Ma đưa lối, quỉ đưa đường

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đã đến lúc, Hà Nội không thể “câm như hến” mãi được, khi mà tòa thượng thẩm Đức đã ra những cáo trạng nặng nề cho những người liên quan đến “điệp vụ ăn cắp” Trịnh Xuân Thanh.

Chính phủ CSVN đang bị dồn vào bước đặng chẳng đừng, “tiến thoái lưỡng nan” khi mà đã quá muộn để có cơ hội “xin lỗi” người Đức. Chẳng có một cái phao nào từ phía Nga hay Trung cộng có thể cứu vãn được một quyết định trừng phạt chắc chắn sẽ được dành cho thói “kiêu ngạo Cộng sản”, coi thường luật pháp quốc tế của nhà cầm quyền Việt Nam.

Không những hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU sẽ không còn, mà ngay cả những gói viện trợ của EU cùng những dự án hợp tác kinh tế cũng sẽ bị đình trệ. Khủng hoảng ngoại giao tồi tệ nhất từ trước đến nay của CSVN với liên minh Châu Âu sẽ kéo theo những tổn thất to lớn về kinh tế và chính trị. CSVN sẽ được “vinh danh” là một nhà nước “khủng bố”, “ăn cắp” và “lợi dụng lòng hiếu khách” trước thế giới văn minh. Những cái “mặt thớt” trơ lỳ cảm xúc có lẽ cũng không cảm thấy gì từ việc nhục quốc thể này, nhưng sụt giảm xuất cảng và viện trợ có thể lên tới nhiều tỷ dollars ngay trước mắt, chắc chắn sẽ gây ra cơn co giật cho nền kinh tế và quyền lợi cho các tập đoàn “tư bản Đỏ” như Viettel đang nhắm tới thị trường Đông Âu cũ.

Mọi thứ đã bị phơi bày trước công luận, dù cho cố sức chặn phá thông tin, bóp méo thì Sự Thực trong vụ việc này vẫn “trần truồng” như ông vua hoang tưởng, thích xu nịnh, mặc chiếc hoàng bào bằng không khí và hoan hỉ tự đắc – “mình phải như thế nào thì mới được như thế chứ?.

Hà Nội sẽ có những “biện pháp nghiệp vụ” đồng bộ như sau để giải quyết khủng hoảng ngoại giao với Châu Âu.

1- Ra sức chặn phá các thông tin trên mạng xã hội, các trang báo chí quốc tế đưa tin tức diễn biến về chủ đề “điệp vụ ăn cắp”, kết quả tố tụng của người Đức, cũng như các biện pháp trừng phạt mà EU sẽ thực hiện có nguyên nhân từ sự kiện bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin.

2- Sử dụng những chiêu trò câu like gây bất bình xã hội như vụ “café pin con ó” để đánh lạc hướng dư luận; vứt thêm “củi gộc” vào “lò” để tăng số lượng người dân ủng hộ chương trình chống tham nhũng, nâng cao uy tín của “người đốt lò vĩ đại” cũng là biện pháp làm giảm thiểu mức độ ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng ngoại giao. Đây đồng thời là lời “răn đe” kẻ nào trong nội bộ Đảng định “khoét sâu” vào “gót chân Asin” của cụ Tổng. Ai cũng biết, hệ thống chính trị csvn có “đốt đuốc giữa ban ngày” cũng chẳng tìm thấy ai “trong sạch”, “đồng chí” nào cũng thừa tiêu chuẩn làm “củi” nên ai cũng hết sức lấy lòng cụ Tổng trong lúc này.

3- Tiếp tục sử dụng biện pháp “chiến thắng tinh thần AQ” để tự trấn an “tụi Đức nó lên án thì cũng chẳng đụng tới được cái lông chân của ông”, “bao năm chiến tranh dân ta ăn bo bo trường kỳ còn đánh thắng Mỹ Ngụy, huống chi khó khăn kinh tế chút đỉnh”... Nhận định là hệ thống tuyên truyền của Đảng phải làm việc với 2000% công suất “bóp méo sự thực” như vụ “Syria bắn rụng hầu hết tên lửa tomahawk của Mỹ chỉ với vũ khí từ thời Liên Xô” vừa qua và vận dụng sức mạnh “tinh thần cách mạng vô địch”… Hà Nội sẽ tiếp tục “ngó lơ” những tuyên bố của người Đức như thể chuyện không có gì liên quan.

