bị trừng phạt được gọi là “Magnitsky list “, một danh sách đã gồm hơn 60 tên viên chức Nga: Alexei Anichin, cựu thứ trưởng nội vụ, và giám đốc Ủy Ban điều tra của Bộ Nội Vụ Nga, Yevgeny Antonov, Boris Kibis, 2 nhân viên điều tra liên hệ đến LS Magnitsky, Pavel Lapshov, trưởng văn phòng điều tra thuộc Bộ Nội Vụ Nga and Oleg Urzhumtsev. Và không công bố bất cứ một chi tiết nào khác về 5 cá nhân bị trừng phạt này. Năm cá nhân này (gia đình), bị cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ và tài sản (trương mục ngân hàng, nhà cửa, cổ phần,…) bị niêm phong.

Trước đó, vào ngày 20 Tháng 5, 2014, gần 5 năm sau khi LS Magnitsky chết trong tù, Bộ Ngân Khố cho thêm tên 12 viên chức Nga vào Magnitsky list (Igor Alisov, Alexandra Gaus, Vyacheslav Khlebnikov, Dmitry Klyuyev, Dmitry Kratov, Andrei Krechetkov, Larisa Litvinova, Viktor Markelov, Vladlen Stepanov, Umar Shugaipov, Fikret Tagiyev, và Musa Vakhayev).

Các biện pháp trừng phạt có thể không công bằng thực sự đối với những tội ác như tra tấn và giết người, “nhưng cho thấy thủ phạm trách nhiệm không còn có thể ung dung hạ cánh an toàn sau khi đã ra lệnh đàn áp, giết người, để hưởng thụ TSPP khổng lồ, thường được che giấu tại các quốc gia Tây Phương”, ông William Browder, người vận động cho đạo luật, bạn bè và đồng nghiệp của LS Magnitsky, đã nói với Committee Protection of Journalists trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2014.

Đi sâu vào nội dung của Đạo Luật Magnitsky Trách Nhiệm về Nhân Quyền trên Toàn cầu, cho thấy Luật này cho phép Tổng thống Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt liên hệ đến nhập cảnh và tài sản đối với bất kỳ người nước ngoài (hoặc tổ chức) nào mà:

    – trách nhiệm về những vụ giết người ngoài vòng pháp luật, tra tấn, hoặc những vi phạm thô bạo khác về quyền con người được quốc tế công nhận, đối với cá nhân ở bất kỳ nước đang tìm cách công bố các hoạt động bất hợp pháp được tiến hành bởi các quan chức chính phủ, hoặc để đạt được, thực thi hay quảng bá nhân quyền và các quyền tự do;

Hiện nay tình trạng đàn áp, đối xử, tra tấn dã man, xử dụng đầu gấu bạo hành các thành phần dân chủ hay người dân bình thường xảy ra thường xuyên và trải rộng tại Việt Nam. Hàng ngàn người bị bắt cầm tù, đối xử, tra tấn dã man, nhiều người bị đánh chết ngay khi còn trong đồn công an, hay tại nơi tạm giam.

JPEG - 17.5 kb

Bản Tường Trình Shadow Report 2016 về Các Hành Vi Bạo Hành Tra Tấn tại Việt Nam đã được gởi tới Ủy Ban Chống Tra Tấn LHQ tại Geneva và chính giới Liên Âu do Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam (Cosunam), Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn CS tại Hòa Lan, Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức với sự hỗ trợ của Việt Tân, đã nêu lên 7 trường hợp tra tấn, giết người điển hình (Trần Minh Nhật, Trần Thị Thúy, Nguyễn Xuân Quyền, Đỗ Đăng Dư, Lai Thị Thu, Nguyễn Hữu Thâu, Đỗ Văn Bình).

Những dữ kiện này sẽ được xử dụng cho phần hồ sơ vận động áp dụng đạo luật Magnitsky tại Việt Nam nhằm trừng phạt các thành phần lãnh đạo trách nhiệm các vụ tra tấn, giết người, bạo hành, tham nhũng, biển thủ công qũy quốc gia.

