Mỹ trở lại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc

Một khóa họp của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ. Ảnh: Reuters/ Denis Balibouse
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Liên Hiệp Quốc ngày 14/10/2021 biểu quyết cho phép Hoa Kỳ trở lại với Hội Đồng Nhân Quyền (HRC). Tháng 6/2018, Washington dưới chính quyền Trump đã ra khỏi tổ chức này với lý do HRC “che chở cho các quốc gia vi phạm nhân quyền” và có khuynh hướng bài Do Thái.

Trong phiên họp hôm qua tại New York, 168 trên tổng số 193 quốc gia bỏ phiếu thuận để Mỹ hội nhập trở lại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Tổ chức này bao gồm 47 thành viên bắt đầu hoạt động từ năm 2006, trụ sở đặt tại Genève, Thụy Sĩ. Các thành viên được bầu lại 3 năm một lần. Washington sẽ chính thức trở lại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc kể từ ngày 01/01/2022 cùng với 17 nước khác, trong đó Ấn Độ, Malaysia hay Qatar,  Argentina… Giới quan sát dự báo với việc Washington hội nhập lại định chế đa quốc gia này, “nhiều cuộc tranh cãi gay go sẽ diễn ra, giữa Mỹ và Trung Quốc hay Nga.”

Dưới chính quyền Trump, Hoa Kỳ đã rút lui khỏi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Hãng tin Reuters lưu ý, trong thời gian Mỹ vắng mặt, Trung Quốc và nhiều đối tác của Bắc Kinh, như là Venezuela hay Belarus, đã tận dụng thời cơ thông qua những tuyên bố chung ủng hộ Bắc Kinh trên các vấn đề từ Hong Kong đến Tây Tạng hay Tân Cương.

Tháng Giêng 2021, khi lên cầm quyền, Tổng Thống Joe Biden tuyên bố Nhà Trắng xem nhân quyền sẽ là “trung tâm” trong chính sách đối ngoại. Đại sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Quốc, Linda Thomas-Greenfield, trong thông cáo hôm qua nhấn mạnh trong giai đoạn đầu, Washington có thể sẽ xem xét trên các hồ sơ liên quan đến Afghanistan, Miến Điện, Trung Quốc, Ethiopia, Syria và Yemen. Đại diện của Hoa Kỳ cho biết thêm là sẽ đặc biệt chú ý đến trường hợp của Israel, không để các tuyên bố “quá đáng” bất lợi cho quốc gia này.

Một cuộc điều tra do Reuters thực hiện hồi tháng 9/2021 cho thấy ngay cả chính quyền Biden đôi khi cũng đã gạt vấn đề nhân quyền sang một bên vì những ưu tiên như là “an ninh quốc gia hay nhu cầu cần nối lại đối thoại với một số nước lớn.”

Tổ chức quan sát nhân quyền UN Watch chỉ trích Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, xem cơ quan này là một “trò hề” khi kết nạp các những quốc gia chà đạp nhân quyền, như Syria, Kazakhstan…

Thanh Hà

Nguồn: RFI

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.

Người dân sống dọc suối Prek Ta Hing nằm ở huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi sẽ được mở rộng khi kênh đào Funan Techo được xây dựng, chụp ngày 29 tháng 2 năm 2024. Ảnh: CamboJA/ Pring Samrang

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết

Tất cả báo chí chính thống trong nước đã im bặt, không nhắc một chữ nào tới kênh đào Techo Phù Nam nữa. Điều này cho thấy cho dù Campuchia là một nước nhỏ hơn ở bên cạnh Việt Nam, nhưng họ rất hiểu cách chống lại Việt Nam như thế nào.

Và như thế, tương lai u ám đang diễn ra. Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết.