Mấy lời cùng ông Tổng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Dù những cái “loa phường” vẫn tung hô “bốc thơm” chuyến công du hiếm hoi của ông Tổng Trọng sang xứ người, lại là nước Pháp – quốc gia vốn trong kinh sách của những người CSVN bị xếp vào là tụi “thực dân đế quốc” – nên việc phải làm sao để cho họ phải thấy được lý tưởng cách mạng vô sản sáng ngời, thấy được cơ hội to lớn cho họ khi Việt Nam muốn làm bạn với thế giới, sẵn sàng đưa tay cho cả cựu thù mà không chấp chi cái việc họ “đô hộ” cả trăm năm. Chừng đó, đã thấy Đảng ta vĩ đại, nhân văn thế nào.

Chuyến đi Pháp lần này của ông Trọng hẳn nhiên là một việc làm hệ trọng. Nó còn quan trọng hơn khi nghe nói, cái Hiệp Uớc Thương Mại Tự Do VN – EU (EVFTA) trị giá tới 25 tỷ USD/năm đang có khả năng mất trắng sau vụ Trịnh Xuân Thanh – mà ông là người “treo chuông”, thì nay, ông phải là người “hạ chuông” xuống. Dù chẳng ưa gì khuôn mặt bằng sáp, giọng nói ề à với những luận điệu cũ rích mà ông diễn hoài không chán bao năm qua, nhưng vì cái sự hệ trọng của chuyến đi Pháp này, mà tôi phải mong ngóng, chờ những tin tức trên mạng xã hội, những tờ báo nước ngoài đăng tin về ông ra sao. Nếu mà cái thị trường EU nó cấm cửa hàng Việt Nam hoặc áp thuế này nọ, thì thiệt là khổ cho dân tình lắm.

Nhưng xem ra, tin tức mấy ngày qua thật không phải là tin tốt lành. Cái cách mà người Pháp tiếp đón bậc nguyên thủ như ông thật quá ư là xoàng xĩnh, thậm tệ. Chẳng giống người “đồng chí” Trung Quốc đã bắn tới 21 phát đại bác khi đón chào ông ở Đại lễ đường hoành tráng khi ông sang đó ký kết hàng loạt những hiệp định “bán nước toàn diện”.

Báo chí trong nước thì nói ngài Tổng thống Macron mời đón ông sang, vậy mà chẳng có một quan chức cấp bộ trưởng ra máy bay đón tiếp ông. Ngày cuối cùng chuyến công du, bầu đoàn hùng hậu của ông mới được ông chủ điện Élysée tiếp chuyện và kèm theo lời nhắc nhở về Nhân quyền và tự do báo chí như một khuyến cáo Hà Nội nếu muốn tiến xa hơn trong quan hệ với EU.

Báo chí nước ngoài không hề đưa một dòng về chuyến công du của ông tới Paris ngoài mục quảng cáo của tờ Le Monde. Nghe nói, ông chi “bạo tay” cho mấy thằng bồi bút ở bên đó viết bài, đăng quảng cáo hết hơn 4 tỷ Hồ tệ. Việc này “bọn thối mồm” nó bảo là ông Tổng là người tàng hình thích soi gương nịnh – thật là nghĩ mà tức thay cho ông. Đúng là bọn thực dân thâm nho. Nghĩ cái cảnh “quần thần lơ láo, phận mình ở đâu” của bầu đoàn thê tử ở xứ người, không biết sao tôi nhớ đến tác phẩm “Vi hành” của người đồng nghiệp “đốt lò, phụ bếp” của ông năm xưa.

Không biết, người Paris hôm nay nhìn ông với con mắt có khác gì với đôi trai gái trên tàu điện ngầm bàn tán về cái hình hài “da vàng, mũi tẹt, điệu bộ ngây ngô” trong câu chuyện kể của anh chàng An nam bị nhầm tưởng là vua Khải Định khi sang Pháp qua giọng văn châm biếm của tiền bối ông hay không?

Dù FLC đã ký hợp đồng mua 24 chiếc máy bay của Pháp thì chẳng thấy có một hứa hẹn gì cho những việc buôn bán giao thương giữa Việt Nam và EU sẽ tiến triển tốt đẹp hơn trong thời gian tới. Chưa kể, hàng hóa thủy sản của Việt Nam sẽ chính thức bị cấm cửa trong vòng 1 tuần tới nếu Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) không có câu trả lời và giải trình thỏa đáng cho giải pháp bảo vệ nguồn lợi và xuất xứ đánh bắt thủy hải sản Việt Nam.

Hàng trăm triệu Mỹ Kim sẽ mất trắng và hoàn toàn phải trông chờ may rủi vào thị trường Trung Quốc… Nguy cơ hàng chục công ty thủy sản sẽ phá sản nếu thị trường EU đóng cửa với hàng thủy sản Việt Nam chưa kể một loạt các chính sách thuế sắp tới bị tác động của cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ sẽ khiến cho nhiều ngành nghề của Việt Nam bị áp đặt thuế chống phá giá và giả mạo xuất xứ hàng hóa. Đó thực sự là một thảm họa cho kinh tế Việt Nam đang nát như tương bần dù nền báo chí cách mạng thi nhau ngày đêm ca ngợi “vận nước đang lên”, phát triển chưa từng có.