    – hành động nhân danh nhân viên hoặc đại diện cho một người nước ngoài cho những hoạt động này;

    – là một viên chức chính phủ hoặc giới chức cấp cao của những người trách nhiệm, hoặc đồng lõa, ra lệnh hoặc nếu không trực tiếp chỉ đạo những hành vi tham nhũng đáng kể, bao gồm cả việc trưng thu tài sản tư nhân hoặc công cộng cho lợi ích cá nhân, tham nhũng liên quan đến các hợp đồng của chính phủ hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên, hối lộ, hoặc tạo thuận lợi hay chuyển khuôn khổ tham nhũng qua quyền hạn pháp lý nước ngoài; hoặc là

Các cán bộ lãnh đạo Bộ Công An, Cục Bảo Vệ Chính Trị, Tổng Cục An Ninh, đã nhận chỉ thị từ Bộ Chính Trị, Tổng Bí Thư Đảng CSVN gia tăng mức độ đàn áp, ngay vào thời điểm Tháng 1, 2017, nhằm đảm bảo an ninh chính trị cho đảng CSVN. Đây là những thành phần lãnh đạo cần phải cho vào danh sách Magnitsky List – Viet Nam. Hiện nay, nhiều lãnh đạo cao cấp nhất của đảng CSVN đang tại chức hay đã về hưu (NguyễnTấn Dũng, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Đại Quang,…) đều đã chuyển tiền qua Hoa Kỳ qua trung gian bên ngoài hay thân nhân để lo phần hạ cánh an toàn.

    đã hỗ trợ về mặt vật chất hoặc cung cấp tài chính, vật liệu hoặc hỗ trợ kỹ thuật, hoặc cung cấp hàng hoá, dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động như vậy.

    Thẩm quyền ngăn chặn và cấm các giao dịch về bất động sản và lợi nhuận của tài sản sẽ không bao gồm thẩm quyền áp đặt lệnh trừng phạt đối với việc nhập khẩu hàng hoá (bất kỳ phẩm vật nào, nhân tạo và tự nhiên, vật liệu, phẩm vật cung cấp hoặc chế hóa, bao gồm các thiết bị kiểm tra và thử nghiệm, ngoại trừ các dữ kiện kỹ thuật).

    Tổng Thống, sau khi nhận được đệ trình từ vị Chủ Tịch và một thành viên cao cấp của một trong các Ủy Ban Quốc Hội liên hệ đối với việc một người nước ngoài đã tham gia vào một hoạt động nào trái phép, phải:

    xác định xem người đó đã tham gia vào một hoạt động đó; và

    báo cáo với Chủ tịch và thành viên cao cấp đó xem Tổng Thống có áp đặt hay dự trù áp đặt các biện pháp trừng phạt thích nghi đối với người đó hay không…

    Trừng phạt sẽ không được áp dụng cho một cá nhân như là một biện pháp cần thiết cho việc thực thi pháp luật, hoặc để tuân thủ Hiệp Ước giữa Liên Hợp Quốc và Hoa Kỳ liên hệ đến trụ sở của Liên Hợp Quốc hoặc các nghĩa vụ quốc tế khác có hiệu lực đối với Hoa Kỳ.

    Tổng thống có thể chấm dứt trừng phạt theo các điều kiện quy định

    Phụ Tá Ngoại trưởng đặc trách về Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động có thể gửi đến Bộ Ngoại giao tên những người nước ngoài hội đủ tiêu chuẩn để trừng phạt.

    (Sec. 4) Tổng Thống sẽ báo cáo với Quốc hội hàng năm liên quan đến mỗi người nước ngoài bị trừng phạt, các biện pháp trừng phạt, và lý do cho sự chế tài này.