4- Nếu EU tiếp tục truy gắt gao những tướng tá tham gia trực tiếp vào vụ bắt cóc và yêu cầu Việt Nam phải giao người thì cũng đành “lạc nước hai xe đành bỏ phí”. Tướng công an có hơn 400 tướng, mất vài ba tướng cũng có làm sao? Các đồng chí hy sinh cũng vì nước, vì Đảng cả. Chắc chắn, đồng chí nào cũng sẽ được hưởng nghi lễ cấp nhà nước, phong anh hùng, con cháu được ấm êm, ghế cao, bổng hậu cả đời. Còn nhớ, tướng Phạm Quí Ngọ hẳn là ‘tấm gương sáng ngời” cho các đồng chí “còn Đảng, còn mình” học tập, noi theo?

….

Tuy nhiên, có thể hoàn toàn nói trước rằng những “biện pháp nghiệp vụ” này của Hà Nội chẳng khác nào “lấy giấy gói lửa” trong bối cảnh chính trị và thời đại thông tin như hiện nay. Trong trường hợp Đức cùng Slovakia vận động EU cùng triển khai đồng loạt các định chế trừng phạt Việt Nam, chưa cần nói đến các tác động tiêu cực khác, Việt Nam thực sự sẽ đối mặt với cơn khủng hoảng toàn diện cho nền kinh tế vốn èo uột và luôn bị thâm hụt thương mại ở mức cao. Nguồn thu ngoại tệ trông chờ phần lớn từ thặng dư ở Châu Âu, Mỹ, kiều hối, xuất khẩu lao động và viện trợ nhân đạo sẽ sụt giảm thê thảm trong năm 2018.

Một cơn địa chấn khác hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai gần: Bàn cờ địa chính trị Đông Bắc Á đang biến chuyển nhanh chóng, khi Triều Tiên và Hàn Quốc “tay trong tay”, “Nam Bắc chung một nhà”. Các nhà đầu tư Hàn Quốc như Samsung sẽ xem xét khả năng quay về xây dựng quê hương thay vì tiếp tục hợp tác với một “đối tác” chuẩn bị được đưa vào danh sách bị EU trừng phạt cả về thương mại lẫn chính trị như Việt Nam.  Đó mới thực sự là một cú “tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ” cho cả nền kinh tế lẫn xã hội Việt Nam, vì chỉ riêng Samsung cũng đã chiếm đến 25% GDP của quốc gia cộng sản này.

Một lượng lớn công ăn việc làm và bảo hiểm xã hội trông chờ vào “nồi cơm” FDI. Nếu Samsung ra đi, không chỉ mất 25% GDP và 30% giá trị xuất cảng cùng hơn 110.000 công ăn việc làm, mà toàn bộ hệ thống bảo hiểm xã hội đang “nát như tương” và “rỗng ruột” từ thời Nguyễn Thị Kim Ngân làm bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, sẽ sụp đổ chỉ trong vòng 6 tháng. Đây là quân domino đầu tiên ngã xuống, kéo theo cả một xã hội và thể  chế Xuống Hố Cả Nút như người bạn Venezuela.

Nếu cơn ác mộng này trở thành hiện thực, e rằng “người đốt lò vĩ đại” sẽ cũng bị “đám đông quần chúng” phẫn nộ vứt luôn vào lò làm củi theo nghĩa đen chứ chẳng chơi. Lúc đó, ông có than thân trách phận, làm sao mà “ma đưa lối, quỉ đưa đường” để đi bắt một “con cá lòng tong” như Trịnh Xuân Thanh để xảy ra cơ sự như thế? E rằng mọi sự đã quá muộn. Hỡi ôi cái “đỉnh cao trí tuệ” của người Cộng sản!

Tân Phong,
03.05.2018

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.