Liên Hiệp Quốc kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà báo Phạm Đoan Trang và ba nhà hoạt động nhân quyền

Trụ sở của Phủ Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền tại Genève, Thụy Sĩ. Ảnh: Fabrice Coffrini/ AFP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong vòng ba ngày liên tiếp, chính quyền Việt Nam ra nhiều bản án tù nặng nề đối với bốn nhà bảo vệ nhân quyền. Hôm qua, 17/12/2021, Phủ Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) kêu gọi chính quyền Việt Nam “trả tự do ngay lập tức” cho những người vừa bị kết án.

Trả lời báo giới tại Genève, phát ngôn viên của Phủ Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, bà Ravina Shamdasani, nhấn mạnh Liên Hiệp Quốc “vô cùng lo lắng trước bản án khắc nghiệt đối với những người bảo vệ nhân quyền và quyền đất đai bị kết tội tuyên truyền chống Nhà nước ở Việt Nam.”

Nhà báo Phạm Đoan Trang bị kết án 9 năm tù trong một phiên tòa tại Hà Nội hôm 14/12. Trong hai ngày sau đó, đến lượt ba nhà tranh đấu “nổi tiếng” khác bị kết án vì tội chống Nhà nước. Ngày 15/12, ông Trịnh Bá Phương bị phạt 10 năm tù với 5 năm quản chế và bà Nguyễn Thị Tâm, 6 năm tù với 3 năm quản chế. Ông Đỗ Nam Trung bị kết án 10 năm tù, 4 năm quản chế. Cả bốn nhà tranh đấu đều bị kết án theo điều 117 Bộ Luật Hình sự 2015 của Việt Nam, liên quan đến việc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.”

Ngày 31/12, đến lượt nhà báo Lê Trọng Hùng, người có ý định ra ứng cử đại biểu Quốc Hội, bị bắt hồi tháng 3/2021, sẽ bị xét xử với tội danh tương tự.

Các bản án gây lo sợ, “khuyến khích không khí tự kiểm duyệt” trong nước

Phủ Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đặc biệt lưu ý là các bản án nói trên “góp phần tạo ra bầu không khí tự kiểm duyệt trong nước, khiến người dân lạnh nhạt với tự do truyền thông,”ngăn cản mọi người thực hiện các quyền cơ bản, và tham gia vào các cuộc tranh luận công khai về những vấn đề quan trọng” của đất nước.

Thông cáo báo chí của Phủ Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh: “Các cáo buộc chống lại năm người này, những người đã có các báo cáo về nhân quyền và quyền đất đai, bị bắt trong năm 2020 và 2021, dường như là một phần của chiến dịch nhằm bịt ​​miệng và đe dọa những người lên tiếng bảo vệ nhân quyền.” Theo Phủ Cao Ủy Nhân Quyền, các nhà tranh đấu đã “bị giam giữ trong một thời gian dài trước khi xét xử và hoàn toàn không được liên lạc với bên ngoài, bị truy tố với tội danh mơ hồ là ‘tuyên truyền chống Nhà nước,’ bị từ chối tiếp cận với luật sư, các phiên tòa xét xử kín không tôn trọng các tiêu chuẩn xét xử công bằng quốc tế.”

Kêu gọi của Liên Hiệp Châu Âu

Trước đó, ngày 16/12/2021, Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi trả tự do cho nhà báo Việt Nam Phạm Đoan Trang. Cơ quan ngoại giao của Liên Âu ra thông cáo nhấn mạnh, việc chính quyền Việt Nam trừng phạt bà Phạm Đoan Trang vì các hoạt động truyền thông ôn hòa bảo vệ các quyền dân sự và chính trị “là vi phạm các nghĩa vụ quốc tế về quyền con người của Việt Nam, đặc biệt là Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam tham gia từ năm 1982.”

Liên Hiệp Châu Âu cũng kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho các nhà hoạt động nhân quyền Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm, Đỗ Nam Trung và “cho tất cả những người bảo vệ nhân quyền bị bắt giữ tùy tiện và bảo đảm quyền được xét xử công bằng cho mọi cá nhân.”

Trọng Thành

Nguồn: RFI

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tô Lâm, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Việt Nam. (Hình: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images)

Tô Lâm yêu cầu ‘đổi mới,’ thật không?

Mới tháng trước, ngay sau khi ngồi vào chiếc ghế tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam mà ông Nguyễn Phú Trọng để lại, ông Tô Lâm đã yêu cầu “cải cách thể chế nhằm đưa đất nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…” Bài mới của ông Tô Lâm được coi là một “tín hiệu” về cải cách chính trị mà Việt Nam sẽ thực hiện (???)

Quan khách niệm hương trước linh vị các Anh Hùng Đông Tiến trong buổi Lễ Tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến do Cơ sở Việt Tân tại Pháp tổ chức hôm 15/09/2024 tại Paris, Pháp Quốc

Ngọn Lửa Đông Tiến Còn Thắp Sáng

Paris chưa vào thu, nhưng sáng nay lại se sắt cái rét ngọt của giao mùa. Trong căn phòng họp nhỏ của ngôi giáo đường, quan khách đã vào chỗ ngồi. Có khoảng một trăm người, nào là những cụ già tóc bạc phơ, tay mang gậy chống, nào là những khuôn mặt quen thuộc của những thân hữu đã đồng hành cùng Cơ sở Việt Tân Pháp trong suốt bốn thập niên qua.

Vị trí ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam. Nguồn: Hội Nhà văn Việt Nam

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà vẫn phải đối mặt với thảm họa điện hạt nhân

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với thảm hoạ điện hạt nhân. Thật nguy hiểm khi các nhà máy điện hạt nhân công suất lớn của Trung Quốc lại nằm sát biên giới Bắc Việt Nam, thuộc khu vực dân cư đông đúc nhất Việt Nam, và chỉ cách thủ đô Hà Nội chừng 300 km.

Việt Nam không thể không có bước chuẩn bị để cảnh báo phóng xa và đối phó với các trường hợp xấu.

'Kỳ tích' làng Nủ

‘Kỳ tích’ làng Nủ

Những ngày qua, tôi nghe nhiều đến từ “kỳ tích ở làng Nủ.” Ban đầu là 8 người trở về, sau đó là 3 người, và hôm nay là 18 người. Chúng ta hãy thử xem cái gì là kỳ tích ở đây nhé.