V- NHỮNG VIỆC CẦN LÀM ĐỂ KHAI DỤNG ĐẠO LUẬT GLOBAL MAGNITSKY

CSVN đã ký vào Công Ước Chống Tra Tấn (phê chuẩn 5/2/2015 nhưng không ký vào phụ bản công ước Opcat) và Công Ước Chống Tham Nhũng (phê chuẩn 19/8/2009, nhưng không ký vào Statute de Rome), để ngăn chặn việc các cán bộ tham nhũng, trách nhiệm các vụ tra tấn, giết người của đảng CSVN bị đem ra xử trước các Tòa Án quốc tế.

Đạo Luật Global Magnitsky cho phép trừng phát các thành phần thủ phạm trong guồng máy cao cấp CSVN mà không cần phải trải qua một tiến trình làm hồ sơ phức tạp và lâu dài về mặt pháp lý hình sự.

1- Thu thập các dữ kiện về các hành vi tra tấn, bạo hành, giết người

Kêu gọi người dân trong nước, các nạn nhân ghi nhận càng chi tiết càng tốt qua hình ảnh, dữ kiện các thủ phạm trách nhiệm (tên tuổi, địa chỉ, nơi làm việc, chức vị, các hành vi bạo hành, giết người, giấy chứng thương, thu hình các vết thương…).

Các dữ kiện cần tường trình theo mẫu Istanbul Protocol (xem phụ bản)
https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=IND&mtdsg_no=IV-9&chapter=4&clang=_en

2- Thu thập các dữ kiện về các hành vi tham nhũng, biển thủ công qũy, sang đoạt tài sản của người khác

Kêu gọi dân chúng trong nước, các thành phần đảng viên, cán bộ CSVN cung cấp các chi tiết về thủ phạm, cán bộ trách nhiệm các vụ biển thủ công qũy, ăn chặn công trình xây dựng, cướp đoạt phi pháp tài sản của người khác với các chi tiết về tên tuổi, chức vụ trong guồng máy nhà nước, trách nhiệm trong đảng, địa chỉ, chi tiết về sự vụ tham nhũng, biển thủ công qũy, sang đoạt tài sản của người khác.

Đặc biệt các dữ kiện liên quan đến các vụ tham nhũng lớn gần đây (Formosa, Vinashin,…) https://www.unodc.org/unodc/en/treaties/CAC/signatories.html

JPEG - 82.1 kb
Biệt thự của nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền.

3- Xây các phương tiện mạng an toàn để các nạn nhân, chứng nhân đệ nạp dữ kiện

Một phương tiện mạng sẽ được công báo trong thời ngắn tới để giúp các nạn nhân, chứng nhân, có thể đệ nạp một cách vô danh, an toàn, các dữ kiện liên hệ đến các thủ phạm và hành vi tra tấn, giết người, tham nhũng, biển thủ công qũy, sang đoạt tài sản của người khác. Những dữ kiện đệ nạp sẽ không xuất hiện cho đến khi nào được kiểm chứng và thành hồ sơ cho Đạo Luật Magnitsky.

4- Làm hồ sơ các thủ phạm thuộc thành phần lãnh đạo đảng CSVN cần trừng phạt theo tinh thần đạo luật Magnitsky

Sau khi nhận được các dữ kiện, lọc và kiểm lại, sẽ thành lập hồ sơ chính thức để trình hành pháp Hoa Kỳ với các đề nghị trừng phạt.

Hồ sơ có thể làm theo dạng dưới đây bằng tiếng Anh và gởi đến cho Phụ Tá Ngoại trưởng đặc trách về Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (3)

5- Phổ biến các tin tức đều đặn về tình trạng Tra Tấn, Bạo Hành, Tham Nhũng tại Việt Nam

Phổ biến tài liệu, Shadow Report đến các chính giới, báo giới, NGO về Nhân Quyền, Chống Tham Nhũng.

