Khi Ngàn Sau Nối Tiếp Nghìn Xưa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 99.7 kb

Nghe tin và thấy sinh viên biểu tình chống Trung Quốc lòng mừng trong cảm xúc tuổi trẻ ngàn sau đang tiếp nối hùng tâm đảm lược ngàn xưa. Phải bỏ qua nhiều sự kiện dù kéo dài… nửa thế kỷ cũng khó ghi dấu ấn lịch sử vì giá trị quá khiêm tốn của sự việc.

Chẳng có dấu ấn gì tốt để… thành lịch sử đáng nhớ, mà thành thứ lịch sử buồn rầu đáng quê!

Lời nói của sinh viên tràn trề lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm khiến không khỏi nhớ lại lời hịch tướng sĩ của Hưng đạo Vương Trần Quốc Tuấn: “…thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm…”

“Phải huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho ai nấy đều giỏi như Bàng Mông, mọi người đều tài như Hậu Nghệ, có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhại. Như thế chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng… Giặc Mông Thát với ta là kẻ thù không đội trời chung, mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, lại không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà xin đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc…”

Trong khi biểu tình chống Trung quốc “xăm lược hành chánh” mở đường cho “xăm lược quân sự”, giới trẻ Sàigòn đồng thời còn phải nhọc nhằn đòi lại các quyền công dân, quyền biết sự thật, quyền tham gia chánh sự, quyền thực thi trách nhiệm thời đại bị tước đoạt từ nửa thế kỷ dưới chánh quyền chỉ muốn lập trình sẵn, đúc con người thành khuôn phép chấp hành nghe lời… như khỉ làm xiếc!

Cảm xúc và cả cảm thương biết mấy khi đọc biểu ngữ của các giáo sư Trung Quốc trong biểu tình Thiên An Môn: “Quỳ gối lâu rồi nay phải duỗi chân cho thẳng!”

Người dân Trung Quốc nhân hậu bảo rằng học cao nhưng làm thầy giáo nghèo mới chân chính được. Chánh quyền Trung Quốc tàn bạo cán nát chính dân mình, không quan tâm ý dân TQ, thì dân VN chỉ là… dun dế lúc nào cũng “muốn… ngắt đầu chơi”, muốn “dạy cho một bài học”!

Sinh viên VN hầu như đã nhận ra chính mình phải tự quản trị cuộc sống của mình, và hầu như đã nói rõ: “Nghe lời cô chú, nghe lời Đảng lâu rồi, nhưng nay không thể nào… nghe tiếp!”

JPEG - 128.1 kb

Đất nước chỉ độc lập thật sự khi người VN cởi bỏ được tâm lý của kẻ thua cuộc, bại vong. Đảng CSVN mang tâm lý thua cuộc đó với Trung Quốc từ 1945 đến nay làm dân VN, Việt kiều, và nay sinh viên cũng bày tỏ thất vọng!

Lịch sử chứng minh khi Trung Quốc bị Mông cổ chiếm, thì VN đã thắng được Mông cổ Hốt Tất Liệt. Năm 1259, người Mông Cổ chiếm được miền Bắc Trung Hoa, Hốt Tất Liệt (cháu nội của Thành Cát Tư Hãn) lên ngôi Hoàng đế ở Trung Hoa. Sau này TQ còn bị Mãn Châu ô hợp chiếm, và mãn Châu đã sáp nhập hoà đồng về chánh trị song vẫn thấy có dị biệt lớn ở từng người TQ. Truy ngọn ngành thời Lục Quốc đến Mãn Thanh sẽ hiểu vì sao người Trung Quốc với nhau luôn xao động không yên!

Người Trung Hoa gốc Hán đã bỏ chạy sang VN và được VN dung nạp với lòng Khoan dung nhân bản, và cũng thán phục những con người khí khái đó, thà thất thổ vong gia không chịu cạo nửa đầu thần phục.

Sinh viên Sài gòn cần biết rõ lịch sử cộng đồng người Hoa ở miền Nam để không kỳ thị và giận cá… chém thớt!

