Khi Bộ Trưởng Công An Lê Hồng Anh Muốn Làm Bí Thư Sài Gòn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vụ tham nhũng PCI đã dẫn đến hậu quả bất ngờ đối với Bộ chính trị Cộng sản Việt Nam là chính phủ Nhật cúp viện trợ ODA năm 2009 cho đến khi nào Hà Nội giải quyết hợp lý vụ đảng ủy Sài Gòn đã tham ô lên đến 2,5 triệu Mỹ Kim trong việc xây cất xa lộ Đông Tây thành phố Sài Gòn từ quỹ ODA của Nhật. Điều bất ngờ đối với cả ông Nông Đức Mạnh lẫn ông Nguyễn Tấn Dũng là chính phủ Nhật, qua áp lực từ cựu Thủ Tướng Junichiro Koizumi và Cựu Thủ Tướng Shinzo Abe (là hai Thủ Tướng dồn nhiều viện trợ ODA cho Cộng sản Việt Nam từ 2004 -2007) là phải cách chức toàn bộ lãnh đạo Thành ủy Sài Gòn. Thành ủy Sài Gòn hiện do 5 người cầm chịch: Lê Thanh Hải, Ủy viên đứng hàng thứ 10 trong số 14 Ủy viên Bộ chính trị, hiện là Bí thư Thành ủy Sài Gòn; Lê Hồng Quân, Ủy viên Trung ương đảng khóa X, hiện là Phó bí thư thành Ủy kiêm Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố; Huỳnh Thị Nhân, Ủy viên Trung ương đảng khóa X, cựu Thứ trưởng bộ thương binh xã hội vừa được Bộ chính trị điều động về làm Phó bí thư thành ủy Sài Gòn vào ngày 11 tháng 12 năm 2008 sau khi vụ tham nhũng PCI bùng nổ; Nguyễn Văn Đua, Phó bí thư thường trực Thành Ủy; và Bà Phạm Phương Thảo, Phó bí thư Thành uỷ kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố.

Những áp lực của chính phủ Nhật đã khiến cho Bộ chính trị CSVN phải họp liên tiếp nhiều lần trong tháng 11 và đầu tháng 12 với hai mục tiêu: Thứ nhất là tìm biện pháp thay đổi nhân sự tại Thành ủy Sài gòn để sớm làm hài lòng Nhật Bản hầu nhận lại số viện trợ ODA năm 2009 lên đến hơn 1 tỷ Mỹ Kim. Thứ hai là thảo luận về nội dung họp Hội nghị trung ương đảng lần thú 9 vào trung tuần tháng 1 năm 2009. Việc bà Huỳnh Thị Nhân, Ủy viên trung ương đảng khóa X, đang làm Thứ trưởng thường trực Bộ lao động thương binh từ năm 2006, được Bộ chính trị – qua sự sắp xếp của ông Hồ Việt Đức, Ủy viên bộ chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đảng – điều động về làm Phó bí thư Thành ủy Sài Gòn vào ngày 11 tháng 12 năm 2008, đã làm cho dư luận suy diễn rằng bà Nhân đang chuẩn bị để thế ông Lê Thanh Hải. Trên thực tế, bà Nhân còn đứng sau ông Lê Hồng Quân, Ủy viên Trung ương, đang làm phó bí thư kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố nên khó có thể vọt lên thay thế ông Lê Thanh Hải. Tuy nhiên, nếu Bộ chính trị muốn đưa bà Nhân lên thay ông Lê Thanh Hải thì phải có thêm những chuẩn bị nữa – sẽ bàn ở phần sau.

JPEG - 52.2 kb

Hiện nay, nhân sự có nhiều xác xuất lên thay ông Lê Thanh Hải là đại tướng công an Lê Hồng Anh. Đây là điều bất ngờ đối với dư luận bên ngoài, nhưng lại là kết quả của những cuộc mặc cả bên trong Bộ chính trị khi mà cả hai phe Nông Đức Mạnh và phe Nguyễn Tấn Dũng bất phân thắng bại trong việc tranh giành nhân sự để đoạt chức bí thư Sài Gòn. Phe Nguyễn Tấn Dũng tìm mọi cách giữ Lê Thanh Hải không từ chức Bí thư Thành ủy để chứng minh với dư luận rằng Thành ủy không bị áp lực của chính phủ Nhật, và cũng muốn nâng đỡ ông Hải vừa mới lên làm Bí thư từ năm 2006 (thay thế ông Nguyễn Minh Triết được bầu làm Chủ tịch nước) với nhiệm kỳ còn kéo dài đến năm 2010. Hơn thế nữa, Lê Thanh Hải được coi là đàn em cật ruột của Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng nên không thể để mất Sài Gòn vào tay những thế lực khác. Trong khi đó, phe Nông Đức Mạnh không muốn uy thế của ông Dũng và ông Sang quá mạnh tại Sài Gòn, đồng thời không thể mất nguồn ODA của Nhật trong năm 2009 vì sẽ ảnh hưởng đến những dự án đầu tư phát triển tại thành phố Hà Nội đang tiến hành, hiện đang phải ngưng như dự án xe điện ngầm và dự án thoát nước tại Hà Nội.