VI- KẾT LUẬN

Hiện nay tất cả các yếu tố cần thiết để tiến hành việc trừng phạt ngoài hình sự, các thành phần lãnh đạo CSVN, thủ phạm qua việc ra lệnh đàn áp, giết người, tham nhũng, biển thủ của công đều đã hội tụ. Việc kêu gọi các nạn nhân, chứng nhân trong nước cung cấp dữ kiện, kiểm chứng, sắp xếp thành hồ sơ cho Đạo Luật Magnitsky, đều nằm trong tầm tay các lực lượng dân tộc dân chủ. Việc khai dụng Đạo Luật Magnitsky đúng mức sẽ giúp tạo áp lực thật lên lãnh đạo đảng CSVN vì đánh vào quyền lợi thiết thực của họ. Những hồ sơ này sẽ được bổ túc, cập nhật và xử dụng khi đất nước xoay chuyển.

Để đòi lại công lý thật sự cho các nạn nhân tại Việt Nam vừa về mặt hình sự, đối với các thủ phạm dù họ ở bất cứ nơi nào trên thế giới, vừa về mặt ngoài hình sự, nhằm thu hồi các TSPP che giấu tại hải ngoại hay trong đất nước Việt Nam, nhằm bồi thường cho các nạn nhân và đóng góp vào công cuộc canh tân Việt Nam.

– – –

Chú Thích:

(1)- Global Magnitsky Human Rights Accountability Act
(Sec. 3) This bill authorizes the President to impose U.S. entry and property sanctions against any foreign person (or entity) who:

    • is responsible for extrajudicial killings, torture, or other gross violations of internationally recognized human rights committed against individuals in any foreign country seeking to expose illegal activity carried out by government officials, or to obtain, exercise, or promote human rights and freedoms;
    • acted as an agent of or on behalf of a foreign person in such activities;
    • is a government official or senior associate of such official responsible for, or complicit in, ordering or otherwise directing acts of significant corruption, including the expropriation of private or public assets for personal gain, corruption related to government contracts or the extraction of natural resources, bribery, or the facilitation or transfer of the proceeds of corruption to foreign jurisdictions; or
    has materially assisted or provided financial, material, or technological support for, or goods or services in support of, such activities.

(2)- «We must work together to ensure that corrupt officials do not retain the illicit proceeds of their corruption. There is no gentle way to say it: When kleptocrats loot their nations’ treasuries, steal natural ressources, and embezzle development aid, they condemn their nations’ children to starvation and disease. In the face of this manifest injustice, asset recovery is a global imperative» – US Attorney General Eric Holder, Global Forum IV, Doha, November 2009

3-Hồ sơ tố cáo gửi Bọ Ngoại giao Hoa Kỳ:

Though “model” complaint forms for communications are available online, the petition does not have to be drafted in any particular way – an ordinary letter is sufficient. However, only petitions formulated in one of the UN official languages (Chinese, Russian, Arabic, English, French and Spanish) will be accepted. The petition must be in writing and signed, and include at least the following:

– Indication of the treaty and provisions invoked, and the Committee addressed.
– Information on the complainant or the person submitting the communication on behalf of another person (name, date and place of birth, nationality, gender, profession, e-mail address and mailing address to be used for confidential communications, etc.).
– In what capacity is the communication submitted (victim, parent of the victim, another person)
– Name of the state concerned.
– Information and description about the alleged perpetrator(s) of the violation(s).
– Description of the alleged violation(s).
– Description of the action taken to exhaust domestic remedies. If they have not been exhausted, explanation of why this has not happened.
– Action taken to apply to other international procedures (if any).
– Signature of the author, and date.
– Supporting documentation (copies), such as the authorisation to act for another person, decisions of domestic courts and authorities on the claim, the relevant national legislation, any document or evidence that substantiates the facts, etc.
– If this documentation does not exist in one of the official languages of the United Nations Committee secretariat, it will speed up the examination of the complaint to have them translated beforehand.

Communications to CCPR, the Committee against Torture (CAT), CERD, CRDP and CEDAW should be sent to the following address:

Petitions and Inquiries Section
Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights
United Nations Office in Geneva 1211 Geneva 10, Switzerland
Fax: +44 22 917 90 22 (for urgent complaints)
E-mail: petitions@ohchr.org

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.