Lao Động Và Lạm Phát

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 35.8 kb
Công nhân đình công.

Giới công nhân thợ thuyền ở Việt Nam đã đình công liên tiếp từ mấy năm qua, từ khi tỷ lệ lạm phát còn ở mức chịu đựng được, khoảng 6%, 7%. Nhưng hiện nay nhà nước cộng sản đã thú nhận tỷ lệ lạm phát lên tới 19% trong Tháng Hai 2008, người lao động nằm trong số người dân bị “đánh” đau nhất. Với đồng lương quá thấp, làm cách nào các gia đình công nhân có thể sống nổi khi thực phẩm tăng giá trên 25%? Ai có thể cho con đi học khi học phí các trường công lập cũng tăng vì nhà nước không cấp đủ ngân sách? Cho nên trong thời gian tới chúng ta sẽ thấy phong trào đình công ở Việt Nam còn tăng thêm nữa.

Ngày Thứ Hai vừa qua, hơn 20,000 công nhân ở Bến Lức, Long An, thuộc hãng Ching Luh của Ðài Loan đã đình công đòi tăng lương. Công ty chủ nhân chỉ cho công nhân tăng lương 20,000 đồng một tháng, trên đồng lương trung bình hơn 900,000 đồng. Tức là chủ nhân chỉ chịu tăng cho công nhân hơn 2% trong khi tỷ lệ lạm phát tăng 19% rồi! Do đó, các công nhân đòi lương bổng phải tăng 200,000, tức 21%. Ðòi hỏi 21% như vậy có phải là quá đáng so với tỷ lệ giá cả tăng 19% hay không?

JPEG - 45.4 kb

Chúng ta cần biết rằng người giàu và người nghèo chịu những tỷ lệ lạm phát khác nhau. Vì trong số chi tiêu của người lao động, phần lớn được chi vào các món thiết dụng như gạo củi, rau dưa, dầu đun bếp, xăng nhớt, mà những món này thì tăng với tỷ lệ cao hơn 19% rất nhiều. Trái lại, nhà giàu có thể chỉ chịu một khi tỷ lệ lạm phát thấp hơn 19% vì trong các món chi tiêu của họ chỉ có một phần nhỏ là cho thức ăn, di chuyển, vân vân, là những món tăng giá nhiều nhất. Người giàu có chi vào các tiện nghi nhà ở nhiều gấp nhiều lần số chi vào ăn uống. Nếu giá nhà đất xuống, tức là giá sinh hoạt của người đó sẽ được giảm theo!

Bắt chước các nhà kinh tế, xin lấy một thí dụ giản dị cho dễ hiểu.

Thí dụ có 2 người, anh Nghèo và anh Giàu, mỗi anh chỉ tiêu dùng hai món là “ăn” và “ở.” Anh Nghèo chi 70% lương vào việc ăn, 30% vào việc ở. Anh Giàu chi 10% lương vào thực phẩm, còn chỗ ở tốn hết 90%.

Nay giá thức ăn tăng 25% trong khi giá chỗ ở chỉ tăng 10%. Tính cho cả nước thì giá tất cả các món tăng lên 19% chẳng hạn. Nhưng đối với anh Nghèo thì giá sinh hoạt 2 món của anh tăng 20.5% (25% của 70% cộng với 10% của 30%, thành 20.5%). Còn tỷ lệ lạm phát cho gia đình anh Giàu chỉ tăng 11.5% (10% của 25% cộng 90% của 10%, thành 11.5%), tức là tỷ lệ lạm phát của anh Giàu chỉ bằng một nửa của anh Nghèo!

Chính vì người lao động nghèo nàn ở nước ta chịu đựng nạn lạm phát gay gắt quá cho nên họ mới đòi tăng lương liên tiếp trong mấy năm nay. Các cuộc đình công đã lan từ miền Nam ra miền Trung (hàng chục ngàn ở nhà máy KeyHinge, Ðà Nẵng), miền Bắc (hàng ngàn công nhân ở các xí nghiệp do nhà nước cộng sản làm chủ).

Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã làm tay sai cho tư bản ngoại quốc để bóc lột giới công nhân Việt Nam. Họ làm ra luật lao động, chiếm độc quyền lập công đoàn, nhưng để cho các nhà tư bản nước ngoài hưởng lợi trong lúc người lao động Việt Nam nhịn đói. Ðầu năm 2006, 40,000 công nhân đã đình công ở các khu chế xuất. Lý do họ đưa ra rất giản dị: Ðồng tiền Việt Nam sụt giá 15% mà lương bổng mà các công ty ngoại quốc trả cho các công nhân không hề tăng trong suốt 6 năm.

