biểu tình chống zero Covid

Cư dân Thượng Hải, Trung Quốc, đổ ra đường hôm 27/11/2022 biểu tình phản đối chính sách “không Covid” của ông Tập Cận Bình. Ảnh: Hector Retamal/AFP via Getty Images

Dân chủ và chuyên chế – thể chế nào tốt hơn?

Cuộc đấu tranh giữa hai thể chế chính trị dân chủ và chuyên chế trên thế giới đang có diễn biến mới, trong đó dân chủ không suy tàn và chuyên chế không thắng thế như lo ngại của những người quan tâm tới thời cuộc. Những cuộc phản kháng mạnh mẽ của người dân Trung Quốc, Iran, Nga cho thấy sự thật đó.

Bên trong một chung cư bị phong tỏa. Ảnh Reuters - Việt Tân edited

Nỗ lực đấu tranh chống chính sách “zero Covid” của dân Trung Quốc đã mang lại kết quả

Chưa đầy 24 giờ sau những cuộc đụng độ giữa người biểu tình với cảnh sát chống bạo động, tại tỉnh Quảng Châu, lệnh phong tỏa đã được dỡ bỏ tại ít 7 quận. Một số nơi ít bị xét nghiệm hơn. Đồng thời, người ta được tiếp xúc gần cận với người nhiễm bệnh cách ly tại nhà, theo truyền thông nhà nước.

Công an lập hàng rào ngăn chặn người biểu tình ở Bắc Kinh, ngày 27/11/2022. Ảnh: AP - Ng Han Guan

Covid làm dân Trung Quốc tỉnh thức, đẩy Tập Cận Bình ngạo nghễ vào ngõ cụt

Phong trào phản kháng ở Hoa lục là sự kiện tràn ngập các tuần báo kỳ này. Dù đầy kinh nghiệm đàn áp từ nhiều thập niên, đảng (CSTQ) vẫn bị bất ngờ trước sự thức tỉnh của một xã hội đã đến tận cùng chịu đựng zero Covid. Người dân phẫn nộ không còn sợ hãi. Một Tập Cận Bình ngạo mạn trước phương Tây trong thời kỳ đầu đại dịch, nay lâm vào thế bí, rơi vào chiếc bẫy của chính mình.

Sinh viên Đài Loan dán mấy tờ giấy A4 lên tường bày tỏ ủng hộ phong trào biểu tình bên Trung Quốc. Ảnh: FB Nguyễn Trường Sơn

“Lo mà học, đừng quan tâm đến chính trị”

Trong nhiều video quay lại các cuộc biểu tình ở Trung Quốc thì có một đoạn video ngắn khiến tôi chú ý. Hai bạn sinh viên trẻ, một nam một nữ, tham gia biểu tình và được hỏi vì sao họ có mặt ở đó. “Vì đây là nghĩa vụ của tôi,” cả hai đáp.

Đến đây thì tôi nhận ra giới trẻ Trung Quốc đã đi trước các bạn cùng thế hệ ở Việt Nam rất nhiều.

Thậm chí nội dung của các cuộc biểu tình cũng cho thấy sự trưởng thành về mặt chính trị của thế hệ trẻ Trung Quốc.

Mấy ngày qua, từ ngày 25/11/2022, người dân Trung Quốc từ ít nhất 16 tỉnh lớn nhỏ, kể cả thủ đô Bắc Kinh và Thượng Hải, cùng nhiều trường đại học đã túa ra đường biểu tình với tờ giấy trắng trên tay, hô to “Nhà nước cộng sản, đi xuống!” “Tập Cận Bình, đi xuống!” Ảnh: Internet

Biểu tình giấy trắng – nói lên tất cả những điều không được nói

Tờ giấy trắng khổ A4 đã trở thành một thông điệp chung – nói lên rất nhiều mà không cần nói gì cả. Đây là một biểu tượng chống đối mạnh mẽ chế độ độc tài, chống chế độ kiểm duyệt, khống chế mọi quyền căn bản của người dân, chống “Zero Covid,” đòi dân chủ,…

Công an Trung Quốc phong tỏa con đường mang tên Wulumuqi (tên tiếng Hoa của Urumqi) ở Thượng Hải, nơi người biểu tình tập trung đòi Tập Cận Bình từ chức hôm Chủ nhật 27/11/2022. Ảnh: AP

“Cách mạng giấy trắng,” cuộc phản kháng chưa từng thấy tại Trung Quốc kể từ 1919

Theo Le Monde và Le Figaro, thực ra khó tìm được lời giải cho làn sóng phản kháng chính sách zero Covid. Nếu Bắc Kinh cứ khăng khăng, căng thẳng sẽ tăng lên, còn nếu nhượng bộ và chấm dứt phong tỏa, dịch Covid sẽ lây lan. Mỗi ngày hiện có mấy chục ngàn ca mới, trong khi nhiều người lớn tuổi chưa được chích ngừa, vaccine Trung Quốc lại không hiệu quả nhưng vì sĩ diện, Bắc Kinh không muốn dùng vaccine RNA của phương Tây. Tập Cận Bình phải đối diện với cuộc khủng hoảng dịch tễ, xã hội và chính trị trầm trọng nhất kể từ khi lên cầm quyền, một cuộc khủng hoảng mà ông ta là người trực tiếp chịu trách nhiệm.

Dân Trung Quốc ở nhiều nơi biểu tình phản đối chính sách zero Covid của Tập Cận Bình, cuối tháng 11/2022. Ảnh chụp màn hình từ Reuters video

Biểu tình chống chính sách zero Covid: Bắc Kinh thất bại trong chính sách tuyên truyền

Trong những điều kiện đó giới phân tích cho rằng chế độ Trung Quốc không sợ những người biểu tình Trung Quốc vì đảng và Nhà nước có nhiều công cụ đàn áp trong tay. Điều mà ông Tập Cận Bình và đảng Cộng Sản nước này lo sợ hơn cả có lẽ là sự hoài nghi, chán ngán ngấm ngầm lan rộng trong số gần 1,5 tỷ dân tại quốc gia này.