Máu nhuộm bến Thượng Hải

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

1900 tỷ USD tương đương với 2/3 dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, đã bốc hơi khỏi thị trường chứng khoán khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung không tuyên bố, nhưng đã được bắt đầu.

Từ đỉnh cao được thiết lập vào đầu năm 2018, giờ đây những gì mà người ta thấy ở Thị Trường Chứng Khoán Trung Quốc là một màu đỏ máu chết chóc. Thị trường Chứng Khoán Thượng Hải mất tới 20% giá trị vốn hóa và không thấy dấu hiệu gì cho thấy sẽ hồi phục trong ngắn hạn.

Cơn “thủy triều đỏ” đang phủ kín các màn hình của thị trường chứng khoán Trung quốc làm giới đầu tư choáng váng. Thị trường chứng kiến đợt rút vốn của các quĩ đầu từ chứng khoán lớn nhất, kể từ 2015 trở lại đây, đồng nhân dân tệ mất giá nhanh chóng so đồng dollar Mỹ. Nhưng chừng đó, mới chỉ là khởi đầu, “giấc mơ Trung Hoa” đang biến thành cơn “ác mộng Trung Hoa”.

Thị trường Chứng khoán Thượng Hải có số vốn hóa khổng lồ lên tới 7,4 ngàn tỷ USD, đứng thứ 2 trên thế giới về độ lớn, có mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong một thời gian dài. Song song, nó cũng có mức độ dao động lớn gấp 5 lần so với thị trường chứng khoán Mỹ và tổng giá trị số cổ phiếu bị ngừng giao dịch trong tháng 3.2018 vừa qua lên gấp 3.150 lần so với thị trường Mỹ.

Năm 2015, chỉ trong vòng 1 tháng, 3.900 tỷ USD là con số vốn hóa, bị thổi bay khỏi thị trường này. 66% các nhà đầu tư ở TTCK Trung Quốc chưa học hết cấp 3 và có 6% là thất học. 80% giao dịch của thị trường thuộc về những nhà đầu tư chơi “chứng” theo kiểu “mua số, chiều xổ”.

Theo khuyến cáo của Morgan Stanley, các quĩ đầu tư chứng khoán phải nhanh chân thoái vốn, giảm danh mục đầu từ khỏi thị trường trước khi cơn khủng hoảng thực sự trở thành cơn hoảng loạn. Một nghiên cứu nội bộ của Viện Nghiên Cứu Tài chính và phát triển Quốc gia (NIFD) Trung Quốc cho biết: Vỡ nợ trái phiếu, thanh khoản suy kiệt và đợt lao dốc gần đây trên các thị trường tài chính đang tạo ra những mối nguy hiểm đặc biệt nghiêm trọng, nhất là trong bối cảnh lãi suất tại Mỹ tăng lên và cuộc chiến thương mại với Mỹ leo thang.

Cũng theo nghiên cứu này, thì giải pháp tài chính và kinh tế vĩ mô là mối quan tâm hàng đầu trong thời gian tới. Trước viễn cảnh cơn “hoảng loạn tài chính” đang tới gần, trong khi những căng thẳng về chiến tranh thương mại mới chỉ bắt đầu, giới chức Cộng sản Trung Quốc quan ngại về khả năng chịu đựng của nền kinh tế vốn dĩ phụ thuộc rất lớn vào xuất cảng. “Núi tiền” tương đương 760 tỷ USD được chính phủ bơm vào để làm “đòn bẫy” cho thị trường chứng khoán vừa qua, đã thất bại.

Không giống như cơn khủng hoảng năm 2015, đợt khủng hoảng này xem ra, có nguyên nhân trầm trọng hơn rất nhiều. Và người ta thấy, thị trường khổng lồ này, “mong manh dễ vỡ” đến như thế nào. Mọi thứ có thể đảo ngược 180 độ trong chớp mắt. Năm 2015, chính phủ Trung Quốc cũng đã bơm gần 1000 tỷ USD để chặn đà tháo vốn ồ ạt của thị trường này. Núi tiền bằng 1/3 dự trữ ngoại tệ quốc gia đã duy trì tác dụng cho tới cuối năm 2017 và đầu năm 2018. Nhưng tất cả, đã trở thành quá khứ.

