Linh Địa Đức Bà

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 84.8 kb

Những ngày vừa qua, địa danh được các giáo dân cả nước và ngay cả các báo đài Nhà nước nhắc tới nhiều nhất, đó là “Linh địa Đức Bà” – giáo xứ Thái Hà.

Thực ra, mảnh đất Thái Hà không phải bây giờ mới là mảnh đất thiêng. Không phải chỉ sau khi máu người giáo dân đổ vì công lý và hoà bình; cũng chẳng phải từ khi mảnh đất này chứng kiến những giáo dân bị xịt hơi cay – nhiều người bị thương, thì mảnh đất Thái Hà mới được gọi bằng cái tên trìu mến “Linh địa Đức Bà”.

Năm 1928, vùng đất này khi ấy còn hoang sơ, một vùng đồng ruộng cò bay thẳng cánh. Đứng ở Thái Hà, người ta còn nhìn thấy cả dinh quan Tổng đốc Hoàng Cao Khải. Cũng năm này, các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế – dưới sự hướng dẫn của bản quyền địa phương, của Đức giám mục Hà Nội, đã quên góp tiền bạc, mua khu đất và đã cung hiến mảnh đất cho Đức Trinh nữ Maria – Mẹ Hằng Cứu Giúp, đồng thời dựng lên đó một ngôi đền kính Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Kể từ đó, mảnh đất giáo xứ Thái Hà trở thành mảnh đất thiêng, chốn hành hương của người Công giáo Miền Bắc. Mỗi năm có cả mấy trăm ngàn lượt người về đây để tôn vinh, ngợi khen và tạ ơn Đức Mẹ.

Tại đây, Đền Đức Mẹ trở thành “tế đàn” thay thế “Đàn Xã Tắc” – ở phía đối diện, đã bị vùi lấp bởi thời gian; trở thành nơi người dân mỗi ngày dâng lễ tế để cầu cho quốc thái dân an, cho gia đình hạnh phúc.

Kể từ đó, mảnh đất Thái Hà, trở thành nhà của Mẹ; trở thành nơi Mẹ gặp con cái mình. Mảnh đất đó đã trở thành linh địa, nơi thiêng liêng, chốn thánh, nơi Mẹ nương mình để ban ơn, để phù giúp, để chở che và Mẹ Maria trở thành “bà chủ” của vùng đất này.

Trước đây, khi ngôi Đền kính Mẹ tại Thái Hà còn chưa sửa lại, bốn bức tường của ngôi đền, là bốn bức tường lưu niệm – nơi gắn hàng ngàn tấm bảng tạ ơn Chúa và Đức Mẹ. Năm 2002, khi sửa lại ngôi đền, các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế – giáo xứ Thái Hà, đã đưa một số tấm bảng tạ ơn vào vùng núi Hoà Bình, số còn lại gắn lên bức tường phía sau hang đá. Nhiều tấm bảng được làm từ những năm 1930 của thế kỷ trước. Nhiều tấm bảng từ thời chiến tranh và cũng có rất nhiều bảng tạ ơn của năm 2008.

Nhìn những tấm bảng tạ ơn, người ta chợt thấy cái linh thiêng hiển hiện ở đây trên vùng đất này. Sự linh thiêng gắn với từng gốc cây, bức tường và mọi nẻo đường trên khu đất.

JPEG - 76.1 kb

Nhìn những bảng tạ ơn, người ta cũng chợt thấy cả một hành trình lịch sử đã đi qua nơi này với những đau thương và mất mát, với những bắt bớ và giam cầm, với những tù tội và những bất công mà những tu sĩ, linh mục và người giáo dân Thái Hà phải gánh chịu trong suốt 80 năm qua, cách đặc biệt những năm từ 1954-1970. Đây là giai đoạn mà các linh mục, tu sĩ và giáo dân Thái Hà phải trải qua những đàn áp, những bắt bớ hết sức bất công. Hai tu sĩ: thầy Marcel Nguyễn Tấn Văn và thầy Clêmenté Phạm Văn Đạt đều bị chết rũ tù, không án, cho tới nay vẫn chưa tìm thấy xác. Sinh thời, cha Giuse Vũ Ngọc Bích vẫn thường kể lại cho giáo dân những lần ngài bị chính quyền đầu độc nhưng Đức Mẹ đã cứu ngài qua khỏi. Người ta cô lập ngài. Ngài vẫn thường tự hào kể lại, có những giai đoạn ngài vừa là cha xứ, vừa là ông từ, vừa là chú giúp lễ, vừa là người giúp việc trong xứ, trong nhà.

Khó khăn là thế, nhưng Thái Hà vẫn tồn tại.

Khó khăn là thế, nhưng người dân Thái Hà vẫn luôn cảm thấy cánh tay Mẹ hiền nâng đỡ chở che; cảm nhận được rằng đằng sau những bắt bớ, những khó khăn, thì luôn có một dấu chỉ sự hiện diện của Chúa và Đức Mẹ trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời.

Khó khăn là thế, nhưng chưa bao giờ Mẹ bỏ rơi con cái mình. Những lúc khó khăn nhất là lúc Mẹ hiển linh trong những dấu chỉ rõ ràng nhất.

Cây thánh giá trên nóc tu viện – nay là bệnh viện Đống Đa, đã từng là nạn nhân của một thời tàn độc, nhưng cũng cây thánh giá ấy đã là dấu chỉ của một thời loạn ly và đã từng chứng kiến những người “coi trời bằng vung”, cố tình phạm thánh phải bị trừng trị.

Những ngày qua, nhiều người giáo dân Thái Hà đã cảm nghiệm một cách sâu sắc hơn bao giờ hết tình thương của Chúa và Đức Mẹ. Họ bảo với nhau rằng mảnh đất Thái Hà, giống như Giêrusalem xưa, đã được Chúa chọn làm nơi chỗ để Ngài ban ơn cho con người. Dù dòng đời thay đổi, dù chính quyền có ngăn cản cấm cách, thì Thái Hà vẫn mãi là linh địa, mảnh đất thánh thiêng. Nhà nước có thể một lần nữa tước đoạt khu đất, nhưng cái giá mà họ và con cái họ phải trả cũng sẽ rất oan nghiệt.

Cuộc sống là vậy, có vay có trả; có nhân có quả; gieo gì thì gặt nấy.

Còn “Linh địa Đức Bà” sẽ mãi là nhà của Đức Mẹ, nơi thánh, chỗ để dành riêng cho Thiên Chúa.

Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2008
Lễ Đức Mẹ Sầu Bi
Hà Thạch
Dòng Chúa Cứu Thế

****

Vài Nét Về Thái Hà Và Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.