Phe ông Mạnh đã liên kết với ông Phạm Quang Nghị, Bí thư thành ủy Hà Nội, áp lực ông Lê Thanh Hải phải nhận trách nhiệm từ chức. Hiện có nhiều xác xuất là ông Lê Thanh Hải sẽ từ chức dưới hình thức hoán chuyển công tác ra Hà Nội đảm trách một công tác nào đó như kỳ ông Trương Tấn Sang bị cách chức Bí thư thành ủy Sài Gòn vào cuối thập niên 90 do vụ án tham nhũng Năm Cam. Thay thế ông Lê Thanh Hải không thể đôn nhân sự của Thành ủy Sài Gòn lên thế vì cả ông Lê Hồng Quân lẫn bà Huỳnh Thị Nhân, mặc dù đang là Phó bí thư nhưng chỉ mới là Ủy viên trung ương đảng. Trách vụ Bí thư Thành ủy Sài Gòn – thành phố lớn thứ hai sau Hà Nội – phải là một Ủy viên Bộ chính trị. Chính vì lý do này, Bộ chính trị phải đề cử người của Bộ chính trị về nắm Bí thư Thành ủy Sài Gòn hoặc là Bộ Chính trị phải đề nghị Trung ương đảng bầu bổ xung ông Lê Hoàng Quân hay bà Huỳnh Thị Nhân vào Bộ chính trị thì họ mới có thể thay thế ông Lê Thanh Hải.

Theo dư luận tại Hà Nội thì đại tướng Lê Hồng Anh đang vận động để Bộ chính trị phân công về nắm Bí thư Thành ủy Sài Gòn. Ông Lê Hồng Anh – tuy làm Bộ trưởng Công an – nhưng không có gốc gác trong ngành công an, mà lên làm Bộ trưởng trong một trường hợp đặc biệt. Vào tháng 4 năm 2001, ông Lê Hồng Anh từ vị vị trí Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang đã được đề cử vào Bộ chính trị và phân công làm Trưởng ban kiểm tra Trung ương đảng khóa IX. Đến giữa năm 2002, Thượng tướng Lê Minh Hương, Bộ trưởng Bộ công an bị bệnh ung thư nên xin nghỉ và mất sau đó một năm, Bộ chính trị đã cử ông Lê Hồng Anh sang thay thế trách vụ Bộ trưởng công an. Đến ngày 9 tháng 1 năm 2005, Lê Hồng Anh mới được phong quân hàm Đại tướng công an. Trong quá trình hoạt động từ năm 1969 sau khi tham gia vào đảng Cộng sản Việt Nam, ông Lê Hồng Anh chưa có lần nào làm ’công an’ mà chỉ phụ trách công tác văn nghệ, dân vận và đảng đoàn tại tỉnh Kiên Giang. Từ năm 1996, ông Lê Hồng Anh mới được phân công làm bí thư tỉnh ủy Kiên Giang cho đến khi được bầu vào Bộ chính trị vào tháng 4 năm 2001. Do đó, ông Lê Hồng Anh làm Bộ trưởng công an chỉ là trên danh nghĩa, còn trong thực tế quyền lực của Bộ công an nằm trong tay Thượng Tướng Nguyễn Khánh Toàn và Thượng Tướng Nguyễn Văn Hưởng.

JPEG - 7.4 kb

Nếu ông Lê Hồng Anh được cử sang làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn thì người có nhiều triển vọng nắm ghế Bộ trưởng công an là ông Trương Hòa Bình, mới được phân công làm Chánh án tòa án tối cao từ ngày 25 tháng 7 năm 2007. Trước đó, ông Trương Hòa Bình là Thứ Trưởng Bộ công an với quân hàm Trung tướng từ năm 2006. Ông Trương Hòa Bình là cán bộ xuất thân ngành công an và từng làm Phó giám đốc công an Thành phố Sài Gòn, dưới thời Trương Tấn Sang làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn. Việc ông Lê Hồng Anh vận động để về làm Bí thư Sài gòn là ông ta không những muốn xây dựng một vương quốc riêng cho mình tại miền Nam sau nhiều năm hoạt động và lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, mà còn nuôi tham vọng trở thành chủ tịch nước vào năm 2011 sau khi ông Nguyễn Minh Triết về hưu. Ông Lê Hồng Anh đang muốn tẩy xóa màu sắc công an để bước ra thế giới bên ngoài với chức Chủ tịch nước, cho thấy là ông đại tướng công an đang chuẩn bị một tương lai khá xa cho mình từ vương quốc Sài Gòn.

Việc ông Lê Hồng Anh có làm Bí thư Thành ủy Sài gòn hay không, còn rất nhiều dấu hỏi lớn trong dư luận; nhưng điều thấy rõ là áp lực của chính phủ Nhật qua vụ tham nhũng PCI đang làm rúng động Bộ chính trị Cộng sản Việt Nam. Ông Mạnh sẽ phải chung quyết vấn đề nhân sự nói trên trong kỳ họp lần thứ 9 của Trung Ương đảng CSVN vào giữa tháng 1 năm 2009 tới đây, để còn kịp trả lời với Nhật về số phận của ông Lê Thanh Hải. Nếu ông Lê Hồng Anh được phân công làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn thì Bộ chính trị phải yêu cầu Trung ương đảng bầu bổ xung chánh án Trương Hòa Bình hay Tướng Nguyễn Khánh Toàn vào làm Ủy viên Bộ chính trị để được phân công làm Bộ trưởng công an. Còn nếu Bộ chính trị chọn bà Huỳnh Thị Nhân lên làm Bí thư thay ông Lê Thanh Hải thì cũng phải yêu cầu Trung ương đảng bầu bà Nhân làm Ủy viên Bộ chính trị. Từ đây cho đến ngày quyết định nói trên không còn bao lâu nữa, chắc chắn là các phe sẽ tìm cách khuynh loát lẫn nhau để nắm lấy những đặc quyền tại vương quốc Sài Gòn, sau khi ông Lê Thanh Hải ra đi. Chờ xem.

Trung Điền
Dec 23 2008

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.