Chưa bao giờ, Bắc Kinh phải khó khăn khi đối phó với một tổng thống Mỹ quyền biến, thông thuộc tất cả các chiêu thức Tôn tử và đầy lọc lõi khi chơi một bàn cờ vây toàn diện trên cả mặt trận kinh tế, chính trị, quân sự… với lối chơi “pressing” liên tục, đầy mạnh mẽ như Donald Trump. Rút khỏi hàng loạt những “sân chơi” như hiệp định khí hậu Paris, thỏa thuận hạt nhân Iran, UNESCO, TTP, và thậm chí có thể cả WTO… những nơi mà Trung quốc đã nỗ lực “tha hóa” những hệ thống quyền lực mềm quốc tế để tìm kiếm lợi ích cho tham vọng bành trướng trong nhiều thập kỷ qua.

Cảm hứng dân túy MAGA và sách lược thực dụng của Donald Trump nhanh chóng được thể hiện bằng lợi ích cụ thể và con số tăng trưởng kỷ lục cho nền kinh tế Mỹ. Những tập đoàn Mỹ đang có nhà máy ở Trung Quốc, sẽ nối tiếp bước chân của Foxcon và hàng triệu việc làm trở lại. Chính sách thuế, trừng phạt gian lận thương mại và xâm phạm bản quyền… của Mỹ đối với các công ty Trung cộng như ZTE đang làm tê liệt từng phần những cấu trúc kinh tài của “con rồng Trung hoa”.

Và nguy hiểm hơn, với đặc tính đầu tư đầy may rủi,“tâm lý bầy đàn” của thị trường chứng khoán Trung Quốc, sẽ làm trầm trọng thêm cơn khủng hoảng tài chính. Tác động cộng hưởng của nó với các ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại, sẽ dễ dàng làm nổ tung quả bong bóng đẹp đẽ mang tên “giấc mơ Trung Hoa”.

“Ngẫm người lại nghĩ đến ta”, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng chứng kiến cơn địa chấn đang rung rinh tới tận nền móng khi khoảng 20 tỷ USD vốn hóa của thị trường đã bốc hơi trong tuần qua. Sau nhiều nỗ lực “bơm tiền không ngừng nghỉ” để ngăn chặn đợt suy thoái trầm trọng từ đầu tháng 6, Thị Trường Chứng Khoán Việt vẫn ngụp lặn dưới mức 1000 điểm khá lâu, một sự gắng gượng của những mã trụ cột để cứu vớt thị trường như một trấn an về tâm lý?

Tuy qui mô và độ lớn thị trường quá nhỏ so với Trung Quốc, nhưng Thị Trường Chứng Khoán Việt với mức vốn hóa cũng lên tới 183% so với GDP quốc gia, đang ngày một có ảnh hưởng lớn đối với các doanh nghiệp Việt. Và những vấn đề mang tính “đặc thù” ở Trung Quốc thì cũng rất giống với Việt Nam trong vấn đề thiếu sự minh bạch, cấu trúc kém ổn định, mức giao động lớn… với những nhà đầu tư chứng khoán mù chữ.

Màu đỏ nhức nhối, rực cháy trên sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải như chỉ dấu cho một cơn “hoảng loạn tài chính” sẽ sớm biến thành thảm họa. Và màu sắc ám ảnh đó cùng với những gương mặt thất thần, những cuộc đổ máu đúng nghĩa đen, khi những nhà đầu tư thích chơi trò “nhảy cầu” hơn là chơi golf ngày một nhiều, làm người ta có liên tưởng so sánh, đầy tính hình tượng, về một tựa đề phim ăn khách của điện ảnh Trung quốc đầu thập kỷ 80. Đó là nói về giai đoạn lịch sử hỗn loạn với những bi kịch thời đại có tên “máu nhuộm bến Thượng Hải”.

Xem ra, cả hai quốc gia cộng sản anh em, với tình hữu nghị “Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan” với cùng một màu cờ đỏ chói, đang thực sự có chung những vấn đề nghiêm trọng về kinh tế và cả thể chế. Biết đâu, chẳng phải từ cuộc khủng hoảng này, máu lại nhuộm đỏ từ bến Thượng Hải xuống Biển Đông đang nổi những cơn cuồng phong ở đường chân trời.

Tân Phong, ngày 30.06.2018

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu trong họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hà Nội hôm 20/6/2024. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP

Bài viết “chạy tang” cho Nguyễn Phú Trọng do Tô Đại tướng đứng tên

“Tiên đế vừa nằm xuống, ngự thi chưa nguội lạnh, sự ganh đua quyền bính đã lộ diện…” Bài viết “chạy tang” đã phải điều chỉnh thời điểm công bố đến ba lần (lần lượt các ngày 19, 20 và 21/7). Điều này có báo trước cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm hay không tại Hội nghị Trung ương bất thường tới đây?

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…