Tại sao như vậy là các chủ nhân ngoại quốc được lợi lớn? Thí dụ, một công nhân Việt Nam lãnh lương một triệu đồng; khi hối suất là 15,000 đồng Việt Nam lấy một đô la thì chủ nhân phải chi 67 đô la mới đổi được một triệu để trả lương. Khi tỷ giá ngoại tệ xuống 15%, người chủ không cần bỏ ra 67 đô la để đổi lấy một triệu đồng Việt Nam nữa! Chỉ cần 57 đô la cũng đủ trả lương một người thợ với số lương một triệu đồng như cũ!

Từ số lương bằng ngoại tệ là 67 đô la, tụt xuống chỉ còn 57 đô la, tính ra mỗi tháng các chủ nhân ngoại quốc tiết kiệm được 10 đô la đối với mỗi công nhân Việt Nam làm việc cho họ. Nếu họ thuê 10,000 công nhân, họ được lợi 100,000 đô la, chỉ trong 10 tháng họ để ra được một triệu đô la! Họ chia bao nhiêu cho các cán bộ công đoàn? Những cán bộ này dâng lên các cấp ủy trong tỉnh, thành phố, và trung ương bao nhiêu? Với những món bổng đó các cán bộ, đảng viên “đại biểu của giai cấp công nông” tha hồ phè phỡn.

JPEG - 33.8 kb

Trong khi đó, các công nhân nhìn thấy đồng lương mình lãnh về cứ mất dần giá trị vì lạm phát. Giá xăng lên tức là vé đi xe đò cũng lên, nếu còn có xe bus chạy cầm hơi trong lúc nhiều chủ xe đã cho xe nằm nghỉ vì không chịu nổi xăng lên giá. Khi giá di chuyển tăng, thì những món hàng chuyên chở trên xe đi phân phối cũng tăng lên theo: gạo củi, rau thịt, thép, phân bón, vân vân. Một sinh viên ở Thị Nghè mỗi sáng thường ăn 2,000 đồng xôi trước khi đi học. Bây giờ vật giá leo thang, vẫn hai ngàn đó chỉ mua được gói xôi lớn bằng phân nửa! Các bà nội trợ mỗi ngày “báo cáo” giá cả với gia đình mà rớt nước mắt! Tất cả là do chính sách kinh tế và tiền tệ của chính quyền cộng sản!

Các công nhân ở hãng Ching Luh tại Long An đã đòi tăng lương 20% thì cũng không bù lại được với đà giá sinh hoạt tăng mà họ phải chịu đựng. Khi các cán bộ công đoàn cộng sản thấy tình thế sôi nổi quá, đe dọa các công nhân cũng không nghe, họ đã phải xin các chủ nhân ông Ðài Loan tăng cho mỗi người thợ 100,000 đồng mỗi tháng, tính ta tăng chừng 10%, vẫn thấp bằng nửa tỷ lệ lạm phát. Chúng ta không ngạc nhiên khi những người lao động ở Long An không chấp nhận và tiếp tục đình công!

Hiện nay người lao động Việt Nam đã nhìn rõ đảng Cộng Sản đã phản bội giai cấp công nông, nhẫn tâm đi chạy mối cho các quan thầy tư bản ngoại quốc. Chỉ có một cách thoát khỏi cảnh bị bóc lột đó là công nhân Việt Nam phải tranh đấu lấy quyền tự lập các nghiệp đoàn, công đoàn.

Hiện nay, có những tổ chức của người Việt đang lo bảo vệ người lao động Việt Nam mà đồng bào ta có thể trông cậy được. Tổ chức Bảo Vệ Lao Ðộng đã xuất bản 3 số báo 2 trang khổ nhỏ, số đầu tiên phát hành cuối năm 2007. Trong số báo mới nhất, Tháng Tư năm 2008, báo này đã loan tin cuộc tranh đấu cho 1,300 công nhân Việt Nam ở Mã Lai Á thành công, do hai đoàn thể tư nhân của người Việt tại Mỹ đóng vai chủ động. Liên minh Bài Trừ Nạn Nô Lệ Mới Ở Á Châu (CAMSA) và Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển đã đứng ra kiện công ty Esquel của Hồng Kông trước tòa án Mã Lai và sau cùng công ty chủ nhân đã phải nhượng bộ.

