London: Hội luận “Tình hình Việt Nam trong bối cảnh xung đột của thế giới, đặc biệt là mối đe dọa của Trung Quốc. Chúng ta có thể làm gì?”

Quang cảnh buổi hội luận "Tình hình Việt Nam trong bối cảnh xung đột của thế giới, đặc biệt là mối đe dọa của Trung Quốc. Chúng ta có thể làm gì?" do cơ sở Đảng Việt Tân Anh Quốc tổ chức hôm Chủ Nhật 26/2/2023. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Anh Quốc
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

TS Trần Diệu Chân kêu gọi mọi người hãy lan tỏa sức mạnh dân tộc, vận động thanh niên, những người có lòng yêu nước, những người có lý tưởng trong sáng cùng tham gia đấu tranh từ nỗi sợ hãi của bản thân (nỗi sợ sự đe dọa của cộng sản Việt Nam), đến đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam.

Trong tiết trời lạnh giá của những ngày cuối đông, hơn 120 đồng hương Việt Nam từ khắp các tỉnh thành của Anh Quốc tụ họp tại London để cùng tham dự buổi Hội luận “Tình hình Việt Nam trong bối cảnh xung đột của thế giới, đặc biệt là mối đe dọa của Trung Quốc. Chúng ta có thể làm gì?” do Đảng Việt Tân cơ sở Anh Quốc tổ chức hôm Chủ Nhật 26 tháng Hai, 2023.

Buổi hội luận được chính thức bắt đầu lúc 13 giờ 15 phút. Sau phần lễ chào quốc kỳ và phút mặc niệm, ông Hoàng Anh, đại diện cơ sở Việt Tân Anh Quốc đã mở đầu chương trình với phần giới thiệu hai diễn giả khách mời là bà Tiến sĩ Trần Diệu Chân và ông Luật sư Nguyễn Văn Đài. Ông Hoàng Anh cũng đã gửi lời cảm ơn sự hiện diện đông đủ của các thành viên Hội Thân Hữu Việt Tân UK, các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ UK và các khách mời khác.

Mở đầu buổi hội luận là phần phát biểu của TS Trần Diệu Chân, bà đã gửi lời chúc đầu xuân đến toàn thể mọi người bằng bài thơ:

Đầu năm kính chúc mọi người
Sức khỏe, tươi trẻ bằng mười năm xưa
Tuổi già răng tóc không thưa
Tuổi trẻ thành đạt ước mơ cuộc đời
Việt Nam dân chủ thắm tươi
Thanh bình thịnh trị người người hoan ca.

Sau lời chúc đầu năm, TS Diệu Chân đã dẫn dắt mọi người cùng thảo luận về những biến động trên thế giới sau đại dịch Covid như: tình hình xung đột giữa Ukraine – Nga, tình hình động đất tại Turkey và Syria, tình hình xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc và nguy cơ chiến tranh Đài Loan – Trung Quốc… Từ đó dẫn đến sự trỗi dậy của các thế lực, chế độ độc tài và các hiện tượng cực đoan, phát xít. Đặc biệt là tình hình của Việt Nam hiện nay với thể chế độc tài cộng sản cùng các vấn nạn tham nhũng trong giáo dục, y tế, v.v.

TS Trần Diệu Chân phát biểu trong buổi hội luận. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Anh Quốc
TS Trần Diệu Chân phát biểu trong buổi hội luận. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Anh Quốc

 

Không khí buổi hội luận dần nóng lên với sự thảo luận sôi nổi của mọi người về sự khác biệt về kiến trúc thượng tầng của thể chế chính trị dân chủ và độc tài. LS Nguyễn Văn Đài đã nêu lên những ưu điểm của chế độ dân chủ đa đảng đã giúp cho các nước như Anh, Pháp, Nhật, Hàn,… phát triển xã hội, con người văn minh mặc dù đất nước không có nhiều tài nguyên.

Còn thể chế chính trị tại Việt Nam, từ chế độ phong kiến đến chế độ độc tài cộng sản hiện nay đã phá hoại toàn bộ tài nguyên phong phú của đất nước và sản sinh ra nhiều vấn nạn trong cách điều hành đất nước, giáo dục, y tế, môi trường,… khiến cho người dân Việt Nam phải sống trong lầm than , cơ cực. Từ đó TS Diệu Chân đã nói lên mục tiêu của Đảng Việt Tân là chấm dứt độc tài, trao quyền cho người dân, canh tân đất nước, canh tân con người và đem lại dân chủ cho đất nước Việt Nam.

Mọi người lắng nghe phần trình bày của LS Nguyễn Văn Đài. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Anh Quốc
Mọi người lắng nghe phần trình bày của LS Nguyễn Văn Đài. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Anh Quốc

 

Mọi người trong khán phòng tranh luận sôi nổi về tình hình cuộc chiến Ukraine – Nga và sự đoàn kết của các nước dân chủ, văn minh trên thế giới chống lại các chế độ độc tài, cộng sản. Từ nguy cơ chiến tranh xâm lược Đài Loan của Trung Quốc, chúng ta vận động khai dụng tình hình này để tách Việt Nam ra khỏi cộng sản Trung Quốc và giành lại Biển Đông, giành lại Hoàng Sa, Trường Sa.

TS Trần Diệu Chân kêu gọi mọi người hãy lan tỏa sức mạnh dân tộc, vận động thanh niên, những người có lòng yêu nước, những người có lý tưởng trong sáng cùng tham gia đấu tranh từ nỗi sợ hãi của bản thân (nỗi sợ sự đe dọa của cộng sản Việt Nam), đến đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam.

Đồng thời LS Nguyễn Văn Đài cũng đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm đấu tranh của bản thân, vận động tinh thần đoàn kết của các thành viên Đảng Việt Tân, thành viên Hội Thân Hữu Việt Tân và thành viên Hội Anh Em Dân Chủ cùng đóng góp cho công cuộc đấu tranh dân chủ cho Việt Nam.

Phần tâm tình và đặt câu hỏi với hai diễn giả. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Anh Quốc
Phần tâm tình và đặt câu hỏi với hai diễn giả. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Anh Quốc

 

Sau phần diễn thuyết của diễn giả TS Trần Diệu Chân và LS Nguyễn Văn Đài là phần tâm tình và đặt câu hỏi của quý đồng hương. Nhiều câu hỏi liên quan đến tình hình đất nước hiện tại và tương lai, cũng như đường lối, chủ trương của Đảng Việt Tân, phương thức đấu tranh cho dân chủ, cách thức vượt qua sự sợ hãi trước sự đàn áp của cộng sản… tất cả đều được 2 diễn giả giải đáp một cách thuyết phục và sâu sắc.

Mặc dù không có âm nhạc nhưng ông Hoàng Anh đã bắt nhịp để mọi người cùng hát bài “Trả Lại Cho Dân” của nhạc sĩ Việt Khang. Cuối buổi hội luận, mọi người cùng chụp ảnh với 2 diễn giả và thưởng thức bánh mì Việt Nam trong bầu không khí thân tình và ấm cúng.

Buổi hội luận kéo dài hơn hai tiếng và kết thúc vào lúc 16 giờ cùng ngày, mọi người vẫn bịn rịn như chưa muốn chia tay.

TS Trần Diệu Chân và Ban tổ chức cơ sở Việt Tân Anh Quốc gửi lời cảm ơn chân thành đến LS Nguyễn Văn Đài và tất cả quý đồng hương, hứa hẹn sẽ có có những buổi hội luận tiếp theo để hội ngộ cùng nhau.

Anh Nguyễn và Thảo Trương tường trình

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.