Moderna sẽ sản xuất 20 triệu liều vaccine COVID trước cuối năm

Bích chương tuyển mộ người tình nguyện tham dự thử nghiệm vaccine COVID-19 do Viện Y Tế Quốc Gia Mỹ (NIH) và công ty Moderna phối hợp bào chế. Ảnh: AP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Công ty Moderna ngày 18 tháng Chín cho biết đang trên đà sản xuất 20 triệu liều vaccine thử nghiệm chống COVID trước cuối năm nay trong khi vẫn giữ mục tiêu sẵn sàng từ 500 triệu đến 1 tỉ liều vào năm sau.

Vaccine và thuốc chữa trị được xem là thiết yếu trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19 hiện chưa thấy có dấu hiệu chậm lại và đã làm hơn 944.000 người thiệt mạng trên toàn thế giới [hơn 953.000 người thiệt mạng, tính đến hết ngày 19/9/2020, ngày giờ Việt Nam – theo CSSE, Johns Hopkins University].

Một số ít vaccine, kể cả vaccine của công ty Pfizer [Mỹ ] và AstraZeneca [Anh-Thụy Điển] cũng đang được thử nghiệm trong những cuộc nghiên cứu rộng lớn.

Moderna [Mỹ] đã tuyển mộ được 25.296 người tham dự trong số 30.000 người dự trù trong cuộc nghiên cứu giai đoạn cuối, tính đến ngày 16 tháng 9.

Công ty đang làm việc với tập đoàn Lonza AG của Thụy Sĩ và Laboratorios Farmaceuticos Rovi của Tây Ban Nha để bào chế vaccine bên ngoài nước Mỹ.

Moderna đã có thỏa thuận cung cấp 100 triệu liều vaccine với Mỹ và đã hoàn tất những cuộc thảo luận với Liên hiệp Châu Âu về vaccine.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ ước đoán sẽ có 35-45 triệu liều vaccine từ hai công ty đầu tiên được chuẩn thuận tại Mỹ vào cuối năm nay.

Moderna có kế hoạch xin được chấp thuận cho sử dụng khẩn cấp vaccine của công ty trong số những nhóm có nguy cơ cao nếu vaccine chứng tỏ hiệu nghiệm ít nhất là 70%, tổng giám đốc công ty nói với Reuters trước đây trong tuần.

Nguồn: VOA

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)