Lửa Thiêng Olympic Đang Đốt Cháy Bắc Kinh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 141.3 kb
Sinh viên Trung Quốc biểu tình.

Từ sau biến cố Thiên An Môn xảy ra vào tháng 6 năm 1989 cho đến nay gần 20 năm, lãnh đạo Bắc Kinh một lần nữa đang ngồi trên đống lửa với những lo sợ về các bất trắc xảy ra quanh vụ rước đuốc Olympic đi vòng quanh Thế giới, có thể làm hỏng kế hoạch tuyên truyền cho bộ mặt phát triển Trung Quốc sau gần 30 năm (1978 – 2008) thực hiện chính sách Tứ hiện đại hóa trong dịp tổ chức Thế Vận Hội vào tháng 8 sắp tới. Tuy cố giấu đi dáng vẻ lo sợ và tức giận về làn sóng chống đối mạnh mẽ các cuộc rước đuốc tại London (6/4), Paris (7/4), San Francisco (9/4); nhưng qua cách lên tiếng của Bắc Kinh gần đây về sự kiện một số nguyên thủ các quốc gia Anh, Đức, Quốc Hội Âu Châu, Hoàng Đế Nhật Bản… tuyên bố không tham dự lễ khai mạc Thế Vận Hội, đã cho thấy là Bắc Kinh đang lo sợ hai điều. Thứ nhất là số du khách đến Bắc Kinh tham dự Thế Vận Hội sẽ không đông như dự trù. Thứ hai là làn sóng chống đối sẽ gia tăng ngay tại Hoa Lục trong các ngày khai mạc Thế Vận Hội. Cả hai nỗi lo sợ này đã là những ác mộng mà Bắc Kinh dù có phần nào dự kiến nhưng không ngờ tới cường độ lớn mạnh và thời điểm xảy ra quá sớm như vậy.

JPEG - 78.4 kb
(Hình:sanfranciscosentinel.com)

Sau khi được chọn đăng cai tổ chức Thế Vận Hội mùa hè vào tháng 8 năm 2008, Bắc Kinh đã tung ra hàng loạt những cuộc vận động, dưới hình thức trình diễn âm nhạc, triển lãm, hội thảo để nói về một Trung Quốc mới không còn bóng dáng cộng sản. Họ che đậy những mặt tiêu cực của xã hội và những đàn áp dân chủ để vẽ ra hình ảnh màu hồng về một viễn cảnh phát triển sống động của con Khủng Long tại Á Châu. Bắc Kinh khoe là trong hai năm qua, họ đã xử dụng hàng triệu Mỹ Kim cho kế hoạch tuyên truyền, đánh bóng Trung Quốc trong cộng đồng thế giới. Hàng trăm phái đoàn đã được Bắc Kinnh thành lập và gửi đi nhiều nơi để gọi là ’trao đổi thân thiện’ với các dân tộc cho mục tiêu hợp tác cổ động Olympic Bắc Kinh và nhất là hỗ trợ tài chánh để có nhiều phái đoàn lực sĩ của các quốc gia đến Bắc Kinh tranh tài. Ngay cả vụ rước lửa thiêng Olympic đi vòng quanh thế giới khởi đầu từ thành phố Heading to Almaty, nước Kazathstan vào ngày 1 tháng 4 cho đến Thành phố Sài gòn vào ngày 29 tháng 4 cũng đã được Bắc Kinh chuẩn bị rất công phu với nhiều tốn kém. Đây là một kế hoạch tuyên truyền quan trọng nhằm quảng cáo Thế Vận Hội và thu hút du khách tham quan Bắc Kinh vào tháng 8. Bắc Kinh yên chí là mọi kế hoạch sẽ diễn ra tốt đẹp.

Nhưng trời đã không dung tha cho tập đoàn gian ác!

Đánh dấu 49 năm ngày vùng lên chống cuộc xâm lăng của Trung Cộng vào mùa Xuân năm 1959, hàng ngàn nhà sư, thanh niên và giới trí thức Tây Tạng đã tổ chức cuộc diễn hành tại thủ đô Lhara vào ngày 18 và 19 tháng 3 vừa qua. Không ngờ cuộc diễn hành ôn hòa, bất bạo động nói trên đã bị đàn áp khiến cho hàng chục người bị tử thương và hàng trăm người khác bị bắt, bị khống chế. Trung Quốc còn đem quân đội trấn giữ một số vùng quan trọng nhằm ngăn chận cuộc đấu tranh của người dân Tây Tạng. Cuộc nổi dậy của nhân dân Tây Tạng đã đặt Trung Quốc vào thế tiến thoái lưỡng nan. Đàn áp hay không đàn áp đều gặp những khó khăn giống nhau. Nếu không đàn áp thì cuộc nổi dậy ở Lhara có thể khuyến khích cho những cuộc nổi dậy khác bùng nổ như đã thấy ở Cam Túc, Tân Cương. Còn ra tay đàn áp thì hệ quả tất nhiên là dư luận thế giới đã không thể im lặng như mấy tuần lễ vừa qua. Tuy nhiên quan sát cách phản ứng của Trung Quốc về vụ đàn áp ở Lhara vừa rồi và những đối phó nửa vời của Bắc Kinh đối với những chống đối cuộc rước đuốc cho thấy là lãnh đạo Trung Quốc đang mất dần dần sự chủ động trước tình thế.

