Mỹ-Nhật Không Nhập Một Số Thực Phẩm Trung Quốc Và Việt Nam Vì Chứa Nhiều Độc Tố

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Giá cả sinh hoạt tại Hoa Kỳ có thể nói là cao, còn Nhật thì đắt đỏ nhất thế giới, hơn nữa sức tiêu thụ của người dân hai nước này rất cao nên các quốc gia nào đã có hàng xuất khẩu sang hai nước Mỹ Nhật thì không ai muốn đánh mất hai thị trường béo bở này. Muốn thế, các mặt hàng khi xuất phải giữ đúng theo tiêu chuẩn quy định đã ký kết, đặc biệt là quy định về an toàn thực phẩm.

Hàng xuất khẩu sang Nhật của Trung quốc và Việt Nam luôn có vấn đề nên bị trả lại hay tiêu hủy tại chỗ khiến cho nhãn hiệu Made in China hay Made in Vietnam ngày càng mất giá. Từ hệ lụy này khiến cho nhiều mặt hàng của TQ và VN bị cấm nhập vào Nhật trong một thời gian ngắn hay dài hoặc vĩnh viễn tùy theo mức độ vi phạm.

JPEG - 7.9 kb

Trường hợp của Trung quốc: Ngày 15/6/2007, bộ Y tế Nhật công bố cho biết ba loại kem đánh răng Made in China mang nhãn hiệu Cool While, Js’Beau Fre và Beau Fre có chứa hóa chất độc hại Diethylene Glycol (DEG) trên lượng quy định, đã được những đại lý phân phối Nhật nhập vào để bán sỉ cho hệ thống khách sạn Business và lữ quán trên khắp nước Nhật. Khi được thông báo tin trên thì các đại lý phân phối đã tức tốc thu lại tất cả các lô hàng đã xuất ra. Cũng may là các ống (tube) kem đánh răng đều nhỏ, xài một lần rồi bỏ nên cho đến giờ này chưa thấy có nơi nào báo cáo người sử dụng bị tử vong. Chứ tại Panama ở Trung Mỹ nhiều người đã chết vì độc tố DEG có trong thuốc ho của Trung quốc.

JPEG - 54.7 kb
Diethylene Glycol

Chứng cớ đã rõ ràng như thế mà người phát ngôn viên bộ Thương mại Trung quốc là ông Wang Xinpei trong buổi họp báo vào ngày 28/6/2007 vẫn chối bai bải, khi nói rằng toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của Trung quốc đều được đảm bảo về chất lượng và vệ sinh, vụ kem đánh răng thì các chuyên gia của chúng tôi đã kết luận là không có vấn đề. Các ký giả yêu cầu ông Xinpei cho biết các chuyên gia của Trung quốc là ai để tìm đến phỏng vấn, chứ đừng nói khơi khơi như thế biết đâu mà tìm, ngoài ra chắc chắn ông phải có trong tay văn bản bản kết luận của các chuyên gia, vậy cho chúng tôi xin văn bản đó. Đến đây thì ông phát ngôn viên Xinpei lâm vào thế kẹt vì những lời tuyên bố đại của mình vừa rồi mà chẳng hề có một bằng chứng gì trong tay. Mấy ông ký giả Nhật đề nghị nên thẳng thắng nhận khuyết điểm là lối giải quyết tốt nhất, chứ đừng chối quanh vì chẳng phải riêng Nhật mà các nước khác như Hoa Kỳ, Panama, Âu châu… đều có bằng chứng rõ ràng được các cơ quan an toàn thực phẩm kiểm nghiệm; cùng một mặt hàng như ba loại kem đánh răng vừa nêu ở trên không lý kết quả kiểm nghiệm của Nhật, Hoa Kỳ, Panama…lại khác kết quả kiểm nghiệm của cơ quan an toàn thực phẩm Trung quốc. Đây là vấn đề liên quan đến sinh mạng của nhiều người trên thế giới nên không thể trả lời lấp liếm cho qua chuyện được. Không trả lời được thì làm gì đây? nên ông Xinpei áp dụng câu ’’Tẩu vi tiên’’, tuyên bố chấm dứt buổi họp báo nửa chừng trước sự bở ngỡ của tất cả phóng viên.