Chuyến đi của ông Tổng đến Paris cùng với 1/3 đội ngũ Bộ Chính Trị, chắc hẳn, không chỉ là đến thăm bức tượng của ông Hồ đặt ở vườn hoa của “xã” Montreuil hay kỷ niệm 45 năm bang giao với “thực dân” Pháp?  Nghe nói trước khi ông đến Paris, EU đã khởi tố vụ án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và truy tố đặc vụ Nguyễn Hải Long tham gia vụ án trên.

Nếu tiếp tục truy cứu, vụ án sẽ lần lượt yêu cầu tướng Đường Minh Hưng và những người khác ra tòa quốc tế và cuộc khủng hoảng ngoại giao với Đức và EU sẽ không khác gì vụ Skripal ở Anh quốc. Nếu thế, uy tín chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế mất hết và khủng hoảng kinh tế cũng từ đó mà ra.

Bọn “thế lực thù địch” sẽ nhân đây chọc ngoáy… Không tháo được “quả chuông oan nghiệt” này xuống thì nó sẽ gióng hồi chuông nguyện cho sự nghiệp chính trị vinh quang của người “đốt lò vĩ đại”. Nghĩ đến đây, thật tình tôi cũng “tâm tư” cùng ông Tổng.

Nhìn lại cái thế “trứng để đầu đẳng” cả kinh tế, chính trị, quân sự của nước nhà CSVN do ông cầm đầu, chèo chống mà thấy thương thay cho ông. Khi ông lui cui “nhóm lò”, “đập chuột” thì nền kinh tế đã đến hồi phải hà hơi thổi ngạt, nền chính trị phe phái, tham nhũng, loạn sứ quân và quân đội nhung nhúc lũ tướng tá béo mầm chỉ còn biết bóp nặn người dân, bán biển, bán đảo, công thổ quốc gia cho ngoại bang.

Người ta cứ chửi ông là nô tài bán nước, “ôm chân đồng chí Tập” thiệt tình oan cho ông quá. Bởi vì nếu chửi phải chửi cả mấy đời tổng bí thư trước ông mới công bằng.

Xét cho cùng, về “đạo đức cách mạng”, ông sáng ngời gấp mấy lần những đời tổng bí thư vợ nọ con kia, cha con “chôn chung một lỗ”, cắt đất bán biển là mấy đời trước làm chứ đời ông cũng còn gì mà bán?

Họa chăng mấy cái mỏ dầu, mấy cái khu chế xuất, đặc khu mà cũng là hậu quả lịch sử để lại. Miếng ngon thì cũng chẳng đến lượt ông. Thiên hạ chửi ông nuốt tượng vàng mấy chục kg để cho chìm xuồng vụ Formosa mà tụi dân oan nó kêu gào, bọn phản động nó biểu tình, thiệt tình cũng cám cảnh cho ông bị người đời chửi đến thối mả. Oan cho ông quá!

Nay ông đi Pháp, viết lưu bút gửi người thợ ảnh năm xưa ở số 9, ngõ Compoint, quận 17, Paris. Không rõ ông có dự định gì cho sự nghiệp giải phóng thế giới của người Cộng sản trung kiên hay không?

Dân tôi ở nhà ngóng ông quá chừng, chẳng là vì sợ ông mãi đi giải phóng xứ tư bản, thực dân mà để quên luôn quốc thổ cha ông để lại 4000 năm cho người láng giếng 4 Tốt của ông sang giữ hộ. Chẳng hiểu vì lý do gì mà mới tháng 3 đầu năm, cả “tứ trụ triều đình” đi công cán nước ngoài liên tục, cứ để mặc biển đảo cứ như cái nhà hoang vô chủ, ai vào thì vào, ai ở thì ở.

Dân tôi bị bắn giết quá chừng mà chẳng thấy các bậc “phụ mẫu” có lời hỏi thăm. Biết ông trăm công ngàn việc, nay phải sang thăm người bạn vàng Cuba vẫn đang canh gác an ninh thế giới ở bên kia nửa địa cầu dạo này ngủ thức ra sao. Thật vất vả cho ông.

Nhắn ông về sớm để tiếp tục công cuộc “đốt lò”, “đập chuột” cũng như trông coi cái “giang sơn” nước Việt đến hồi rách nát hoang tàn. Tuy chẳng giải quyết được gì cho cái “đại cục” đã đến hồi cùng mạt, nhưng thôi, “mua vui cũng được vài trống canh” ông nhỉ?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đơn vị Thủy quân lục chiến Mỹ đến căn cứ Darwin của Úc ngày 04/04/2012. Ảnh minh họa: Reuters/ Bộ Quốc phòng Úc

Mỹ củng cố căn cứ miền bắc Úc làm tiền đồn hướng ra Biển Đông

Quân đội Mỹ đang xây dựng cơ sở hạ tầng ở miền bắc nước Úc nhằm giúp họ triển khai lực lượng ở Biển Đông nếu xảy ra khủng hoảng với Trung Quốc. Thông tin được hãng tin Anh Reuters đăng ngày 26/07/2024 sau khi nghiên cứu nhiều tài liệu và phỏng vấn một số quan chức quốc phòng Mỹ và Úc.

Dựa vào kết quả phân tích các văn bản đấu thầu, hãng tin Anh cho biết nhiều công trình được Mỹ âm thầm xây dựng tại hai căn cứ này để hỗ trợ máy bay ném bom B-52, chiến đấu cơ tàng hình F-22, máy bay tiếp nhiên liệu.

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.