Một Phụ Nữ Đầy Niềm Tin Và Yêu Chuộng Dân Chủ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 20.5 kb
Bà Nguyễn Thị Thanh Vân.

Qua các hoạt động của tôi trong Ủy Ban COSUNAM kể từ 1993, tôi đã nhiều lần được gặp gỡ Cô Nguyễn Thị Thanh Vân. Lần đầu tiên là tại Berlin năm 1995 trong cuộc mít-tinh lớn của Cộng Đồng Việt Nam hỗ trợ cho Dân Chủ và Nhân quyền. Sau đó là những dịp Cô sang Thụy Sĩ để ủng hộ các hoạt động của Cosunam, và đồng thời làm phóng sự và tường trình cho các đài phát thanh và báo chí.

Trong các dịp Lễ Tết của Việt Nam hoặc trong các cuộc họp mặt biểu tình, chẳng hạn năm 2004 trước Trụ Sở Liên Hiệp Quốc nhân dịp kỷ niệm Hiệp Định Genève 1954, Cô Thanh Vân đã gây cho tôi một ấn tượng xâu đậm về tư cách của Cô trong vai trò của một nhà báo và nhà hoạt động tích cực dấn thân. Từ Cô toát ra phong thái kỳ diệu của một người vừa đầy lòng quả cảm quyết tâm cho lý tưởng Nhân quyền, vừa mang nét dịu hiền kín đáo của một phụ nữ Á đông !

Kết hợp giữa Đảng Việt Tân và Đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo Thụy Sĩ.

Với lý tưởng như vậy, dĩ nhiên Cô Thanh Vân đã sinh hoạt như một thành viên của Việt Tân, một Đảng đối lập chủ trương tranh đấu ôn hòa để dân chủ hóa Việt Nam. Các hoạt động của Cô nhằm đề cao cuộc đấu tranh bất bạo động cho Nhân quyền và đặc biệt là quyền tự do phát biểu.

JPEG - 65.9 kb
Ông Jean Marc Comte

Trong những năm gần đây, tôi đã tìm hiểu và được biết rõ thêm các hoạt động của Việt Tân mà các chủ trương cơ bản về sự tương trợ xã hội, gia đình, khoan dung, hoàn toàn phù hợp với các lý tưởng của chúng tôi trong đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo.

Vì vậy mà hồi đầu năm nay, trước sự hiện diện của các cấp lãnh đạo Đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo Genève, tôi đã vui mừng chấp nhận là « thành viên danh dự » của Đảng Việt Tân, cùng với bạn tôi, Ông Pierre Marti.

Việc kết tội Cô Thanh Vân là « khủng bố » và có hành động « phá hoại an ninh quốc gia Việt Nam » bởi nhà cầm quyền Hà Nội là một sự thẩm định hoàn toàn vô lý nếu không muốn nói là thô kệch ngu xuẩn. Tương tự như các chế độ Cuba, Bắc Hàn, Trung Quốc, chính phủ Việt Nam, mặc dầu trương bộ mặt « cởi mở », đã mau chóng để lộ bản chất cố hữu của một tập đoàn độc tài độc đảng, sẵn sàng ngăn chặn quyền tự do phát biểu của người dân.

Sự dấn thân cho Dân chủ của Cô Thanh Vân khiến tôi nhớ đến Bà Aun San Suu Kyi, người được giải Nobel Hòa Bình và đang bi giam giữ tại Miến Điện. Chúng ta chắc chưa quên những thảm kịch vừa qua đã xảy ra tại nước này.

Bổn phận các thành viên Dân Chủ Thiên Chúa Giáo chúng ta là không những cần ghi nhớ mà còn phải luôn luôn hết lòng hỗ trợ các vị nữ anh thư này.

Jean Marc Comte

Ủy Viên chánh quyền thành phố Grand-Saconnex, Genève
Thành viên Danh dự Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

****

Une femme de conviction et passionnément démocratique.

A travers mes activités au sein du Comité Suisse-Vietnam Cosunam depuis 1993 , j’ai eu l’occasion de rencontrer Thanh Vân Nguyen à de nombreuses reprises. La 1ère fois en 1995 à Berlin lors d’un des premiers grands rassemblements de la communauté vietnamienne en faveur de la démocratie et des droits de l’homme et ensuite en Suisse au rythme de ses nombreuses venues pour soutenir les actions de notre comité en faisant ses reportages ou compte-rendu pour la radio ou les médias.

Que ce soit lors des soirées festives du nouvel An Vietnamien ou des manifestations publiques notamment devant le palais des Nations Unies en 2004 pour la commémoration des accords de Genève 1954, Thanh Vân Nguyen m’a beaucoup impressionné par sa personnalité de militante et de journaliste engagée. Elle dégageait un curieux mélange de détermination sans concession s’agissant des droits humains mais en même temps de douceur et de discrétion de femme… asiatique.

Le Viet Tân et le PDC se rejoignent.

C’est très naturellement qu’elle œuvre en qualité de membre du Viet Tân (Parti pour la réforme du Vietnam), parti d’opposition pacifique demandant la démocratisation du Vietnam. Ses activités pour essayer de promouvoir de manière non violente le respect des droits humains et particulièrement le droit d’expression sont à mettre en exergue.
J’ai appris, pendant toutes ces années, à mieux connaître les activités de Viet Tân dont les idées fondamentales sur la solidarité sociale, la famille, la tolérance correspondent parfaitement à nos convictions de démocrate-chrétien.
C’est ainsi qu’au début de cette année, en présence des plus hautes instances du PDC genevois, j’ai accepté avec plaisir ma nomination de membre d’honneur du Viet Tân en même temps que mon ami de parti Pierre Marti.

Qualifier Thanh Vân Nguyen de « terroriste » et l’accuser « d’activités de sabotage contre la sécurité de l’Etat vietnamien » me paraît un jugement absurde pour ne pas dire franchement grossier. A l’exemple de Cuba, la Corée du Nord et la Chine de Pékin, le gouvernement vietnamien a malheureusement très vite retrouvé, malgré une façade d’ouverture, ses vieux réflexes de régime dictatorial à parti unique dès qu’on aborde la question de la liberté d’expression.

Pour ma part, les convictions et la passion démocratique de Thanh Van me rappellent l’exemple de Mme Aun San Suu Kyi , prix Nobel de la paix, injustement condamnée et emprisonnée en Birmanie. Nous en connaissons tous les graves conséquences avec les récents évènements.

Notre devoir de démocrate-chrétien est non seulement de ne pas oublier ces femmes remarquables mais de les soutenir sans réserve (*).

Jean-Marc Comte
Conseiller administratif du Grand-Saconnex à Geneve
Membre d’honneur du Viet Tân, parti pour la réforme du Vietnam

(*) Un click, un geste de liberté : signez http://liberez-les.net

Note : Grâce à vos soutiens et aux pressions internationales, les autorités vietnamiennes ont du remettre en liberté madame Nguyen thi Thanh Van le 12 décembre 2007.
Elle est déjà de retour en France.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.