Một Trò Dụ Mới : Dự Thảo Nghị Định Cho Việt Kiều Sở Hữu Nhà Đất Ở Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tháng 3 năm 2004, Bộ Chính trị đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 để chiêu dụ người Việt hải ngoại bằng mọi thủ thuật. Trước đây nhà nước CSVN lên án không hết lời đối với người Việt tị nạn mà họ cho đó là một “lũ phản quốc”, chạy theo đế quốc để mong hưởng được một chút bơ thừa, sữa cặn. Nay cái Nghị quyết 36 chẳng biết ngượng khi ghi là: “Chủ trường của đảng và nhà nước luôn coi người Việt ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước sẽ có chính sách thuận lợi cho người Việt hồi hương về làm ăn sinh sống lâu dài trong nước, tiếp tục giải quyết các tồn tại do lịch sử để lại”.

JPEG - 23.4 kb
Việt kiều về Việt Nam thăm gia đình

Khẩu hiệu ’’Hòa giải, quên đi quá khứ’’ được đưa ra cùng với cái Nghị quyết này chỉ đánh lừa được một thiểu số nhẹ dạ, cả tin chứ chẳng đánh lừa được ai, mà còn bị người Việt hải ngoại chống đối mạnh hơn nữa là đằng khác. Điều này dễ hiểu vì tại sao chế độ lại chỉ muốn hòa giải với khối người Việt hải ngoại, trong lúc vẫn tiếp tục chà đạp các quyền căn bản con người của đồng bào trong nước. Thấy Nghị quyết 36 không câu được ai, nên nhà nước CSVN mới đây nghĩ thêm kế để dụ dỗ bằng cách cho biết đã thảo một Nghị định cho phép Việt kiều sở hữu nhà cửa ở tại Việt Nam (mấy cái cũng được) như người trong nước. Dự thảo Nghị định 90/2006/NA-CP cho phép Việt kiều mua nhà ở Việt Nam vừa được bộ Xây dựng CSVN đưa lên cho Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 10 tháng 3 năm 2008. Trước đây theo điều 126, của luật Nhà ở 2006, cũng có nói là cho Việt kiều mua nhà nhưng phải là Việt kiều “có công với cách mạng”; Việt kiều chuyên gia, khoa học gia về Việt Nam giúp nước; Việt kiều về đầu tư làm ăn lâu dài và Việt kiều có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam.

Cũng có một số Việt kiều thuộc mấy cái diện như vừa kể trên về nước mua nhà, nhưng thủ tục giấy tờ rất nhiêu khê, rắc rối, đó là chưa nói đến chuyện mua rồi vẫn bị đuổi ra, phải kiện cáo tụng lung tung như trường hợp của ông Đặng Lương Mô, Giáo sư đại học ở Nhật về Việt Nam dạy học.

Ra nghị định cho mua nhà để dụ người ta về, một thời gian sau người mua gặp vấn đề thì đem luật quốc tịch ra giải thích là Việt kiều gồm hai nhóm, nhóm thứ nhất là công dân Việt Nam và nhóm thứ hai là người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài để kết luận rằng chính vì thế mà chế độ sở hữu nhà của các đối tượng này cũng khác nhau. Bộ Xây dựng thì nói sở dĩ bà con Việt kiều gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc mua và sở hữu nhà ở theo quy định của luật nhà ở là vì đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể.

JPEG - 25.3 kb
Việt kiều được gia đình đến đón tại sân bay

Giải thích tùy tiện như thế nên ngay cả những Việt kiều đã được nhà nước CSVN xếp vào hạng ’’tốt’’, hạng Việt kiều yêu nước cũng không chịu nổi thành ra nhiều người đã rút lui. Theo báo cáo của Cục Quản lý nhà cũng như bộ Xây dựng nhà nước CSVN thì tổng số người Việt ở nước ngoài trên 3 triệu, nhưng mới chỉ có khoảng 137 Việt kiều về nước mua nhà, phần lớn là những công dân Việt Nam, tức là người mang Hộ chiếu (Passport) do nhà nước CSVN cấp, số người Việt tị nạn rất ít. Để trấn an những Việt Kiều nào còn có ý định về Việt Nam mua nhà, chính quyền CSVN bày ra cái chuyện lập tờ trình yêu cầu tu chính cái Nghị định 90/2006/NA-CP rồi làm ra vẻ phấn khởi là hy vọng rằng tờ trình này được thông qua, sẽ là bước tiến quan trọng trong việc thực thi chính sách nhà ở rộng mở của nhà nước đối với kiều bào lâu nay vốn bị mang tiếng là đã mở nhưng không thông.

Chắc chắn tờ dự thảo này sẽ được chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thông qua trong nay mai để còn có chuyện mà tiếp tục chiêu dụ Việt kiều nữa chứ, không thì cái Nghị quyết 36 bị chết yểu sao. Thật ra dự thảo nghị định này có thông hay không thông qua cũng thế, luật lệ là trang trí cho có với người ta cho vui mà thôi chứ cái nhà nước Việt Nam hiện nay thống trị đất nước đâu bằng luật lệ mà bằng lệnh đảng. Bịt miệng người dân mà lãnh đạo Hà Nội đi đâu cũng rêu rao là luật lệ Việt Nam hiện nay công nhận quyền tự do ngôn luận, đàn áp tôn giáo mà vẫn lật lọng nói là tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo được bảo đảm trong hiến pháp Việt Nam…

Trước đây ông Mười, ông Kiệt, ông Khải… sử dụng các sáo khúc này mỗi khi bị báo chí nước ngoài chất vấn hay bị các nước đặt vấn đề, nay thì ông Mạnh, ông Triết, ông Dũng chỉ có việc lập lại y chang là đủ, nhưng họ cũng thừa biết là chẳng ai tin, khó đánh lừa thêm được nữa nhất là đối với đám Việt kiều ’’phản động’’.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.