Không nên im lặng trước việc tăng giá điện

Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN lại tăng giá điện 8,36% từ ngày 20/3/2019.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau quyết định tăng giá điện lên 8,36% từ ngày 26 Tháng Ba, nhiều người đã bị “sốc” vì số tiền điện phải trả đã tăng vọt so với tháng trước, nhiều hộ gia đình bị tăng gấp 3 – 5 lần.

Ngày 20 tháng Ba, Bộ Công Thương chính thức công bố quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân năm 2019 được điều chỉnh với mức giá mới là 1.864đồng/kWh, tăng 8,36% so với mức giá bán lẻ điện bình quân hiện hành (1.720,65 đồng/kWh). Đây cũng chính là lý do mà tiền điện của người dân tăng cao trong thời gian này.

Không chỉ vì giá điện tăng 8,36%, mà có một nguyên nhân khác là việc phân giá điện thành 6 bậc, hoàn toàn không hợp lý, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Theo nguyên tắc, giá bán lẻ điện bình quân thì ngành điện sẽ phân thành nhiều bậc. Phân cụ thể để khi tính toán toàn bộ sản lượng điện với tổng tiền thu được bằng mức quy định riêng cho từng bậc thang.

Nếu theo cách tính 6 bậc, tổng số tiền thu được, chia cho giá điện lớn hơn giá niêm yết cho từng bậc. Việc này chỉ có lợi cho doanh nghiệp mà thôi. Thật vậy, nếu tính 1 kWh điện tăng 8,36%/kWh (số điện) tức giá cơ sở thì việc tăng giá đó mới đúng với Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) tuyên bố.

Khi đó giá cơ sở của 1 kWh điện có giá 1.549 đồng thì: 1549 + (1.549 x 8,36/100)= 1.678 đồng (chỉ tăng 129đ/kWh – một trăm hai mươi chín đồng/số điện).

Sau đó các mức tiếp theo lấy 129 đồng cộng vào các mức cao hơn, nếu thử với mức 2.701 đồng sẽ tăng thành 2.701+129 = 2.830 đồng.

Còn thực tế đang tăng theo cách tính như sau:

Tăng 8,36% của 1.549 đồng thành 1.678 đồng

Tăng 8,36% của 1.600 đồng thành 1734 đồng

Tăng 8,36% của 2.701 đồng thành 2.970 đồng lớn hơn 2.830 đồng tận 140đ nữa.

Vậy chi chỉ riêng ở mức này người tiêu thụ đang bị mất 129+140 = 269đồng/kWh điện.

Nghĩa là nó không tăng giá 1 kWh điện mà nó tăng % của chính cái bậc giá khi sử dụng tăng cao kWh điện. Kiểu tăng này khiến thực tế giá điện đang tăng 74,43%(tăng bậc) + 8,63% (tăng cơ sở)

Đáng chú ý là lý do EVN phải bù lỗ cho việc chênh lệch tỷ giá từ 2017 đến nay lên đến hơn 6,5 nghìn tỷ đồng. Đây là con số rất hồ nghi do đầu vào của ngành điện hiện tại gần 40% là nhiệt điện than, còn lại là thủy điện và các năng lượng khác. Đây cũng là nhân tố dẫn đến việc tăng giá điện.

Tại sao tăng giá điện?

Có những nguyên nhân được nêu ra như sau:

1/ Đầu tư vào các dự án ngoài ngành bị thua lỗ triền miên. Tăng giá điện để bù lỗ là não trạng của các doanh nghiệp nhà nước.

2/ Vốn cố định của ngành điện không đủ đầu tư vào các dự án như: sân golf, hồ bơi, chung cư, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán… Vì đầu tư tràn lan như vậy, buộc EVN phải vay, mà vay thì phải trả lãi. Cho nên EVN phải tăng giá điện để lấy tiền trả lãi cho ngân hàng.

3/ Mỗi năm EVN bỏ ra từ 300-400 tỷ để in ấn khẩu hiệu, dựng áp phích, in tờ rơi… Tuyên truyền toàn dân ý thức tiết kiệm điện. Toàn bộ chi phí này được tính vào giá điện, do đó giá điện phải tăng.

4/ Giá điện tăng là do giá than đá tăng. Sau nhiều năm khai thác bán đổ, bán tháo than và quặng cho Trung Quốc. Nay ta phải nhập khẩu lại chính than của mình đã bán cho Trung Quốc với giá cao gấp 3 lần (nghĩa là, cũng số tiền này, trước kia ta bán đi 3 tấn thì bây giờ chỉ mua được 1 tấn.

5/ Giá điện, giá gaz, giá xăng, giá thuốc… tăng liên tu bất tận là do dân mình im lặng ngậm miệng chấp nhận. Nếu toàn dân xuống đường phản đối như dân Pháp vào ngày 1/12/2018, thì chắc không có chuyện tăng giá bừa bãi nữa.

Đương nhiên phía EVN đưa ra nhiều nguyên nhân để biện minh cho việc tăng giá; nhưng phải nói đến nguyên nhân căn bản chính là sự thụ động và im lặng của người tiêu thụ như những con bò sữa để cho các doanh nghiệp mặc tình thao túng.

Đã đến lúc những nguời tiêu thụ phải lên tiếng để buộc các công ty quốc doanh không thể khỏa lấp những lỗ lã do sai lầm quản lý bằng cách tăng giá điện, giá xăng một cách phi lý như hiện nay.

Quỳnh Hương

Youtube Việt Tân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.