Khi “lãnh đạo” …toàn là những “con lợn đội mũ phớt”

Các chóp bu đảng CSVN khóa 13.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngôn ngữ tuổi teen có nhiều cách gieo vần và hình ảnh so sánh ngộ nghĩnh đến tức cười. Hôm trước, người viết có chat với đứa cháu ở Long An về cách chống dịch ở nơi đang sống. Cháu tôi bảo “bọn chính phủ Việt Nam toàn lợn đội mũ phớt, cậu ạ.” Nói nặng hơn là toàn “lũ ngu mà tỏ ra nguy hiểm.” Nhưng người viết thì nghĩ rằng “chúng nó” không ngu, chúng chỉ không còn là con người nữa mà thôi. Xét cho cùng thì chỉ có dân mình ngu, nhược quá mà thôi.

Dân tình khắp nơi bức xúc với kiểu chống dịch cực đoan, ngu dốt, cách hành xử quá mức vô lương tâm của đám sai nha chỉ chực đi rình bắt người dân để phạt cho đủ chỉ tiêu. Chỉ thị mỗi phường, xã phải tìm bắt, hốt cho đủ người, phạt cho đủ chỉ tiêu. Không biết làm sao, đám quan chức CSVN có thể nghĩ ra những qui định quái đản vô lương đến thế mà làm được. Trước nay, chuyện bắt phạt giao thông, bắt phạt hành chính, án ma túy, hình sự… đều có chỉ tiêu theo doanh số theo từng tháng trong ngành công an thì ai cũng biết cả. Nhưng giờ mà có cả chỉ tiêu bắt phạt dân trong mùa dịch bệnh như thế này thì đúng là không tưởng tượng nổi sự khốn nạn, vô lương của đám viên chức CSVN.

Dân sinh thì khổ sở muôn trùng, đói khát cùng cực, ốm đau, chửa đẻ cũng không biết xoay xở ra làm sao. Xóm trọ nghèo có lúc chia nhau nửa gói mì còn không có. Giá cả ngoài siêu thị thì cao ngất trời, cái bắp cải bé xíu cả tiền trăm, trứng gà công nghiệp 50 – 80 ngàn Hồ tệ. Tiền thì cả phòng không ai còn một cắc. Xin gia đình ngoài Bắc bố mẹ già gửi cho ít tiền ăn cầm cự, đi ra cây ATM rút tiền mua đồ ăn thì bị đè nghiến ra cướp trắng nửa số tiền ăn của cả nhà.

Uất muốn trào máu mắt! Khốn nạn quá chừng. Nhưng hóa ra, việc bắt hốt, nhốt, phạt, cướp bóc đó đều có chỉ tiêu của từng phường, xã, phố xóm… từng ngóc ngách không chừa một chỗ nào. Tức là việc ăn cướp từng đồng tiền cuối cùng của dân cũng là đều là “ý đảng” cả. Ở xứ này, việc gì mà chẳng đều “quyền đảng, ý đảng” cả? Đảng lãnh đạo toàn diện xã hội mà.

Trên mạng xã hội, nhiều ý kiến của những vị bác sĩ, chuyên gia lâu năm tâm huyết với nghề đã phải đăng đàn nêu những bất cập, những rủi ro, những sai lầm trong cách phòng chống dịch cực đoan, ngu dốt của đám viên chức ngồi phòng lạnh, có lọc khử khuẩn, cách ly mọi nguồn bệnh, đọc báo cáo và ra chỉ thị trên trời khiến cho dân tình khổ sở. Thế mà, bao nhiêu ý kiến tốt, hay chẳng mảy may động tâm đến đám viên chức đó. Nói như các bạn trẻ: “bọn họ là lợn đội mũ phớt” thì đúng rồi. Nhưng người viết lại thấy mấy “bạn lợn” mà những đứa trẻ ở nhà hay xem cartoon dễ thương chứ đâu có khốn nạn như lũ ngợm đầu trâu mặt ngựa CSVN đâu.

