Mời góp ý kiến, rồi bịt mồm mọi người, bịt tai mình, thế là kính trọng, dân chủ ư?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bộ chính trị đảng CS Việt Nam vừa trịnh trọng ra lời kêu gọi toàn dân góp ý vào 3 văn kiện dự thảo sẽ trình Đại hội XI. Ba văn kiện này được công bố từ ngày 15-9-2010, gồm Dự thảo Cương lĩnh thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Bản báo cáo chính trị và Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2010 – 2020. Cuộc góp ý sẽ thực hiện từ 15-9 đến 31-10-2010.

Đi cùng lời kêu gọi là Bản hướng dẫn ngày 10-9-2010 của Ban tuyên giáo trung ương đảng, hướng dẫn ngành thông tin báo chí về việc đưa tin toàn dân góp ý kiến, có đoạn nguyên văn như sau:

– «Không đăng và phát trên các phương tiện thông tin đại chúng những ý kiến phản bác chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về học thuyết Mác–Lênin, về tư tưởng Hồ Chí Minh, về vai trò lãnh đạo của Đảng, những vấn đề cần giữ bí mật về quốc phòng, an ninh đối ngoại, những ý kiến đả kích cá nhân hoặc tổ chức đảng, cơ quan nhà nước».

Thật là lịch sự! Thật là tử tế!

Thế nghĩa là một mặt Bộ chính trị ra lời trịnh trọng mời góp ý kiến, nhưng lại cho cơ quan tuyên huấn dưới quyền mình rào đón, ngăn chặn trước, giao hẹn cho toàn dân không được tỏ ý phản đối, bác bỏ, phê phán những gì thuộc về chủ trương, đường lối, quan điểm của đảng, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về tư tưởng Hồ Chí Minh, về vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản…

Vì sao vậy? Gần đây, ngày càng có những ý kiến của các nhân sỹ lão thành, các đảng viên có 50 năm, 40, 30 năm tuổi đảng, nhiều tướng lĩnh, sỹ quan cao cấp, cả cựu ủy viên Bộ chính trị, cựu ủy viên Ban bí thư trung ương, cựu ủy viên Ban chấp hành trung ương đảng, đưa ra hàng loạt ý kiến, trúng phắp vào những điều cấm kỵ trên đây.

Đó là yêu cầu từ bỏ khái niệm chủ nghĩa Mác–Lênin, từ bỏ khái niệm chủ nghĩa xã hội (kiểu Mác–Lênin), từ bỏ ý tưởng nền dân chủ – độc đảng, yêu cầu thay chủ nghĩa Mác–Lênin bằng chủ nghĩa dân tộc, thay danh xưng Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bằng danh xưng Nước Việt Nam, hay Nước Dân chủ Cộng hòa Việt Nam; đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Lao động Việt Nam, hay Đảng Dân chủ Nhân dân, hay Đảng Dân tộc, hay Đảng Xã hội – Dân chủ Việt Nam… với những lý lẽ và lập luận chặt chẽ, xác đáng.

Hàng loạt chủ trưởng lớn cũng được góp ý rất chân thành, như từ bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa vì khái niệm này còn rất mơ hồ, không cụ thể, không nên coi sở hữu quốc doanh là chủ đạo vì các tập đoàn kinh tế quốc doanh phần lớn làm ăn thua lỗ, còn phá sản, do được quá o bế, nuông chiều, tha hồ vay mượn ngân hàng nhà nước, trong khi kinh tế cá thể vừa và nhỏ của tư nhân bị phân biệt đối xử, rẻ rúng, chèn ép; như yêu cầu trao trả hẳn quyền sở hữu ruộng đất cho các hộ nông dân thực sự làm ruộng; hoặc như yêu cầu từ bỏ chế độ độc quyền cai trị của một đảng duy nhất, vì chế độ độc đảng không có kiểm soát, không có cân bằng, không có lựa chọn, thay thế, một mình một chiếu không thể có nền pháp trị nghiêm minh, không thể có dân chủ thật sự, không thể chống tham nhũng cửa quyền có hiệu quả.

