NATO tổ chức chiến dịch tiếp tế lớn cho Ukraine

Vận tải cơ quân sự vận chuyển vũ khí các nước NATO viện trợ cho Ukraine chống trả cuộc xâm lăng của Putin. Ảnh: WSJ
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tác giả: Matthew Luxmoore, Drew Hinshaw, và Nancy A. Youssef – WSJ, 8/3/2022

Phương Tây huy động máy bay, tàu hỏa, xe cộ giúp Ukraine có thêm tên lửa để chống trả quân đội Nga

RZESZOW, Ba Lan — Trong khoảng thời gian hai tuần, cuộc xâm lược Ukraine của Nga đã tạo ra một trong những vụ chuyển giao vũ khí lớn nhất và nhanh nhất trong lịch sử.

Chỉ riêng tuần trước, Cộng hòa Séc đã gửi 10.000 súng phóng lựu cho quân đội Ukraine bằng đường bộ lẫn đường sắt. Ở Ba Lan, sân bay tỉnh Rzeszow nằm cách biên giới Ukraine khoảng 60 km nhiều máy bay vận tải quân sự được tập trung lại đến nỗi vào thứ Bảy tuần rồi, một số chuyến bay đã phải tạm thời chuyển hướng cho đến khi sân bay này có chỗ hạ cánh.

Trên đường cao tốc ở Ba Lan, xe cảnh sát đang hộ tống xe tải vận tải quân sự đến biên giới, với những đoàn xe khác tiến vào Ukraine trên những con đường nhỏ phủ đầy tuyết xuyên qua các dãy núi.

Cuộc chạy đua cung cấp vũ khí cho Ukraine trở thành một hoạt động cung cấp có vũ khí chưa có tiền lệ trong lịch sử. Đồng minh phương Tây không triển khai quân đội trên bộ ở Ukraine nhưng cố gắng trang bị cho lực lượng quân sự mỏng manh và thua kém của Ukraine, một số người lính Ukraine không có giày đi.

Tàu chiến của Nga trấn giữ bờ Biển Đen và không phận của Ukraine đang bị tranh chấp, Mỹ đang gấp rút vận chuyển vũ khí vào đất liền trước khi bị Nga chặn đường. Quan chức Lầu Năm Góc cho biết hầu hết số vũ khí và hỗ trợ khác trị giá 350 triệu USD mà chính quyền Biden cam kết vào cuối tháng trước đã được chuyển giao. Quốc hội đang xem xét duyệt chi thêm hàng tỷ đô la. Bộ Quốc phòng gọi những nỗ lực của họ là chưa từng có.

Những chính phủ từng miễn cưỡng chuyển giao vũ khí và chống lại Nga đang tham chiến. Thụy Điển, mặc dù có truyền thống trung lập, đã cam kết tặng 5.000 vũ khí chống tăng. Chỉ cách đây 3 tuần, Đức ngăn chặn Estonia chuyển súng phóng rocket do Đức sản xuất cho Ukraine, nhưng hiện Berlin đang gửi hơn 2.000 vũ khí chống tăng và phòng không. Ý, lâu nay là một thành viên thụ động trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương [NATO], cũng đã hứa hẹn sẽ giúp vũ khí, và Tây Ban Nha đã cung cấp súng phóng lựu.

Nỗ lực của đồng minh được thường dân ở châu Âu và Hoa Kỳ ủng hộ. Họ cho biết đang mua thiết bị săn bắn qua mạng để lách luật chống lại việc vận chuyển thiết bị quân sự và chuyển chúng cho những bạn bè sẽ đi đến Ukraine. Ở Warsaw, một phụ nữ 67 tuổi phụ trách chuyển kính nhìn đêm cho những người lính vệ quốc. Khách sạn gần biên giới Ba Lan-Ukraine có đầy người hỏi thăm cách thức vận chuyển áo giáp đến các thành phố lớn, trước khi quân đội Nga chiếm giữ đường bộ.

Tuy nhiên, người Ukraine nói như vậy vẫn chưa đủ. Trong video được đăng tải lên mạng xã hội từ văn phòng ở Kyiv hiện gần như bị Nga bao vây, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã thúc giục phương Tây gửi thêm vũ khí và thực thi vùng cấm bay để ngăn Nga tiến hành thêm các cuộc không kích vào thường dân. Cuối tuần trước, ông đã kêu gọi các thành viên Quốc hội Hoa Kỳ cung cấp máy bay chiến đấu và tên lửa.

Những lời kêu gọi như vậy không chỉ đến từ phía trên. Các chiến binh tiền tuyến trong các đơn vị Phòng thủ Lãnh thổ của Ukraine sử dụng mạng xã hội để đăng danh sách nhu cầu như nón cối, ống nhòm, máy dò tầm bắn cùng với nhu cầu cơ bản hơn như mì gói hoặc tăm bông.

Andriy Malets, doanh nhân 53 tuổi, đã tòng quân để giúp bảo vệ thị trấn Kryvyi Rih. Ồng Malets, nói: “Chúng tôi cần nhiều hơn nữa;” nhưng Malets phải đợi vì ở đơn vị địa phương của Malets số tình nguyện viên nhiều gấp 5 lần số súng hiện có. Thay vào đó, người dân ở Kryvyi Rih giờ đây dành thời gian để pha bom xăng, ông nói.

