Lượng và phẩm trong khoa học

Nhà báo Mỹ Quyên phỏng vấn tác giả về hậu trường xuất bản khoa học, nhưng hoá ra là chị ấy tìm hiểu về những bài báo bị rút xuống. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhiều người, nhứt là giới trẻ, quên rằng trong đời sống phẩm quan trọng hơn lượng.

Hôm kia, lên máy bay thì nhận msg của nhà báo hỏi tôi rằng trong xuất bản khoa học, mối quan hệ giữa editor, tác giả và chuyên gia bình duyệt (expert reviewers) ra sao. Vậy là bắt đầu một buổi trò chuyện / phỏng vấn.

https://thanhnien.vn/da-so-cac-nha-khoa-hoc-nghiem-tuc-chi-cong-bo-2-5-bai-bao-moi-nam-185240618110406494.htm

Buổi phỏng vấn chẳng có liên quan với cá nhân nào. Nhưng khi phóng viên viết thành bài báo thì tôi mới biết là ở VN có vài trường hợp bài báo sau khi công bố bị rút xuống, tiếng Anh gọi là ‘retraction.’

Tình hình retraction trong khoa học càng này phổ biến. Một thập niên trước đây, số bài báo retracted chỉ đếm đầu ngón tay thôi, nhưng chỉ năm qua (2023) số bài báo bị rút xuống đã hơn 10.000 bài. Mười ngàn bài!

Mới tuần trước, đại học nơi tôi công tác xảy ra một trường hợp retraction làm xôn xao cả một cộng đồng đại học hơn 3.000 nhà khoa học và 42.000 sinh viên! Người ta bàn rằng sự nghiệp khoa học của anh ấy (mới 45 tuổi), một ngôi sao trong đại học, sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề.

So với 30 năm trước, tôi thấy môi trường nghiên cứu khoa học ngày nay khá độc hại. Áp lực công bố bài báo rất cao, vì bài báo khoa học nó gần như là đơn vị tiền tệ cho sự thăng tiến sự nghiệp, xin tài trợ, giải thưởng, v.v. Thành ra, ai cũng cố gắng công bố càng nhiều càng tốt. Mà, công bố càng nhiều thì xác suất sai càng cao. Lại có những người vặn vẹo dữ liệu, chẻ dữ liệu thành từng mảnh nhỏ, tra tấn dữ liệu, v.v. để có kết quả mà công bố.

Ở đại học tôi công tác, có những người còn trẻ (chỉ 10 năm sau tiến sĩ) mà họ đã công bố 500-800 bài báo. Tính trung bình, họ công bố 1 bài một tuần. Một năng suất thuộc hàng siêu. Labo tôi năm nào may mắn (có tiền, có nghiên cứu hoàn tất) thì công bố được chừng 10 bài, còn khi nghiên cứu / thí nghiệm chưa xong thì mỗi năm chỉ 5-6 bài. Nhưng vì tôi có hợp tác với các đồng nghiệp bên Mỹ và Á châu trong các consortium, nên có năm tôi có tên trên chừng 10 bài. Do đó, nhìn các đồng nghiệp công bố một bài báo mỗi tuần, labo tôi chỉ biết ngả nón bái phục.

Trong khoa học, cũng như trong bất cứ lãnh vực nào, phẩm quan trọng hơn lượng. Người ta quan tâm đến phẩm chất hơn là số lượng. Phẩm chất ở đây là chất lượng khoa học và tác động đến thực tế. Chính tác động thực tế mới là thước đo thành tựu của một nhà khoa học. Ở Úc, khi xin tài trợ từ các tổ chức lớn, người ta chỉ xem xét 10 bài báo mà thôi. Nhà khoa học có thể có 1.000 bài, nhưng nhà tài trợ chỉ xem xét 10 bài. Mười bài đó sẽ nói ‘anh là ai và thuộc đẳng cấp nào.’

Bà Đồ U U (Giải Nobel Y Học 2015) chỉ công bố 5 bài báo thôi, nhưng những công trình của bà ấy cứu hàng triệu người trên thế giới. Bà Katalin Karikó suốt sự nghiệp 40 năm chỉ công bố chừng 100 bài và cũng chẳng có bao nhiêu trích dẫn, nhưng bà ấy được trao Giải Nobel Y Học 2023.

https://scholargps.com/scho…/90053345668129/katalin-kariko

Người ưu tiên phẩm chất có thể thiệt thòi nhứt thời (vì lý lịch của họ có vẻ khiêm tốn), nhưng sự nghiệp khoa học lâu dài của họ đầy ý nghĩa.

GS Nguyễn Văn Tuấn

Nguồn: FB Nguyễn Tuấn

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.

Người dân sống dọc suối Prek Ta Hing nằm ở huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi sẽ được mở rộng khi kênh đào Funan Techo được xây dựng, chụp ngày 29 tháng 2 năm 2024. Ảnh: CamboJA/ Pring Samrang

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết

Tất cả báo chí chính thống trong nước đã im bặt, không nhắc một chữ nào tới kênh đào Techo Phù Nam nữa. Điều này cho thấy cho dù Campuchia là một nước nhỏ hơn ở bên cạnh Việt Nam, nhưng họ rất hiểu cách chống lại Việt Nam như thế nào.

Và như thế, tương lai u ám đang diễn ra. Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết.

Nhà báo Huy Đức (Trương Huy San)

Ai xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của ai?

Không còn nghi ngờ gì, điều 331 Bộ luật Hình sự là điều luật nổi danh nhất trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay. Đã có nhiều ý kiến trên mạng đòi xóa bỏ điều luật này. Đáp lại bằng các bài viết đăng tải trên báo chính thống, “người tuyên giáo” đưa ra lập luận: Nhiều quốc gia khác cũng quy định tội danh này, không chỉ mình Việt Nam. Và họ đưa ra ba dẫn chứng…