Lại còn những chủ trương đã rõ ràng là sai lầm tệ hại như chủ trương «mời» ông bạn «vàng» của họ vào Tây Nguyên khai thác bauxite, vào đánh cá chung trong Vịnh Bắc Bộ, vào trồng rừng dọc biên giới; rồi chủ trương xây dựng khu kinh tế lọc dầu Dung Quật, lại còn chủ trương huênh hoang phát triển Vinashin thành ngành đóng tầu viễn dương mũi nhọn danh tiếng nhất châu Á (!)…; rồi chủ trương che dấu cả trung ương đảng và Đại hội X Bản báo cáo liên ngành tuyệt mật về Vụ án siêu nghiêm trọng Tổng Cục II, mà yêu cầu trong đảng phải đưa ra rõ ràng công khai trong dịp này, ngay trong Đại hội XI, họ sẽ ăn nói sao đây? Lờ đi mãi được à? Bịt mồm hàng triệu đảng viên được à?

Có thể nói những góp ý quan trọng nhất, then chốt nhất, có tác dụng từ bỏ sai lầm, đưa đất nước vào con đường đúng đắn, nhằm phát triển đất nước vững bền, xây dựng xã hội tiến bộ, bình đẳng, văn minh… là đều liên quan đến chủ trương, đường lối, quan điểm của đảng.

Không phải ngẫu nhiên mà có đảng viên hơn 30 năm tuổi đảng yêu cầu từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin tệ hại, nếu không sẽ đốt thẻ đảng viên trước đông đảo thanh niên nhằm cảnh tỉnh những thế lực bảo thủ lạc hậu tàn phá đất nước.

Đã có nhiều trí thức, chuyên gia, nhà báo, cư dân bloggers, văn nghệ sỹ lên tiếng yêu cầu sửa Hiến pháp, đề xướng và thực thi đầy đủ quyền làm người, các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do bầu cử, xây dựng xã hội công dân thật năng động rộng khắp, lấy dân chủ pháp trị đa đảng làm nền tảng, đã được thực nghiệm mấy thế kỷ nay và ngày càng hoàn thiện trên quy mô toàn thế giới.

Đã có những trí thức tâm huyết thét lớn rằng: xây dựng nền dân chủ đa đảng trong hòa bình và luật pháp là mệnh lệnh của thời đại!

Cũng có lời hô hào đầy nghị lực và tâm huyết, mang tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh: xây dựng chế độ dân chủ đa đảng trong hòa bình và pháp luật nhằm khơi dậy tiềm năng vô tận về mọi mặt của toàn dân, hay là chết!

Từ nay đến cuối tháng 10-2010 sẽ xuất hiện thêm nhiều góp ý, kiến nghị phong phú, có giá trị.

Không thể coi thường công luận, khinh thường công dân để một mặt Bộ chính trị mời toàn dân phát biểu, lại để cho ngành tuyên huấn ra hướng dẫn đe nẹt, bịt mồm trước mọi tiếng nói ngay thật, có chiều sâu trí tuệ và tâm huyết.

Lãnh đạo đất nước không thể thiếu kính trọng, thiếu dân chủ với toàn dân như thế được.

Để xem trên báo chí, trên đài phát thanh, trên vô tuyến truyền hình, trên diễn đàn quốc hội, hàng triệu ý kiến góp ý với Đại hội XI sẽ được phản ánh «trung thực, khách quan, đầy đủ» ra sao, hay vẫn là thói xấu xa dại dột chỉ phô ra những lời khen, tâng bốc, dấu kỹ mọi ý kiến trái chiều.

Vậy thì các tấm lòng tha thiết với vận nước sẽ tha hồ có dịp tìm đọc những ý kiến hay ho, những kiến nghị có giá trị cao, có lập luận chặt chẽ, những sáng kiến cứu nước bổ ích trên các mạng lề trái, trên các blog tự do mà cường quyền vẫn một mực sợ ánh sáng của sự thật không thể nào cản phá nổi.

Đảng cộng sản thường đề cao tự phê bình, coi tiếp thu phê bình, sửa chữa sai lầm như rửa mặt. Trong dịp Đại hội XI, chẳng lẽ lãnh đạo đảng lại không chịu rửa mặt, còn tỏ ra thiếu kính trọng, thiếu dân chủ với toàn dân, mời dân góp ý, rồi bịt tai mình lại, bịt mồm toàn dân không cho dân quyền nói thật. Qua Đại hội, qua việc mời toàn dân góp ý kiến kỳ này, có vẻ như họ vẫn tự trưng ra bộ mặt còn khó coi hơn trước nữa.

Bùi Tín

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.