Khôn ranh chả lọ thật thà

Chính quyền Sài Gòn trả lư hương trước tượng Đức Thánh Trần về vị trí cũ trong đêm 16/3/2022 sau 3 năm bị di dời đi nơi khác. Ảnh: Báo Tinh Hoa
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tôi rất ghét (rất ghét chứ không phải ghét nhất bởi xứ ni còn nhiều thứ đáng ghét hơn) là cái thói loanh quanh bào chữa, giả dối, không dám tự nhận mình sai. Điều ấy thấy rõ ở đội ngũ cầm quyền. Thà cứ như chú em Triệu Quân Sự kia, trốn được thì trốn, không trốn được nữa thì để bắt, cứ cười tươi như hoa, chả thèm phân trần lý do lý trấu này nọ.

Chả hạn chuyện xảy ra ở thành phố Sài Gòn. Nhiều đời bộ máy từng cai trị đô thị này, cứ hứng lên là phá, bỏ, hủy, họ nhân danh đủ thứ bắt dân phải coi sự ấy là hợp lý. Sau một thời gian, kẻ hậu sinh kế nhiệm phải còng lưng giơ đầu ra sửa chữa, sửa sai, thậm chí làm lại y như cũ, bởi nếu cứ tồn tại sự “đổi mới” vậy thì chối quá, chưa kể dân chửi.

Vừa rồi những quan đương chức Saigapore đã thực hiện việc trả lại chiếc lư hương “thiêng” của Đức Trần Hưng Đạo nơi ngài đứng ven sông Sài Gòn. Dù họ ngượng, lặng lẽ khiêng về chỗ cũ trong đêm, nhưng thôi, cũng thông cảm. Họ cũng vừa quyết việc lập lại vòng xoay (bùng binh) Cây liễu trước trụ sở tòa thị chính (UBND TP) bởi bao năm qua bọn họ đã ngấm sự tai hại của việc coi thường phong thủy. Họ, cũng như đám cầm quyền ở một số đô thị khác, trong đó có Huế, đang tính đặt lại tên đường cho một số nhân vật lịch sử thời nhà Nguyễn có công với nước, mà vua Gia Long là ví dụ cụ thể…

Làm được những điều ấy, với người tử tế thì quá dễ, nhưng với họ là cực khó, nên cũng đáng được hoan nghênh. Những điều trên, xét cho cùng, là sự hối lỗi, sám hối, tỉnh thức, trở về với sự tử tế, đàng hoàng. Điều này họ không dám nói ra công khai, có lẽ sợ bị cấp trên đánh giá là suy thoái, diễn biến hòa bình. Giời ạ, mong các ông các bà cứ suy cứ diễn nhiều hơn, với chuyện lớn hơn, cho dân chúng được nhờ.1

Khó chịu nhất ở chỗ họ làm sai nhưng cứ vòng vo quanh quéo loanh quanh lý do lý trấu, đổ tại khách quan chứ không phải sự ngu dốt, ỷ mạnh làm càn của họ. Chẳng hạn cẩu lư hương Đức Thánh Trần đem đi chỗ khác là để chỉnh trang công viên Mê Linh, dời tượng Trần Nguyên Hãn để lấy chỗ thi công metro, dẹp bùng binh Cây liễu để có nơi làm dàn nhạc nước. Không có điều gì họ không cãi lấy cãi để, cãi lấy được. Không bao giờ họ chịu nhận sai, kể cả cái sai tè le ai cũng biết.

Những đổi thay vô lý vô tình, thậm chí vô học, những duy ý chí áp đặt thay đổi của phe thắng cuộc đã khiến lịch sử bị méo mó thảm hại. Không phải chỉ với những trường hợp nói trên, người đời thấy nhan nhản những trò tùy tiện, chẳng hạn ở Sài Gòn, sau khi giành phần thắng, người ta đã lập tức xóa tên đường Phan Thanh Giản đổi thành Điện Biên Phủ, Nguyễn Hoàng thành Trần Phú, Nguyễn Văn Thoại thành Lý Thường Kiệt, Lê Văn Duyệt thành Cách Mạng Tháng Tám, v.v..

Mở ra chút nữa, ở xứ này dưới sự cai trị của “cách mạng,” không có chỗ, dù trong sử sách hay trên đời thực (đường phố chẳng hạn) cho các vua chúa Nguyễn, cho Trần Thủ Độ (nhà Trần), cha con nhà vua Hồ Quý Ly, mấy cha con vua Mạc như Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh, Mạc Mậu Hợp, hay gần đây như Nguyễn Hữu Đang, Trần Đức Thảo, Trương Tửu, Phan Khôi, Trần Độ…

Trôi hơn hai phần ba thế kỷ dưới chế độ mới, gần đây họ mới cục cựa ọ ẹ nhìn nhận lại cái sai của mình, với trường hợp cha con vua nhà Mạc chẳng hạn. Đối với bên thắng cuộc đang nắm quyền, tất cả những ai dù có công với nước với dân nhưng họ ghét thì đều bị xem là xấu xa, phản động, cõng rắn cắn gà nhà, phản nước hại dân… Đó là cái thói chỉ luôn cho mình đúng, còn tất cả còn lại đều sai. Cộng sản có bao giờ sai, chỉ không đúng thôi.

Làm sai thì sửa. Cha ông tiền nhân làm sai thì con cháu sửa. Người trước làm sai mà không sửa, chưa sửa thì sau kẻ kế tiếp phải sửa. Sửa chậm sửa muộn cũng còn hơn không. Sửa, nhưng phải đàng hoàng, thừa nhận chính mình hoặc tiền nhiệm đã sai quấy, chứ đừng có loanh quanh, lý do lý trấu, nghe tức cười lắm.

Các cụ xưa bảo “khôn ranh chả lọ thật thà,” đừng để dân coi thường ngay cả khi làm được điều hơi tôn tốt.

Nguyễn Thông

Nguồn: Blog Nguyễn Thông

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”