Filip Bryjka, một nhà phân tích an ninh tại Viện Quan hệ Quốc tế Ba Lan, cho biết việc chuyển hàng trăm triệu đô la vũ khí chưa có tiền lệ trong thời hiện đại. Ông Bryjka đã viết một bài phân tích gần đây về vai trò của Ba Lan trong việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine. Ông cho biết: Chưa có một cuộc cung cấp vũ khí nào của phương Tây với tốc độ và quy mô như vậy ở châu Âu kể từ khi Tổng thống Harry S. Truman yêu cầu Quốc hội gửi 400 triệu đô la hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ trong những tháng đầu tiên của Chiến tranh Lạnh.

Các quan chức Mỹ và đồng minh nói rằng giá trị đồng đô la gần như chắc chắn sẽ tăng lên nếu chiến tranh vẫn tiếp diễn. Ở Điện Capitol, các nhà lập pháp đang xem xét một dự luật tiếp sau 350 triệu đô la đã dành cho Ukraine. Đạo luật này cung cấp 12 tỷ USD cho Ukraine và đồng minh Đông Âu, gần một nửa trong đó sẽ được dành để hỗ trợ Ukraine về mặt quân sự.

Trong các cuộc đàm phán với Ba Lan và Mỹ, quan chức Ukraine đã thúc giục các đồng minh NATO cung cấp máy bay chiến đấu phản lực Liên Xô mà các phi công Ukraine có thể bay, cùng với nhiều tên lửa chống tăng, máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ và tên lửa tầm nhiệt có khả năng bắn hạ trực thăng hoặc máy bay chiến đấu.

Một quan chức cấp cao Ukraine cho biết: “Chúng tôi rất vui nhưng chúng tôi không hài lòng. Những gì chúng tôi có là không đủ vì quân đội Nga vẫn đang ở Ukraine.”

Quan chức Mỹ cảnh báo rằng tốc độ tiếp tế có thể sẽ chậm lại nếu Nga giành quyền kiểm soát đường cao tốc và các thành phố ở miền tây Ukraine. Đây là nơi nhận vũ khí do các đoàn xe từ Ba Lan, Slovakia và Romania chở đến. Tuy nhiên, khó có thể đánh giá được tốc độ tiến công của Nga và thời điểm các đường cung cấp có thể bị ngăn chặn.

Các thành viên NATO ở Trung Âu và thuộc Liên Xô cũ hoặc là đồng minh Liên Xô đã chuyển một lượng lớn thiết bị đến Ukraine. Mỹ nói rằng Washington và đồng minh NATO đã gửi 17.000 vũ khí chống tăng vào Ukraine, phần lớn do quân đội Séc cung cấp.

Chiến dịch gây quỹ cộng đồng, quyên góp được 20 triệu đô la từ các nhà tài trợ cá nhân ở Cộng hòa Séc ủng hộ cho Ukraine. Chính phủ Séc chi thêm 30 triệu đô la để mua vũ khí và hầu như toàn bộ đã được gửi đi.

“Chúng tôi sẽ làm càng sớm càng tốt mọi yêu cầu của các đồng minh của Ukraine.” Thứ trưởng Quốc phòng Séc Tomas Kopecny cho biết. “Khi sử dụng chúng ở Ukraine có nghĩa là không sử dụng ở nước tôi.”

Mặc dù máy bay vận tải và xe tải rất dễ nhận thấy, hoạt động cung cấp cho Ukraine ở nhiều quốc gia vẫn diễn ra bí mật. Một số quốc gia Trung và Đông Âu lo ngại việc vận chuyển quá mức có thể chọc tức Nga. Ông Bryjka nói: “Hầu hết các nước không muốn chia sẻ chi tiết vì họ sợ Nga có thể phản ứng. Và họ không muốn làm cho tình báo của Nga dễ dàng làm việc hơn.”

Những chuyến hàng cũng đang hoạt động thông qua một khu vực mà Washington không tin sẽ mở cửa lâu hơn nữa. Quan chức Mỹ từng cho rằng Kyiv sẽ sớm bị chiếm lấy. Kyiv đã cản bước tiến của Nga, cho phép quân đội phương Tây vận chuyển thiết bị dễ dàng hơn họ nghĩ.

Những người Ukraine ở nuóc ngoài đang sử dụng cách thức tương tự để chuyển các thiết bị quân sự được mua bằng tiền riêng cho những người lính đang chiến đấu. Trong khi Tổng thống Biden đang phát biểu Thông điệp Liên bang vào tuần trước, Biden hứa hẹn viện trợ cho Ukraine, thì Oksana Prysyazhnyuk, một giám đốc điều hành năng lượng người Ukraine ở bang New York, vừa theo dõi bài phát biểu vừa nhắn tin cho bạn cô ở tiền tuyến. Một người bạn Ukraine đang đóng quân ở gần chiến tuyến nhắn tin cho cô: “Bạn có thể tìm người có thể cung cấp mũ bảo hiểm và áo giáp chống đạn vì nhu cầu với những thứ này cực lớn.”

Bà Prysyazhnyuk nói: “Họ chiến đấu tay không. Họ thậm chí không có giày mùa đông.”

Một quan chức quân sự cấp cao của Ukraine phát biểu hôm thứ Ba từ căn cứ bên ngoài Kyiv lại không đồng ý với quan điểm này. Ông cho biết hiện tại không có tình trạng thiếu thiết bị nghiêm trọng nào trong quân đội của mình. Khi được hỏi về sự hỗ trợ nào từ phương Tây, ông ủng hộ lời kêu gọi của Tổng thống Zelensky về vùng cấm bay trên không phận Ukraine và nói thêm: “Tôi muốn thấy nhiều lính Nga chết hơn.”

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.