Luật hoá “nịnh bợ cấp trên”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày xưa, trong các triều đình phong kiến bên cạnh vua chúa cầm quyền không thiếu bọn nịnh thần đủ loại. So với các chế độ cộng sản trong thế kỷ này, sự sùng bái cá nhân được mô tả như một hình thức nịnh bợ cấp trên thuộc hàng cao cấp nhất.

Triều đình Cộng sản Việt Nam cũng không nằm ngoài con đường ấy. Nịnh bợ cấp trên đã trở thành lẽ sống của hàng triệu đảng viên, cán bộ, công chức đang bám vào cái phao đảng và nhà nước để kiếm ăn. Chẳng những vậy đó còn là con đường tiến thân chắc chắn và dễ thành công nhất.

Mới đây, do nhu cầu làm trong sạch bộ máy nhà nước mà đảng hô hào lâu nay, Bộ Nội Vụ đang nghiên cứu, đề nghị bổ túc các quy định về cái gọi là Đề án văn hoá công vụ của Thủ Tướng Phúc. Cụ thể là cấm công chức cán bộ không được nịnh bợ, lấy lòng cấp trên “vì động cơ không trong sáng”. Đề án văn hoá công vụ nghe thật êm tai và tràn đầy chất văn hoá thật ra là gì?

Đem vụ nịnh bợ cấp trên biến thành luật cấm mọi người không được a dua hay nâng bi lãnh đạo quả là làm một chuyện ngược đời của Bộ Nội Vụ. Bởi vì dưới chế độ cộng sản, nịnh bợ cấp trên đã là quy luật bất thành văn nhưng được mọi cấp cán bộ trung thành noi theo.

Xét cho cùng, trong bộ máy hành chánh của CSVN thường có 3 loại người.

Loại giả đò làm việc chăm chỉ, cần mẫn để lấy lòng cấp trên. Công việc của loại cán bộ này không hề có ích lợi thiết thực đối với người dân. Mà mục đích chúng là thăng quan tiến chức trong bộ máy cai trị để có cơ hội thủ lợi riêng bằng mọi cách. Ngoài thái độ chăm chỉ trong công tác, những người này sẵn sàng nịnh bợ làm hài lòng cán bộ cấp trên bằng bất cứ giá nào.

Loại con ông cháu cha, còn được mệnh danh là “hạt giống đỏ” của cách mạng hay các thái tử đảng. Loại cán bộ này tài không có nhưng có đức ăn chơi và làm tiền. Nhờ uy danh bố mẹ, họ chẳng cần làm gì cả vì mọi sự đã có người khác lo. Chỉ cần ngồi lâu lên lão làng và sẽ được bố trí làm cán bộ chiến lược của đảng để nắm vận mệnh của dân tộc cho tới ngày trở thành hạt giống thối.

Sau cùng là loại ngồi không, nhưng thích làm thợ vẽ. Họ ngồi và vẽ vời ra những quy chế, quy định để tìm cách ngăn cản hai loại kia và gọi đó là làm trong sạch guồng máy hành chánh. Xem ra thành phần thứ ba này chính là đám cán bộ ăn hại nhà nước nhiều nhất vì chúng bày vẽ những hạn chế linh tinh mà phao lên là làm trong sạch đảng, trong sạch bộ máy cai trị. Kỳ thực chúng âm mưu cùng nhau tạo ra những chỗ ẩn nấp để móc ngoặc, tham ô và ăn chia nhau của cải bòn rút của ngân sách.

Thử hỏi khi có luật cấm nịnh bợ cấp trên thì ý nghĩa là như thế nào? Cụ thể, phải chăng nhân viên mua cho sếp ly cà phê sẽ bị phạt 2 triệu, hoặc rủ sếp đi nhậu trong dịp sinh nhật của sếp bị phạt 3 triệu. Hay mua quà sinh nhật tặng vợ sếp bị phạt 5 triệu …vì tội hối lộ.

Một đất nước muốn phát triển và công bằng cho mọi công dân, những trò luật hoá kiểu này cần phải bỏ. Vì nó chỉ là những quy định hành chánh rườm rà, trên thực tế chỉ làm cản trở việc thi hành công lý trong khi nhà nước cộng sản đã có sẵn một bộ luật chống tham nhũng, đó là chưa kể sự hiện diện của một hệ thống phòng chống tham nhũng từ trung ương tới địa phương. Vả chăng cấm nịnh bợ thì lấy ai cung phụng cho lãnh đạo, chẳng lẽ vứt đi những lời lẽ ca ngợi “kẻ sĩ Bắc Hà”… “hai tay gìn giữ một sơn hà”.

Luật hoá chống nịnh bợ cấp trên càng tố cáo trước người dân rằng đảng CSVN là một bộ máy tham ô hạng nặng, vừa tham ô vừa tỏ ra là những nhà cai trị đạo đức giả hiệu. Vì ở các nước khác, pháp luật đã được thể chế hoá từ lâu mà không cần phải vẽ ra những quy định linh tinh như dưới chế độ độc tài cộng sản.

Trong khi Việt Nam quanh năm kêu gào cải tổ thể chế đến hụt hơi thì các cấp đảng viên cầm quyến tiếp tục tự biên tự diễn làm trò mèo. Chính phủ kiến tạo cứ kiến tạo quyền lợi nhóm nuôi tham nhũng lớn mạnh, còn công an bây giờ đi đêm với xã hội đen đánh đập và cắt cổ người dân.

Cái cần luật hoá như quyền biểu tình, quyền lập hội, quyền xuất bản báo chí tư nhân, quyền đi lại tự do thì cộng sản làm ngơ như trên thế giới chưa từng có. Thế nhưng những nhà cai trị cộng sản mù loà ấy đang hoành hành bằng những hành động bịp bợm, tự vẽ bùa để đeo. Sau luật hoá cấm nịnh bợ cấp trên có lẽ còn phải luật hoá cấm chạy chức, chạy quyền, chạy ghế cho đủ một bộ.

Thật là tội nghiệp cho đất nước Việt Nam.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.