Một cổ 3 tròng: Câu chuyện hòm công đức của các sư quốc doanh

Thượng Tọa Thích Thanh Quyết, cũng là đại biểu Quốc Hội Việt Nam, giới thiệu bức tranh "Đạo pháp và dân tộc" (phía sau lưng ông) tại một buổi lễ mừng ngày sinh của Đức Phật tại Học Viện Phật Giáo ở Sóc Sơn, Hà Nội, hôm 10/5/2019. Ảnh VOA chụp màn hình VietNamNet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vừa qua, sư quốc doanh Thích Thanh Quyết với danh nghĩa trưởng ban trị sự giáohội tỉnh Quảng Ninh có văn bản phản đối dự thảo thông tư của Bộ Tài Chính về việc bộ này đòi “quản lý” hòm công đức của các chùa trong Giáo Hội Phật Giáo. Ông Thanh Quyết nói dự thảo thông tư này của nhà cầm quyền là trái hiến pháp, pháp luật vì tiền công đức thuộc tài sản của Giáo Hội.

Thông tin này làm cho khá nhiều người bất ngờ vì trước nay ông sư quốc doanh này là người luôn luôn ca ngợi các chính sách của “đảng và nhà nước” là đúng đắn, khen ngợi sự chỉ đạo sáng suốt của đảng và ví von ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng như bồ tát. Ông Thanh Quyết học tiếng Tàu ở Đại Học Ngoại Ngữ Hà Nội và lấy bằng tiến sĩ Phật học ở Trung Quốc. Sau khi trở về từ Trung Quốc năm 2001, con đường quan lộ của ông Quyết lên như diều gặp gió. Sau đây là những vị trí mà ông Quyết đã và đang đương nhiệm theo Wikipedia cho biết.

– Đại biểu Quốc Hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Quảng Ninh.
– Ủy viên Ủy Ban Đối Ngoại của Quốc Hội.
– Phó chủ tịch Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.
– Quyền trưởng Ban Giáo Dục Phật Giáo (04/01/2017).
– Ủy viên Hội Đồng Khoa Học Trần Nhân Tông Academy.
– Phó viện trưởng thường trực Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Hà Nội (2012 – 2017).
– Viện trưởng Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Hà Nội (tháng 12/2017 đến nay).
– Trưởng Ban Trị Sự Phật Giáo tỉnh Quảng Ninh.
– Trưởng Ban Trị Sự Phật Giáo tỉnh Hà Nam.
– Trưởng Ban Trị Sự Phật Giáo tỉnh Bắc Kạn.
– Trụ trì khu di tích Yên Tử – Quảng Ninh.
– Trụ trì chùa Phúc Khánh – Ngã tư sở, Đống Đa, Hà Nội.
– Trụ trì chùa Non Nước – xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
– Trưởng ban chỉ đạo nhiều dự án xây dựng lớn như dự án chùa Đồng (Yên Tử), tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, chùa Non Nước…

Nếu nhìn vào những chức danh và vị trí mà sư quốc doanh Thích Thanh Quyết đảm nhận thực sự là rất gây sốc với tất cả mọi người. Vì chỉ một trong số mười mấy chức danh và chức vụ này thì một người tài giỏi đảm nhận được trọn vẹn cũng đã là quí hiếm. Vậy mà sư Quyết một mình ngồi mười mấy cái “ghế” thì hẳn ông Thanh Quyết đúng là người …Giời.

Thế nhưng, chỉ nghe vài lời phát biểu của ông sư quốc doanh này ở diễn đàn Quốc Hội khóa 14 thì người dân té ngửa ra với trình độ “tiến sĩ phật học” của thượng tọa, đại tá Thích Thanh Quyết. Ông Quyết kêu gọi xây dựng quân đội mạnh, trang bị vũ khí hạt nhân như Triều Tiên. Ông Quyết nói về kinh tế ngây ngô như trẻ lên ba “kinh tế thị trường là tốt, đặc biệt khi ta gắn với định hướng chủ nghĩa xã hội.” Ông có những lời tâng bốc tới mức thô bỉ việc ông Nguyễn Phú Trọng “một đít hai ghế” là “…cơ Trời, vận nước, mệnh Trời giao phó, là quyết sách hợp với ý đảng, lòng dân, tâm phật…

Ông Quyết còn nói “Nhà Phật chúng tôi, có nghìn mắt, nghìn tay nhưng vẫn có câu chuyện xử oan cho Thị Kính đến khi chết” khi nói về tỷ lệ oan sai trong tư pháp và hành pháp là rất rất nhỏ và chưa nói đến “thành tích phá án gian nan của các cơ quan tố tụng.” Ông Quyết lẫn lộn giữa sự tích dân gian không có thực với lịch sử và xuyên tạc các Phật tích khi đưa ra ví dụ nhằm chứng minh biện hộ cho tình trạng lạm quyền, gây oan sai thảm khốc ở Việt Nam. Một người tu hành nhưng những phát ngôn của sư quốc doanh Thanh Quyết trong tất cả các vấn đề kinh tế, quân sự, Phật Giáo, chính trị đều rất ngớ ngẩn, lẫn lộn, sặc mùi hiếu chiến và sắt máu… không hề biểu hiện tinh thần Bi Trí Dũng của nhà Phật.

