LHQ đình chỉ Nga khỏi Hội Đồng Nhân Quyền do những ‘vi phạm’ tại Ukraine

Bảng hiển thị kết quả thông qua nghị quyết trong cuộc biểu quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về dự thảo nghị quyết tìm cách đình chỉ Nga khỏi Hội Đồng Nhân Quyền LHQ tại thành phố New York, ngày 7/4/2022. Việt Nam bỏ phiếu chống. Ảnh: AFP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày thứ Năm đã đình chỉ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ vì các báo cáo về “những vi phạm và xâm hại nhân quyền trầm trọng và có hệ thống” gây ra bởi quân đội Nga xâm lược ở Ukraine.

Nỗ lực do Mỹ dẫn đầu được 93 nước biểu quyết ủng hộ, trong khi 24 nước chống và 58 nước bỏ phiếu trắng. Cần có đa số hai phần ba thành viên biểu quyết trong Đại hội đồng 193 thành viên ở New York – không tính phiếu trắng – để đình chỉ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền gồm 47 thành viên có trụ sở tại Geneva.

Việt Nam là một trong những nước bỏ phiếu chống.

Các trường hợp bị đình chỉ là rất hiếm, theo Reuters. Libya bị đình chỉ vào năm 2011 vì bạo lực nhắm vào những người biểu tình gây ra bởi các lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo khi đó là Muammar Gaddafi.

Đây là nghị quyết thứ ba được Đại hội đồng 193 thành viên thông qua kể từ khi Nga xâm lược nước láng giềng Ukraine vào ngày 24 tháng 2. Hai nghị quyết trước đó của Đại hội đồng lên án Nga đã được thông qua với 141 và 140 phiếu ủng hộ.

Nghị quyết được thông qua ngày thứ Năm (7/4/2022) bày tỏ “lo ngại nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nhân quyền và nhân đạo đang diễn ra ở Ukraine,” đặc biệt là trước các báo cáo về những vụ Nga vi phạm nhân quyền.

Nga nói họ đang thực hiện một “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine và phủ nhận việc tấn công thường dân. Ukraine và các đồng minh nói rằng Moscow xâm lược mà không có sự khiêu khích.

Nga trước đó đã cảnh báo các nước rằng biểu quyết ủng hộ hoặc bỏ phiếu trắng sẽ được coi là một “cử chỉ không thân thiện” với những hậu quả cho quan hệ song phương, Reuters đưa tin, dẫn một ghi chú mà hãng tin này đã xem qua.

Nga đang phục vụ năm thứ hai của nhiệm kỳ ba năm trong hội đồng (nhân quyền) có trụ sở tại Geneva, vốn không thể đưa ra các quyết định ràng buộc về mặt pháp lý. Tuy nhiên, các quyết định của hội đồng gửi đi thông điệp chính trị quan trọng, và hội đồng có thể cho phép tiến hành các cuộc điều tra.

Các quan chức nói Moscow là một trong những thành viên lớn tiếng nhất trong hội đồng và việc họ bị đình chỉ ngăn họ phát biểu và biểu quyết, mặc dù quan chức ngoại giao của họ vẫn có thể tham dự các cuộc tranh luận. “Họ có thể vẫn sẽ cố gắng gây ảnh hưởng đến hội đồng thông qua những thành viên ủy quyền,” một nhà ngoại giao ở Geneva nói với Reuters.

Tháng trước, hội đồng đã mở cuộc điều tra về các cáo buộc vi phạm nhân quyền, bao gồm các tội ác chiến tranh khả dĩ, ở Ukraine, kể từ cuộc tấn công của Nga.

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.