Ðây là một chuyện nực cười: Người Việt ở Mỹ nhờ hệ thống pháp luật Mã Lai nên bảo vệ được quyền lợi của các công nhân Việt Nam xuất khẩu lao động bị chính quyền cộng sản bỏ rơi sau khi đem bán sức lao động của họ cho các nhà tư bản Hồng Kông!

Nhưng tờ báo Bảo Vệ Lao Ðộng loan báo tin mừng đó để khuyến khích giới công nhân Việt Nam tìm đường tranh đấu chứ không đưa tin trên để cốt chống Cộng!

Vì cũng trong số báo nhỏ bé đó, tờ Bảo Vệ Lao Ðộng đã đưa ra những trường hợp họ có thể giúp bảo vệ quyền lợi các công nhân ở Việt Nam, chứ không riêng gì những người đang làm việc ở Mã Lai Á.

Một trong ba trường hợp được nêu ra là khi các công nhân Việt Nam làm việc cho “các công ty ngoại quốc hoặc doanh nghiệp nhà nước làm hàng xuất khẩu.” Hai tổ chức của người Việt ở Mỹ có thể nộp đơn kiện tại một tòa án Mã Lai thì những tổ chức khác của người Việt sống ở Ba Lan, Úc, Pháp, Ðức, vân vân, cũng có thể can thiệp để bênh vực quyền lợi các công nhân Việt Nam làm việc cho các hãng ngoại quốc hoặc làm hàng xuất khẩu. Những người Việt sống tự do khắp thế giới đều có thể bảo vệ quyền lợi các công nhân Việt Nam, dùng hệ thống luật pháp và cơ chế thị trường ở các nước có tự do báo chí, tự do lập hội.

Thí dụ, 2 năm trước đây, 10,000 công nhân đình công tại nhà máy KeyHinge tại Ðà Nẵng. Nếu các bạn công nhân ở đây liên lạc được với các tổ chức của người Việt ở nước ngoài, họ có thể vận động đòi quyền lợi cho các bạn. Vì hãng KeyHinge sản xuất các món đồ cung cấp cho công ty McDonald ở Oak Brook, tiểu bang Illinoiis, nước Mỹ. Tất cả mọi người Việt ở Mỹ, Âu Châu, Úc Châu, nhất là các hiệp hội sinh viên, đều có thể vận động đòi hãng McDonald buộc công ty KeyHinge phải đối xử với các công nhân Việt Nam ít nhất cho đúng với phẩm giá con người.

Khi các sinh viên Việt Nam trưng bày bằng cớ trước mọi người rằng các công nhân nước ta ở Ðà Nẵng phải làm việc 10 đến 12 giờ một ngày và không được trả lương những giờ phụ trội, để cung cấp đồ chơi cho McDonald đem phát cho trẻ em khách hàng, thì cả thế giới văn minh sẽ nổi giận! Con người không thể đối xử với con người tàn tệ như vậy được! Chúng ta sẽ dễ dàng hô hào tẩy chay các cửa hàng ăn của McDonald! Báo chí thế giới sẽ thấy đây là một tin tức có giá trị nhân bản cần loan báo! Khi các bạn trẻ người nước khác nghe tin đó họ sẽ dễ dàng ủng hộ đề nghị tẩy chay! Dù họ chỉ tẩy chay trong một hai ngày thì đại công ty trên cũng mất hàng tỉ đô la! Khi đó hãng McDonald sẽ phải tạo áp lực với KeyHinge bắt họ đối xử với các công nhân Việt Nam tử tế và nhân đạo hơn.

Trong việc tranh đấu bảo vệ người lao động, cũng như tranh đấu đòi tự do dân chủ, người Việt trong và ngoài nước cần cộng tác chặt chẽ hơn. Bây giờ là lúc chúng ta cần sử dụng các phương tiện thông tin mới để gia tăng cộng tác và phối hợp hành động, phá vỡ bức tường giam hãm và chia cách dân tộc mà đảng Cộng Sản đang củng cố.

Quý bạn thanh niên Việt Nam muốn góp phần bảo vệ người lao động, công nhân trong nước xin hãy liên lạc với tổ chức Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Ðộng Việt Nam qua địa chỉ baovelaođong@gmail.com, và vào mạng lưới baovelaodong.com để thêm tin tức. (Người Việt; Tuesday, April 01, 2008)

Ngô Nhân Dụng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…