Trở lại căn nguyên đang gây tranh cãi kịch liệt giữa Giáo Hội Phật Giáo quốc doanh và nhà cầm quyền CSVN là cái “thùng công đức.” Tiền công đức của những ngôi chùa, các di tích Phật Giáo nổi tiếng ở Việt Nam vô cùng lớn. Hàng năm số tiền công đức thập phương cho các di tích như Yên Tử có thể lên tới hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng và trước nay thì nhà cầm quyền không hề quản lý nguồn tiền này. Trụ trì chùa và Giáo Hội hoàn toàn tự quyết định về nguồn tiền công đức khổng lồ đó.

Nhưng vì các ngôi chùa, các di tích Phật Giáo lớn ở Việt Nam trong vòng 20 năm trở lại đây đều nhận được nguồn kinh phí lớn của nhà nước để trùng tu, xây dựng mới. Phật Giáo quốc doanh là tổ chức tôn giáo duy nhất ở Việt Nam được nhà cầm quyền hỗ trợ với tất cả các điều kiện ưu đãi nhất từ đất đai, cơ sở vật chất, nguồn kinh tài hoạt động… Các chức sắc của Giáo Hội Phật Giáo quốc doanh đều được nhà cầm quyền gửi đi đào tạo ở Tàu, đều là đảng viên đảng Cộng Sản, phần lớn đều mang cấp hàm của an ninh tôn giáo của Bộ Công An Việt Nam.

Có thể nói Giáo Hội Phật Giáo quốc doanh từ lâu là một đảng bộ của đảng CSVN và đều được cung cấp nguồn kinh phí, ngân sách do người dân è cổ đóng góp. Thế cho nên, giờ nhà cầm quyền muốn “quản” hòm công đức của các cơ sở tôn giáo của họ đầu tư, thì cũng có cái lý chính đáng. Thế nhưng, chủ trương này đụng đến quyền lợi của các vị chức sắc trong Giáo hội và nhất là các sư quốc doanh trụ trì ờ những cơ sở tôn giáo lớn.

Khi còn làm đại biểu Quốc Hội khóa 14, ông Quyết đã phản đối việc này quyết liệt “…chính quyền thích tham gia quản lý tiền công đức của nhà chùa. Tiền công đức là do các chức sắc Phật Giáo tu tâm dưỡng tính thanh tịnh mà tín đồ cảm kích dâng tam bảo, dùng để xây dựng cơ sở tôn giáo, đào tạo chức sắc, từ thiện xã hội, phát triển tôn giáo, để nuôi sống bản thân. Tại sao chính quyền không quản lý tài chính cho các tôn giáo khác cho bình đẳng mà chỉ quản lý tài chính của Phật Giáo.” Rõ là ông Thanh Quyết ám chỉ Bộ Tài Chính là bọn “kẻ xấu,” định cướp cái hòm công đức mà ông có rất nhiều phần trong đó.

Nhưng có lẽ ông Quyết cố tình quên rằng, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam chỉ là một cánh tay nối dài của đảng cầm quyền. Giáo Hội Phật Giáo quốc doanh được nhà cầm quyền nuôi dưỡng… để khếch trương nhằm mục đích mị dân. Nhưng giờ, “đảng và nhà nước” cần tiền thì các cơ sở tôn giáo cũng bị coi là “dâu tằm” hết. Mà “nuôi tằm để nhả tơ,” nếu không có tơ thì nuôi tằm làm gì? Giờ không cần mị dân nữa, vì “đảng và nhà nước” đã có rất nhiều súng và nhà tù rồi nên càng không có nhiều nhu cầu để ban phát lợi lộc cho các sư quốc doanh. Ông Quyết một mình làm trưởng ban trị sự của 3 tỉnh, trụ trì 3 ngôi chùa lớn nhất Việt Nam. Tính ra, mỗi năm, ông Quyết thu hàng ngàn tỷ đồng mà chẳng chia cho ai, thì không được rồi.

Người cộng sản có câu “không có bạn vĩnh viễn, không có thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích của… bản thân là vĩnh viễn,” nên giờ cái hòm công đức phải được chia phần cho đều. “Của đồng chia ba, của nhà chia đôi,” ít nhất thì cũng phải chia làm ba. Một phần nộp về Bộ Tài Chính, một phần nộp về Giáo Hội quốc doanh và phần còn lại chia cho các sư quốc doanh trụ trì …thì có thế mới yên được.

Tân Phong

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.