Trước sự không chịu nhận tội đó, một số kinh tế gia uy tín thế giới đã bắn tiếng với chính quyền Bắc Kinh rằng: Trung quốc cần phải quan tâm tới những bức xúc của người tiêu thụ để ngăn chận những sản phẩm có khuyết điểm ngay từ bây giờ nếu không muốn hàng hóa của mình bán ra mà chẳng có một ai dám mua, đó là chưa kể đến những đạo luật mậu dịch của các nước chắc chắn sẽ ban ra gây bất lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Trung quốc.

Trước những phản ứng đó, chính quyền Bắc Kinh làm ra vẻ hối lỗi khi cho phát ngôn viên bộ Ngoại giao nói là: So với trước đây, chính phủ Trung quốc đã ban ra nhiều biện pháp giám sát chặt chẻ hơn về quy chế kiểm nghiệm hàng hóa, thực phẩm xuất khẩu, trong sáu tháng qua đã ra lệnh đóng cửa 180 xưởng sản xuất thực phẩm vì chế tạo những thức ăn không đủ tiêu chuẩn hoặc dùng ngững nguyên liệu có nhiều chất hóa học độc hại, đã kết án tử hình một chủ nhiệm Cục quản lý Dược phẩm và thực phẩm Trung ương vì đã nhận hối lộ từ những hãng dược phẩm, để cho các hãng này tung ra thị trường những loại thuốc chưa được sự kiểm nghiệm của bộ Y tế.

Về phía Nhật Bản đã gởi một văn thư đế chính quyền Bắc Kinh trong đó có đoạn nói rằng: Chúng tôi không phủ nhận những gì mà bộ Ngoại giao Trung quốc công bố, nhưng vấn đề là tại sao những đợt hàng hóa, thực phẩm mới đây nhập vào nước chúng tôi vẫn còn có những chất độc hại, do đó chúng tôi phải có một số biện pháp để bảo vệ sinh mạnh cho người chúng tôi.

JPEG - 72.7 kb
ChloramphenicolLg

Được biết chính phủ Nhật đang liệt kê một số hàng hóa, thực phẩm của Trung quốc để không cho nhập, còn Hoa Kỳ thì ngày 28 tháng 6 vừa qua, cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã ra lệnh đình chỉ nhập cảng cá bông lau, tôm…, nhiều loại dược phẩm của Trung quốc cho đến khi nào biết chắc chúng không có những chất độc hại.

Trường hợp của Việt Nam: Ngày 25/6/2007, Đại sứ Nhật tại Hà Nội là ông Norio Hattori đã chuyển một công văn của bộ Y tế, Lao động & Phúc lợi Nhật (Kosei sho) đến cho bộ Thủy sản Việt Nam về vấn đề hải sản xuất khẩu sang Nhật có chứa nhiều kháng sinh độc hại. Công văn nhấn mạnh rằng: từ năm ngoái (2006) đến năm nay, liên tục tìm thấy chất kháng sinh bị cấm theo luật Vệ sinh An toàn thực phẩm của Nhật trong mực tôm xuất khẩu Viêt Nam. Nếu trong thời gian tới cũng tiếp tục phát sinh các trường hợp vi phạm thì cơ quan kiểm dịch của Nhật bắt buộc phải áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu.

JPEG - 103.4 kb

Công văn này có thể coi như một tối hậu thư, nhưng trước đó các lô hàng hải sản của Việt Nam nhập vào Nhật từ đầu năm nay bị cấm bán vì phát hiện nhiều chất kháng sinh độc hại như Chloramphenicol, AOZ, Coliform…. Các lô hàng này hiện đang còn nằm ở các hải cảng Nhật để chờ trả lại cho Việt Nam hoặc tiêu hủy tại chổ. Ngay những lô hàng trước đây đã qua phần kiểm dịch đang được bày bán ở chợ vẫn không có ai dám mua.

Nếu một chính quyền đâu ra đó thì phải ra lệnh cho các doanh nghiệp tiêu hủy các mặt hàng thực phẩm bị cấm xuất khẩu đó đang còn tồn kho ở trong nước, nhưng với hai chính quyền cộng sản TQ và VN thì ai dám đảm bảo họ sẽ làm chuyện này và có sát xuất rất cao là các mặt hàng đó sẽ được đem ra bán ở thị trường quốc nội.

Khi mà một chính quyền không quan tâm đến sinh mạng của người dân thì chỉ còn cách mỗi người phải tự giữ lấy mạng sống của mình mà thôi. Đây là chuyện đau lòng, nhưng thực tế là như vậy.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.