Sinh phẩm, kit thử xét nghiệm, vaccine, vật tư y tế thì toàn đi xin “đế quốc, thực dân” viện trợ. Quĩ vaccine cũng “vận động” đi xin, đi cướp của dân từng đồng, khấu trừ thẳng vào lương của công nhân viên chức – “beg public for vaccine fund donation” – như báo chí thế giới phải bêu riếu, ngán ngẩm. Nhưng người dân, doanh nghiệp muốn tiêm thuốc Mỹ, thuốc Châu Âu thì phải đóng 1 – 2 triệu/người, muốn có một cái giấy xét nghiệm nhanh cũng mất từ 300 ngàn Hồ tệ tới 2 triệu tùy loại xét nghiệm. Xem ra, Bộ Y Tế đang là ngành “ăn nên làm ra” nhất thời buổi Covid-19!

Mấy ngày nay, báo chí “lề phải” cũng đã phải kêu toáng lên về “khả năng sụp đổ của hệ thống y tế TP. HCM” khi mà cái gì cũng thiếu. Từ máy thở, bác sĩ hồi sức, sinh phẩm, kit xét nghiệm… cái gì cũng thiếu. Dich bệnh suốt gần hai năm, chính phủ Việt Nam đã làm gì để chuẩn bị những tình huống ngày hôm nay? Trong khi đó, có lẽ không biết bao nhiêu chiến dịch, nghị quyết chính trị, bao nhiêu chương trình tuyên bố đao to búa lớn là Việt Nam sẽ sản xuất kit thử, xuất khẩu kit thử.

Nghe nói Vingroup cũng đã chuyển đổi những dây chuyền sản xuất để sản xuất máy thở và tặng cho chính quyền CSVN hàng ngàn máy thở từ năm ngoái. Thế mà số ca diễn biến nặng mới vài trăm ca mà cả hệ thống đã la làng là “nguy cơ sụp đổ.” Rõ ràng là những gì mà các Bộ, Sở Ngành tuyên bố đủ khả năng chống dịch chỉ là khoát lác.

Khi dịch bệnh mới chỉ ở bên kia biên giới, người viết đã cảnh báo về năng lực của hệ thống y tế Việt Nam dù có đội ngũ bác sĩ có tay nghề nhưng hạ tầng cơ sở y tế rất yếu, số giường bệnh thậm chí chỉ tương đương 15% Vũ Hán. Cả nước chỉ có gần 1000 máy thở phục vụ cho tất cả các loại bệnh cần hỗ trợ hồi sức tích cực. Ngay cả không có dịch thì cũng không đủ máy để phục vụ. Nếu chỉ cần 1000 ca nặng thì hệ thống y tế Việt Nam sẽ sụp đổ.

Trong khi đó, những báo chí “lề đảng” thì cố uốn ngòi bút theo luận điệu tuyên truyền khỏa lấp của chế độ và tấn công Việt Tân là phản động. Nhưng ngày từ lúc đại dịch Covid-19 bùng phát, bài viết phân tích đầu tiên về dịch Covid-19 đăng trên web Việt Tân vào ngày 14/2/2020, đã gọi đây là “thảm họa toàn cầu” trước cả WHO lên tiếng chính thức về cơn ôn dịch bắt nguồn từ người bạn vàng 4 Tốt Trung Quốc này.

Tất cả những cảnh báo về rủi ro lây nhiễm chéo trong các khu cách ly, bệnh viện, các trung tâm xét nghiệm CDC, sai lầm trong chính sách bắt nhốt hàng chục ngàn người F1 vào những trại tù giam lỏng, cũng như các biện pháp giãn cách xã hội kiểu “lấy thúng úp corona,” các phương thức thức lây nhiễm của chủng virus này và mức độ tác động mọi khía cạnh kinh tế xã hội của cơn ôn dịch này tới xã hội Việt Nam. Giá như hơn 800 tờ báo đảng có thể dự đoán và phân tích chính xác được một phần “tụi phản động” nói thì có lẽ Việt Nam giờ không “toang” đến thế đâu.

Hậu quả dẫn đến tình trạng tồi tệ hiện nay chính là lề thói lãnh đạo theo kiểu “dân chủ tập trung” của đám lãnh đạo “lợn đội mũ phớt.” Giờ đây, hàng triệu người trên mạng xã hội đang nguyền rủa “những tên lãnh đạo bất lực, tham quyền cố vị” không chịu thay đổi, không chịu cởi bỏ xiềng xích cho dân, không làm những việc thiết thực cho dân thì họ đúng là đám lợn xấu xí đội mũ phớt mà thôi.

Tân Phong

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.