Martin Luther King và Câu Chuyện Montgomery

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào một ngày cuối năm 1955 tại thành phố Montgomery, tiểu bang Alabama, bà Rosa Parks, một người Mỹ da đen, từ chối không chịu nhường ghế trên xe buýt cho một người khách da trắng khác như thường lệ. Hành động thách thức của Rosa Parks khởi động cuộc tẩy chay hệ thống xe buýt Montgomery và mở màn cho một phong trào rộng lớn tranh đấu dân quyền cho người da màu tại Hoa Kỳ. Lãnh tụ của cuộc tẩy chay xe buýt Montgomery và cũng là linh hồn của phong trào tranh đấu cho dân quyền là Mục sư Martin Luther King, Jr.

JPEG - 56.5 kb

Để thuật lại câu chuyện trên cũng như quảng bá về hình thức đấu tranh bất bạo động, tổ chức Fellowship of Reconciliation (FOR) tại Hoa Kỳ đã xuất bản một truyện bằng tranh (comics) vào năm 1958 với tựa đề “Martin Luther King và Chuyện Montgomery”. Truyện bằng tranh để minh họa về phương thức bất bạo động một cách sống động và giúp người đọc dễ thấm nhập những ý niệm tranh đấu bất bạo động.

Cơ quan FOR đã in ra 250.000 quyển, phổ biến kín đáo khắp miền Nam Hoa Kỳ trong những năm cuối thập niên 50 như một công cụ huấn luyện về tranh đấu bất bạo động. Truyện tranh này đã được các sinh viên gốc da đen đón nhận nồng nhiệt và được xem như là tài liệu đầu tay dẫn dắt họ vào lãnh vực tranh đấu bất bạo động. Cạnh đó cơ quan FOR còn chuyển ngữ và in lại truyện này bằng tiếng Tây Ban Nha để phổ biến đến các quốc gia vùng Trung Mỹ và Nam Mỹ. Truyện này được dùng như tài liệu căn bản cho các phong trào tranh đấu cho dân quyền. Nửa thế kỷ sau vào năm 2008 để kỷ niệm ông Martin Luther King người ta đã chuyển ngữ truyện này sang tiếng Á Rập để quảng bá các ý niệm tranh đấu bất bạo động đến với quần chúng trong vùng Trung Đông.

Trong nỗ lực quảng bá về đấu tranh bất bạo động bằng nhiều hình thức khác nhau, đảng Việt Tân đã dịch truyện này ra tiếng Việt để quảng bá tại Việt Nam vào tháng Giêng năm 2009. Bản dịch này được kính tặng những “Rosa Parks” của Việt Nam: Phạm Thanh Nghiên, Lê Thị Công Nhân, Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Thị Hồng, Lê Thị Kim Thu, Lê Thị Lệ Hằng, Hồ Thị Bích Khương, Trần Thị Thùy Trang và các con cháu Trưng-Triệu đã dũng cảm không lùi bước trước bạo lực.

Bấm vào hình dưới đây để xem truyện tranh:

hoặc tải truyện tranh trong dạng .PDF xuống:

PDF - 4.9 Mb
Truyện tranh “Martin Luther King và Câu Chuyện Montgomery”, dạng PDF, 5Mb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.