JPEG - 65.2 kb

Bản chất của những chế độ độc tài luôn luôn coi sự an toàn của chế độ là tuyệt đối. Họ coi mọi cuộc tụ tập của quần chúng dưới bất kỳ hình thức nào đều có mục tiêu chống lại chế độ. Đòi hỏi tự trị, đòi hỏi dân chủ, đòi hỏi công bằng, công lý đều là những đòi hỏi mang tính ’phản động’ cần phải tiêu diệt từ trong trứng nước để không tạo thành vết dầu loang trong xã hội. Do đó sự đàn áp tại Lhara vừa qua là hành động biểu hiện bản chất này của chế độ. Tuy nhiên, ngày hôm nay, Trung Quốc đã không còn có thể dễ dàng tự tung tự tác mà không gặp làn sóng chống đối của thế giới, và lại càng không thể lơ đi sự lên án của các quốc gia.

Thứ nhất, Trung Quốc đang muốn đóng vai trò của một nước lớn ở Á Châu và trở thành một thành viên của khối các nước cường quốc (G9), họ không thể tiếp tục đối xử dã man với người dân như trước đây. Sự đàn áp người dân Tây Tạng ở Lhara vừa rồi là một vết nhơ rất lớn và vì thế mà công luận đã phản ứng một cách mạnh mẽ qua các vụ chống rước đuốc.

Thứ hai, Trung Quốc đăng cai tổ chức Thế Vận Hội – một sinh hoạt tuy mang màu sắc thể thao – nhưng là một Lễ Hội biểu hiện tính chất văn hóa của nhân loại, thu hút sự quan tâm theo dõi của hàng triệu con người trên thế giới. Với vị trí đó, những nhà lãnh đạo các quốc gia, các tổ chức quốc tế không thể nào đồng tình tham gia Lễ Hội do Bắc Kinh chủ tọa vì nó vi phạm vào tính đạo đức và lương tri của con người văn minh.

Bắc Kinh đang phải trả một cái giá rất đắt cho những hành vi bạo lực của họ. Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Thủ Tướng Đức, Thủ Tướng Anh, Thủ Tướng Ba Lan, và mới đây nhất cả Nhật Hoàng đã tuyên bố không tham dự lễ khai mạc Thế vận hội. Tổng thống Pháp, Tổng thống Hoa Kỳ đang suy nghĩ lại vấn đề nên hay không nên tham dự. Những điều này đang làm cho Bắc Kinh lo âu. Vì sự tẩy chay của một số nguyên thủ của những quốc gia có tầm vóc sẽ làm ảnh hưởng đến quyết định của một số quốc gia khác. Trong tình huống đó, Bắc Kinh vừa lo ngọn đuốc liệu có cháy an toàn để có thể rước về tới Bắc Kinh, vừa lo là sẽ có bao nhiêu quốc gia tẩy chay không tham dự lễ khai mạc Thế Vận Hội trong vòng 3 tháng tới đây.

JPEG - 79.4 kb
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong bản đồ rước đuốc Thế Vận của Bắc Kinh.

Bắc Kinh đang bị khó khăn, nhục nhã như vậy mà Cộng sản Việt Nam lại ép mình phục vụ quan thầy trong vụ rước đuốc ngày 29 tháng 4 tại Sài Gòn. Không những thế, Cộng sản Việt Nam lại còn huy động một lực lượng công an và quân đội canh gác các lộ trình rước đuốc cũng như tìm cách ngăn cản những nhà dân chủ, dân oan, sinh viên tham gia cuộc biểu dương sức mạnh dân tộc chống Bắc Kinh xâm chiếm Hoàng sa và Trường sa. Rõ ràng Bắc Kinh và Hà Nội có cùng một bản chất gian ác và coi sự an toàn của chế độ là trên hết. Thế giới đã lên tiếng chống đối Bắc Kinh một cách mạnh mẽ ở khắp nơi. Người Việt Nam không thể nào im lặng. Im lặng vào lúc này là đồng lõa với tập đoàn lãnh đạo Hà Nội và đồng lõa với tội ác. Người Việt Nam phải khai dụng cơ hội của ngày 29 tháng 4 để nói với lãnh đạo Bắc Kinh và lãnh đạo Hà Nội rằng họ là một tập đoàn bất xứng, vô tư cách để lãnh đạo các giá trị cao đẹp của đất nước và con người. Do đó, ngày 29 tháng 4 tới đây phải biến cuộc rước đuốc Olymnpic thành một biển lửa đốt cháy Bắc Kinh và Hà Nội ngay tại Sài Gòn, bằng sức bật đột phá của toàn dân Việt Nam yêu chuộng tự do, hòa bình và công lý. Hằng triệu người Việt yêu nước sẽ xuống đường, mặc áo trắng, thắp sáng đuốc tự do và dập tắt ngọn lửa độc tài tăm tối Bắc Kinh-Hà Nội.

Trung Điền
April 17, 2008

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 10/8/2022. Trung ương đảng Cộng Sản VN ngày 18/5/2024 vừa giới thiệu nhân vật này để bầu vào vị trí chủ tịch nước. Ảnh VOA screenshot báo điện tử Chính phủ

Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Trung ương đảng CSVN ra một số quyết định về nhân sự để kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 ‘bấm nút.’ Sau đợt ma-ra-tông này, cuộc sống mái giữa các phe phái ở Ba Đình liệu có giảm bớt?

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.