VN là nước nhỏ, nhưng đã có một quá khứ đáng tự hào hơn lịch sử Trung Quốc khá nhiều. So vụ Thiên An Môn với Sài gòn thời Ông Diệm, Ông Thiệu thì VN quả tình thua hẳn TQ về… óc tàn bạo, phản dân hại nước. Sàigòn thời ông Thiệu đã tiếp kiến sinh viên nữ chúng tôi với đại yến và quân nhạc như tiếp quốc khách, khi sinh viên biểu tình chống chiến tranh đòi thương lượng hai miền. Còn Sài gòn nay, sinh viên nữ đã bật khóc hỏi chánh phủ CSVN rằng “sao bày tỏ lòng yêu nước mà công an ngăn chận?”

Sinh viên Sài gòn xưa biểu tình muốn ra trung tâm Sàigòn. Cảnh sát dã chiến và sinh viên đối mặt vẻ hầm hừ để… chụp hình, nhưng… nói nhỏ chỉ đủ cho nhau nghe: “Anh em tản qua đường kia mà đi… Đường này có lệnh chặn!” Vậy là, chỉ 15 phút sau trung tâm Sàigòn tràn ngập sinh viên!

Bây giờ sau khi biết rõ về CSVN, tôi không ân hận nhưng thật buồn không biết làm gì để vết thương quá sâu của CSVN tạo ra trên đất nước mau lành lặn, để sửa lỗi quá khứ CS lầm lạc này!

Sinh viên Sàigòn quá lý tưởng tuy không sai xét về ý tình dân tộc, nhưng không đúng với thực tế, không giúp VNCH thương lượng ở thế mạnh. Sự thất bại do CSVN quá dối trá nghiệt ngã, đã làm cho sinh viên chúng tôi đúng, nhưng lại rơi vào bi kịch thành là kẻ… góp phần làm ra số phận không may của miền Nam. Con đường thương lượng sinh viên từng mong muốn để nối liền đất nước bị phá vỡ, và mở đầu một cuộc ly tan mới cay đắng hơn. Cuộc ly hương chứ không phải chia cắt bằng con sông nhỏ Hiền Lương bơi sang được, mà cả một đại dương sóng to gió lớn chết chóc, chất chồng oan trái… Điều này cũng chứng minh người đúng và có viễn kiến biết rõ CSVN là ai, không thể có điều gì tốt lành cho đất nước, tiếc thay chính là những nhà chánh trị Mỹ và VNCH.

Tôi hờn trách CSVN, MTDTGPMN thiếu tình dân tộc đến tận đáy lòng, vì ngỡ ngàng, chua xót, đau đớn!

JPEG - 61.6 kb

Khi đi Sapa du lịch tôi bỏ tham quan thắng cảnh mua sắm, thuê xe riêng một mình đi thăm đền thờ Hưng đạo Vương và cây đa 300 năm tuổi chỉ để đốt một nén hương cho người anh hùng đất nước đáng tôn thờ, và cũng cả vì lòng tôi thấm đẫm lời hịch của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Từ cửa đền nhìn ra con sông làm biên giới, tiếp xúc dân chúng hai đầu cầu Hà Khẩu hiền hòa tôi chẳng hiểu TQ xua quân chiến tranh chết chóc “hai bên đều mất mát” làm gì?

Sang Campuchia, tỉnh kết nghĩa là Kompong Chnang ngay lúc cuộc chiến còn đang tiếp diễn, tôi đã nghẹn ngào cắm nén nhang ở nghĩa trang của lính bộ đội VN cả hai miền. Lên Lạng Sơn tôi cũng xin vào một nơi nào thờ tự để đốt một nén hương cho bộ đội VN, đa số là miền Bắc chết năm 1979, trong chiến tranh biên giới với Trung Hoa! Đấy là những cái chết để lại cho tôi lòng tri ân sâu sắc và nguyện cầu thành anh linh của dân tộc VN. Cuộc chiến này cũng có yếu tố Trung Quốc rất đậm nét!

Gia đình tôi không ngăn cản tôi điều gì, nhưng biết tôi ra tận mặt trận còn đang hành quân đánh quân Khmer đỏ, Mẹ tôi đã ngần ngại nói thôi thì đừng đi! Tôi an ủi là không sao, có chết cũng chết sau nhiều người lắm! Tiểu đoàn Tây Đô con em tỉnh mình đang ở hết bên đó, đi thăm mới phải hơn chứ!

