Mất rồi “của báu” nước Nam

Nữ ca sĩ Thái Thanh (phải) và con gái, ca sĩ Ỷ Lan. Ảnh chụp màn hình FB Manh Dang
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Người miền Nam, con em của thế hệ sống qua cuộc chiến tương tàn trước những năm 75, thì hầu như, không mấy ai có thể nói rằng chưa từng nghe tiếng hát Thái Thanh. Người ca sĩ tài sắc vẹn toàn.

Quả thật, ca sĩ ít ai được sở hữu giọng hát thiên bẩm như bà. Có những nhạc phẩm, sau khi bà đã hát thì đã “đóng đinh” với tên tuổi của bà, trở thành sở hữu riêng của bà.

Tiêu biểu, trong nhạc phẩm Buồn tàn thu (Chinh phụ khúc) của nhạc sĩ Văn Cao. Trong ca từ có câu “Ai lướt đi ngoài sương gió“, qua giọng ca của bà, thính giả không chỉ rùng mình khi nghe giọng hát chạm đến tận nơi sâu thẳm tâm hồn, mà còn mơ hồ nhìn thấy cả bóng người đàn ông ra đi, thoảng lướt nhanh trong màn sương giá buốt, bên tiếng gió đêm rít nhẹ qua khe cửa… và nỗi cô quạnh, lạnh lẽo, nhớ nhung da diết của người thiếu phụ ở lại. Sau bà, không hầu như không còn ai có thể hát mê hoặc được như thế nữa.

Phòng trà nghỉ chân nghe Thái Thanh ca Biệt Ly“[1]. Thế cho nên, thế hệ cha tôi, đã có những bác “nghiện” Thái Thanh đến mức hàng đêm, ông phải đến phòng trà để nghe bà hát. Điều ấy, đã từng là giai thoại của các bạn cha tôi về bà.

Ở hải ngoại, một nữ ca sĩ trẻ đã hát lại nhiều nhạc phẩm từng “đóng đinh” với tên tuổi bà. Cũng sở hữu âm vực rộng mênh mông, luyến láy khéo léo, phát âm tròn vành, rõ chữ… nhưng với tuổi đời còn trẻ, sự trải nghiệm cuộc sống còn ít, nên nghe chất giọng vẫn còn thiếu hẳn chiều sâu cảm xúc và sự mê hoặc rất riêng của bà.

Sau ngày thống nhất đất nước, nhiều ca sĩ đã sớm thích nghi, để “Nối vòng tay lớn” mà tồn tại với nghề, tiếp tục được ca hát, dù chỉ là hát những bài ngợi ca lãnh tụ hay tô hồng chế độ. Nhưng bà thì không. Tuy người ca sĩ sống cần khán giả như con cá sống cần nước, nhưng bà đã không chọn lối sống thỏa hiệp để được ca hát. Xa khán giả, bà chọn thân phận con cá trên cạn, bà đã ở ẩn, để 10 năm sau khi vượt thoát đến bến bờ mà bà tin là tự do, bà lại tung tăng “Em tan trường về” trong “Ngày xưa Hoàng Thị“, man mác với “Quê hương“, da diết vời “Tình ca” và thổn thức với “Tình hoài hương“… làm tan chảy hàng vạn trái tim thính giả yêu thương bà.

Ra đi một lần là mãi mãi, bà chưa từng một lần hát lại trên quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn. Vì lẽ, dù chưa bao giờ công khai thể hiện quan điểm chính trị, nhưng hành xử của bà thì lại mạnh mẽ, hùng hồn gấp bội phần so với những lời tuyên bố lớn tiếng nhất.

Hôm nay, nhiều người đã chia sẻ với nhau thông tin về việc trái tim của bà, người ca sĩ tài hoa đã ngừng đập.

Bùi ngùi, thôi mất rồi “của báu” nước Nam! Bà mất, nhưng di sản của bà để lại thì không hề mất mảy may, vẫn còn nguyên đó trong lòng người mộ điệu đã từng bao lần thổn thức nghe giọng ca của bà thuở sinh thời.

Hậu sinh người miền Nam xin gởi đến bà nén tâm hương tưởng niệm.

Saigon, ngày 18/03/2020

LS Đặng Đình Mạnh

[1] Giọt buồn không tên của Nhã Ca – Đình Phước.

Nguồn: FB Manh Dang

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.