“Lo mà học, đừng quan tâm đến chính trị”

Sinh viên Đài Loan dán mấy tờ giấy A4 lên tường bày tỏ ủng hộ phong trào biểu tình bên Trung Quốc. Ảnh: FB Nguyễn Trường Sơn
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Buổi sáng hôm nay khi tới trường tôi đã thấy các bạn sinh viên dán mấy tờ giấy A4 lên tường nhằm ủng hộ phong trào biểu tình bên Trung Quốc, và thể nào mấy hôm tới sinh viên trường tôi cũng tổ chức biểu tình.

Điều này thực ra không bất ngờ, bời vì trước giờ thì sinh viên Đài Loan vẫn rất hăng hái tham gia chính trị, chí ít là trên phương diện thảo luận, và họ rất quan tâm đến Trung Quốc.

Theo học ở Đài Loan khiến tôi không khỏi nghĩ về quãng thời gian sinh viên của mình ở Hà Nội. Lúc đó đang diễn ra phong trào biểu tình chống Trung Quốc chiếm đóng phi pháp các đảo, bãi đá trên Biển Đông. Bản thân tôi cũng tham gia nhiều lần.

Nhưng thay vì được khuyến khích thì nhà trường lại tìm cách ngăn cản. Điều này xảy ra với hầu hết các bạn sinh viên ở các trường khác cùng tham gia phong trào biểu tình lúc đó. Có trường còn dọa đuổi học nếu sinh viên không chấm dứt việc đi biểu tình.

Và lời khuyên kinh điển luôn là “lo mà học, đừng quan tâm đến chính trị.”

Có lẽ đến bây giờ thì sinh viên ở nước ta vẫn nhận được lời khuyên này.

Đó là sự khác biệt giữa môi trường học thuật ở Việt Nam với các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và bây giờ là cả Trung Quốc.

Trước nay có lẽ nhiều người vẫn cho rằng Trung Quốc cũng tương tự như Việt Nam. Đều có nền giáo dục chú trọng vào việc “tẩy não,” thay vì khai phóng. Tức là gò ép sinh viên vào một khuôn khổ nhất định thay vì khuyến khích tư duy. Và do đó sinh viên ở hai nước này đều xa lánh chính trị. Nhưng, những gì đang diễn ra ở Trung Quốc lại cho thấy định kiến trên là không hoàn toàn chính xác.

Trên thực tế thì sinh viên ở Trung Quốc hiện đang tham gia tích cực vào phong trào biểu tình đòi thay đổi chính sách, và yêu cầu tự do. Họ tổ chức biểu tình ở ngay ngôi trường mình theo học, hoặc xuống đường. Nếu không biểu tình tập thể thì cũng bày tỏ chính kiến một mình.

Đây là điều chưa từng xảy ra ở Việt Nam kể từ năm 1975.

Có lẽ có nhiều nguyên do dẫn đến việc sinh viên Việt Nam không mặn mà với chính trị. Từ chính sách giáo dục, các vấn đề kinh tế-xã hội, văn hoá, và cả môi trường chính trị trong nước. Nhưng lại nhớ hồi tôi còn là sinh viên, thì điều khiến sinh viên xa lánh chính trị nhất vẫn là những câu hỏi căn bản như sau:

Để làm gì? Có giải quyết được gì không?

Thế là các cuộc tranh luận cứ dồn vào khía cạnh đó, tất cả đều không đi đến đâu, vì rõ ràng để chứng minh lợi ích ngay trước mắt của việc tham gia bàn luận chính trị, hay biểu tình, là bất khả thi.

Trong nhiều video quay lại các cuộc biểu tình ở Trung Quốc thì có một đoạn video ngắn khiến tôi chú ý. Hai bạn sinh viên trẻ, một nam một nữ, tham gia biểu tình và được hỏi vì sao họ có mặt ở đó. “Vì đây là nghĩa vụ của tôi,” cả hai đáp.

Đến đây thì tôi nhận ra giới trẻ Trung Quốc đã đi trước các bạn cùng thế hệ ở Việt Nam rất nhiều.

Thậm chí nội dung của các cuộc biểu tình cũng cho thấy sự trưởng thành về mặt chính trị của thế hệ trẻ Trung Quốc.

Bằng chứng là họ nhắm đích danh Tập Cận Bình và đảng Cộng Sản. Quy trách nhiệm cho người đứng đầu đất nước và đảng cầm quyền khi chính sách mà họ ban hành tạo ra đau khổ cho nhân dân, chính là sự trưởng thành trong chính trị. Chứ không phải bài ca “bản chất của đảng là tốt, chỉ có một vài con sâu làm rầu nồi canh,” vốn vẫn được ca đi ca lại ở Việt Nam.

Nhớ hồi năm 2017, tôi có dịp gặp một nhóm luật sư tới từ Trung Quốc với tư cách khách mời, để trình bày về phong trào dân chủ ở Việt Nam. Đến giờ tôi vẫn nhớ như in vẻ mặt u sầu của họ sau khi nghe tôi trình bày, vì họ cho rằng Trung Quốc sẽ có dân chủ sau Việt Nam. Như thể họ cho đó là một sự hổ thẹn.

Bây giờ, khi chứng kiến phong trào biểu tình trên khắp Trung Quốc. Dù lý trí có mách bảo khả năng để phong trào này tạo ra một cuộc cải tổ chính trị ở Trung Quốc là rất thấp. Nhưng tôi không khỏi cảm thấy đượm buồn. Đến lượt tôi cảm thấy hổ thẹn vì giờ đây có vẻ như người Trung Quốc đã vượt lên.

Nguồn: FB Nguyễn Trường Sơn

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?