Mừng Lễ Lớn, Bất Chấp Nợ To

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Theo thông lệ hàng năm, nhà nước cộng sản Việt Nam đưa 2 ngày 19/8 và 2/9 thuộc vào hai ngày lễ lớn cấp quốc gia. Cho đến nay, người dân Việt đều biết Lễ Quốc khánh 2/9 thực sự thoát thai từ một hành động mà chính những người cộng sản nhìn nhận là một cuộc “cướp chính quyền” từ chính phủ hợp pháp Trần Trọng Kim. Và họ gán cho nó một danh từ mỹ miều là “Cách mạng tháng 8”.

Năm nay, cái chính quyền thực chất là phi pháp ấy tiếp tục thông báo sẽ tổ chức một lễ kỷ niệm thật long trọng có “diễu binh”, “diễu hành”, có bắn 21 phát đại bác chào mừng và đốt pháo hoa tưng bừng với sự tham gia của cả 30 ngàn người. Ngoài ra, Ban tổ chức còn nhấn mạnh một hoạt động nổi bật khác là các lãnh đạo đảng và nhà nước sẽ “dâng hương tưởng niệm” trong ngày 1/9.

Vốn là một nhà nước không được ai bầu lên, Hà Nội không từ bỏ một cơ hội nào để ăn mày dĩ vãng và rêu rao đủ mọi mục đích tốt đẹp cho buổi lễ. Nào là giáo dục truyền thống yêu nước, khát vọng hoà bình của dân tộc; nào là đề cao tinh thần đại đoàn kết dân tộc và thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ đã hy sinh xương máu vì độc lập dân tộc. Nhưng trong thực tế, những lời lẽ tốt đẹp ấy chỉ nhằm đánh lừa nhân dân để củng cố vị thế lãnh đạo tuyệt đối của đảng cộng sản mà thôi.

Những loại lễ lạc như thế này dù không thấy công bố, nhưng chắc chắn chính quyền sẽ phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để thực hiện. Những tin tức gần đây cho thấy ngân sách quốc gia đang trong tình trạng thâm hụt trầm trọng. Trong nhiều năm liền số thu không đủ bù chi, nhưng chính quyền vẫn vung tay chi tiêu như một anh nhà giàu bị mù.

Chỉ qua 6 tháng đầu năm 2015, Bộ trưởng tài chánh đã gào lên ngân sách thiếu hụt đến 30.000 tỷ đồng và đề nghị vay Ngân hàng Nhà nước để tiếp tục chi cho đến cuối năm. Tuy nhiên thiếu thì mặc thiếu, “diễu binh” ta cứ diễu, pháo hoa ta cứ đốt cho tưng bừng thoải mái. Cũng có dư luận cho rằng càng bày ra nhiều trò “diễu binh” rầm rộ, tiếp tân linh đình, hội thảo sôi nổi chế độ càng chứng tỏ đang xúm vào ăn mày quá khứ một cách tận tình. Bất chấp nợ công ngập lút đầu, không cần biết ngân sách cạn kiệt, lễ lớn lễ nhỏ được cán bộ đảng coi là cơ hội chi tiêu thoải mái và do đó bòn rút “vô tư”!

Và điều quan trọng nhất, ẩn sau những hình thứ lễ lộc đình đám ấy chính là ý đồ che giấu tội ác theo Tàu bán nước, cũng như làm mờ đi nỗi oan khiên của người dân bị cướp đất. Với một vài đêm pháo bông rực trời, đảng hy vọng người dân tạm quên đi biển đảo, đất liền đã bị đảng cống hiến cho Trung Cộng.

Người ta có thể tự hỏi: tại sao mừng lễ Quốc khánh, một ngày trọng đại của dân tộc mà chương trình chỉ có thắp hương, tưởng niệm của lãnh đạo đảng và nhà nước? Hóa ra Việt Nam không có lịch sử nên chính quyền cộng sản không hề đề cập đến việc tưởng niệm các anh hùng, liệt nữ Việt Nam từ ngàn xưa. Công lao đánh đuổi quân Tô Định cũng không sánh bằng trái lựu đạn hú họa của Võ Thị Sáu; anh hùng Trần Quốc Toản cũng không ngang được thần tượng dỏm Lê Văn Tám!

Chuyện gần đây nhất, hàng năm nhà nước cộng sản đều cố tình làm lơ những người đã xả thân bảo vệ chủ quyền đất nước trong trận chiến Hoàng Sa năm 1974 hay Trường Sa năm1988 và nhất là cuộc chiến biên giới năm 1979 mà sự hy sinh của người lính còn kéo dài đến năm 1984.

Những ngày đáng ghi nhớ ấy được nhân dân Hà Nội và Sài Gòn tự động tổ chức thành những buổi tưởng niệm rất trang trọng với sự tham dự của các thành phần dân chúng. Nhưng lần nào cũng vậy, tại tượng đài Lý Thái Tổ, thay vì tạo điều kiện dễ dàng cho người dân tham dự, chính quyền Hà Nội lại cho côn đồ đến phá rối, hoặc tổ chức nhảy múa một cách khả ố. Trong khi đó tại các khu nghĩa trang “liệt sỹ Trung Quốc” hàng năm vẫn đón nhận những tràng hoa ghi ơn và khói nhang nghi ngút. Chẳng lẽ những người lính Việt Nam chết ngoài hải đảo hay vùng biên giới xa xôi không đáng để đảng quan tâm bằng những người nằm trong các nghĩa trang Trung Quốc? Hay đó là cách đảng “thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ đã hy sinh xương máu vì độc lập dân tộc”?

Cứ bỏ ra thật nhiều tiền để gây tiếng vang, tạo thành tích, bất chấp đạo lý, có lẽ đảng chỉ nhìn thấy ánh hào quang rực trời trong phút chốc mà quên đi số phận người dân đang oằn lưng dưới sức nặng của sự đói nghèo…

Nguồn: FB Radio Chân Trời Mới

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.