Đêm Kompong Chnang, bên bờ Biển Hồ, ngồi nhìn Trăng dịu dàng soi đáy nước, cá ăn mồi quẩy sóng, nói chuyện chiến tranh với lính biên cương, đã thành một kỷ niệm khó quên. Tôi mang lòng thương bộ đội trong áo lính, mang nhiệm vụ nặng nề nhất, mà gương mặt thì vương nét ngây thơ đến nao lòng xót xa! Tôi mang câu hỏi vì sao một quốc gia Phật giáo, giáo lý từ bi không cho giết con sâu cái kiến, vậy vì lẻ gì mà Pol Pot giết người nhiều đến vậy, cho tận bây giờ câu trả lời nào cũng chưa thoả đáng.

Tôi nhớ nhất là hai nấm mộ bộ đội VN bị xử tử hình vì cướp bóc dân Campuchia. Đành phải là như vậy, nhưng sao nay tham nhũng chưa được “xử nghiêm” như thế? Sao lòng tôi còn nhiều dấu hỏi đến thế này chứ!

Tôi còn duy nhất một mục tiêu, là đến chốn địa linh ngồi lại bên dòng sông Hát nơi ngàn xưa Hai Bà Trưng tự trầm, để vọng tưởng cội nguồn tổ quốc, thăm đền Hai Bà cho trọn nghĩa kẻ hậu sinh! Công cuộc về nguồn lịch sử của riêng tôi sẽ đủ đầy gương sáng danh nhân, trọn ý tình dân tộc và cả diện mạo non sông gấm vóc.

Tôi có nhiều khúc mắc với ông Lê Duẩn vì không tán thành cuộc chiến vào Nam, nhưng tôi tán thành ông trong chiến tranh phía Bắc và ghi đúng Trung Quốc là thế lực thù địch trong luật pháp VN.

Từ 1975 đến 2007 đã có hai ba cuộc chiến, cái được tuyên bố cái không, và nhiều lần bắn giết ngư dân. Như vậy đã đủ để tuyên bố CSTQ là “thế lực thù địch” chưa? Quốc hội VN xem xét hay để sinh viên dân chúng xem xét?

JPEG - 159.6 kb

Tôi sẽ vui mừng nếu như sinh viên Sàigòn và chánh quyền CSVN có được sự phối hợp nhịp nhàng hành động theo lòng dân thay vì cản chân nhau. Lòng nhiệt thành của sinh viên sẽ được thêm sức mạnh.

Việt Kiều, phong trào dân chủ trong ngoài nước, và sinh viên VN sẽ nối vòng tay lớn cùng chung mục tiêu đòi Trung Quốc phải tuyên bố bỏ quyết định nói trên.

Quốc phá gia vong ai cũng có trách nhiệm, nhưng quả tình với chánh quyền CSVN không có tâm thức của “người tử tế”, khi “yên” chỉ lo ăn hưởng một mình độc tài độc đoán với dân, và khi “biến” thì kêu gọi nọ kia. Không thể để tiếp tục lợi dụng lòng yêu nước và đùn đẩy trách nhiệm. Không thể kêu gọi đoàn kết chung chung mà phải có sự hành động chung nhưng minh bạch theo kiểu “đánh chung, đi riêng” của Việt Minh và CS thời 1945-1954 xa xưa!

Biện pháp thí dụ là VN và VK đều cùng tẩy chay hàng Trung Quốc khắp thế giới, trong nước vận động đóng cửa có thời hạn các chợ biên giới như chợ Lạng Sơn… không du lịch, không tham gia sự kiện thể thao 2008, Kiến nghị với LHQ, ASEAN, phong trào không liên kết…. Kiểu gì, cách nào thì mỗi người thêm ý để chọn ra một số phương cách khả thi và thống nhất để có hiệu quả!

Quốc hội TQ cũng giống Quốc hội VN, chỉ là hợp thức hoá ý đồ của CSTQ để có tính pháp lý có tính toàn dân, mà thật ra chẳng có gì ngoài ý kiến riêng của một vài con người nắm hết quyền lực!

Bao nhiêu dân Trung Quốc biết rõ… biên giới mình là đâu?

Trần Thị Hồng Sương
(Cần Thơ)

****

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.