Navalny đã thay đổi nước Nga như thế nào

Dân Nga tưởng niệm lãnh tụ đối lập Alexei Navalny, tại St. Petersburg, Nga, 16/2/2024. Ảnh: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nguyên bản Anh ngữ: How Navalny Changed Russia,” Andrei Soldatov & Irina Borogan, Foreign Affairs, 16/2/2024

Lược dịch: Phạm Nhật Bình

Thông báo hôm thứ Sáu 16/2 nói rằng lãnh đạo phe đối lập Nga Alexei Nalvany đã chết trong một khu nhà tù xa xôi của Nga đã khiến các nhà quan sát nước này bị sốc. Trong nhiều năm, là nhà phê bình dũng cảm nhất đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin và tình trạng tham nhũng tràn lan trong giới nội bộ của Putin, Nalvany đã phải chịu bản án 19 năm hà khắc vì chủ nghĩa cực đoan. Quả thực, rất khó có khả năng ông sẽ được thả chừng nào Putin còn nắm quyền. Nhưng rõ ràng, điều đó vẫn chưa đủ: Theo cơ quan quản lý nhà tù Nga, Nalvany ngã gục sau khi đi bộ một đoạn ngắn trong sân nhà tù, bất tỉnh và chết ngay sau đó. Thông tin chi tiết về cái chết của ông vẫn chưa được tiết lộ, nhưng trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bày tỏ quan điểm đồng thuận với các nhà quan sát ở Nga và trên thế giới: “Putin phải chịu trách nhiệm.”

Dù trơ trẽn và tàn ác như vậy, quyết định giết Nalvany của Putin không có gì đáng ngạc nhiên. Đối với tổng thống Nga, việc buộc Navalny phải im lặng một lần và mãi mãi là hoàn toàn hợp lý, ngay cả khi các bác sĩ của Điện Kremlin cố gắng phủ nhận điều đó. Xét cho cùng, Nalvany là bậc thầy về truyền thông xã hội, người thường đánh bại Điện Kremlin trong trò chơi thông tin của riêng mình, vạch trần những lạm dụng và hành vi sai trái khủng khiếp của chế độ ở Moscow, đồng thời phát sóng tới hàng triệu người trên YouTube và các nền tảng khác – cho dù chính phủ đã làm mọi thứ có thể để bịt miệng ông. Vào tháng 12 năm 2020, ông thậm chí còn tìm cách nhận được lời thú tội từ những kẻ ám sát mình của chính phủ, những kẻ đã cố gắng đầu độc ông một cách đáng xấu hổ trên chuyến bay từ Tomsk ở Siberia đến Moscow vào tháng 8 năm 2020.

Nguy hiểm hơn nữa là sự nổi tiếng phi thường, bất chấp ranh giới của Nalvany. Không giống như bất kỳ nhân vật đối lập nào khác của Nga kể từ khi Putin lên nắm quyền gần một phần tư thế kỷ trước, Nalvany đã có thể xây dựng được một lượng người ủng hộ vượt xa giới tinh hoa đô thị Nga. Ông đã tiếp cận mọi người từ mọi nơi trên đất nước, bao gồm cả công nhân và kỹ sư công nghệ thông tin cũng như những người theo chủ nghĩa tự do và các chuyên gia. Những người ủng hộ ông thường nhiệt thành như nhau ở trong và ngoài nước. Và ông đặc biệt giỏi trong việc khuyến khích những người Nga trẻ tuổi, những người có thể đã hoàn toàn quay lưng lại với chính trị.

Đối với xã hội Nga đang bối rối, chán nản và thường xuyên bị bao vây bởi một chế độ ngày càng đàn áp, Navalny là nhân vật đoàn kết đơn độc. Mặc dù chính quyền Nga đã cách ly ông trong nhiều lớp biệt giam hơn bao giờ hết kể từ khi ông bị bắt khi trở về Nga vào năm 2021, nhưng ông vẫn tiếp tục giữ được tầm dũng cảm đó cho đến thời điểm qua đời. Cái chết của Navalny đánh dấu một bước đi mới đen tối trong quá trình theo đuổi quyền lực một cách tàn nhẫn của Putin. Nhưng nó cũng đặt ra một thách thức rõ ràng đối với phe đối lập ở Nga, vốn hiện phải tìm cách duy trì sự đoàn kết mà Navalny đã tạo ra và nắm bắt phong trào mà ông đã để lại.

Một trăm thị trấn và thành phố

Navalny hầu như không phải là một nhà tiên tri, nhưng trong thập niên qua, ông và một nhóm người ủng hộ ngày càng tăng đã tìm ra cách hiếm có để vượt qua những trở ngại chính trị mà phe đối lập theo chủ nghĩa tự do ở Nga từ lâu cho rằng không thể vượt qua. Kể từ những năm 1990, những người theo chủ nghĩa tự do ở Nga dường như đã bị nguyền rủa bởi thực tế là chỉ ở những thành phố lớn nhất của Nga – những nơi như Moscow và Saint Petersburg – thì nỗ lực thúc đẩy cải cách dân chủ của họ mới thực sự được lắng nghe. Chỉ trong những môi trường đô thị này mới có những cộng đồng có tư tưởng tự do quan tâm đến việc xây dựng các thể chế tự do và cơ chế kiểm soát và cân bằng dân chủ. Phần còn lại của đất nước không hiểu dân chủ là gì.

Putin, giống như hầu hết các nhà lãnh đạo chuyên quyền ở Moscow trước ông, từ các Sa hoàng cho đến Stalin, từ lâu đã thúc đẩy sự chia rẽ này. Như Điện Kremlin của Putin đã miêu tả, “nước Nga thực sự” – là phần đất nước nằm ngoài các thành phố lớn, không hiểu các quyền tự do của phương Tây. Đối với những người Nga bình thường này, chủ nghĩa tự do có nghĩa là tình trạng hỗn loạn, và do đó còn quá sớm để trao cho họ những quyền lợi kiểu phương Tây. Những người theo chủ nghĩa tự do đã mất liên lạc với đất nước của họ. Hết lần này đến lần khác, câu chuyện chính thức này – và lượng người theo dõi tương đối ít của các nhà cải cách theo chủ nghĩa tự do – đã được sử dụng làm bằng chứng cho thấy người Nga chưa sẵn sàng cho dân chủ. Từ đó đã bắt đầu chiến lược “dân chủ được quản lý” của Putin; nghĩa là chỉ có kẻ mạnh đứng đầu, hiểu đất nước mới có khả năng thực hiện cải cách.

Ở một mức độ nào đó, kinh nghiệm thực tế của nước Nga từ cuối những năm Cộng sản đến những năm 2010 dường như ủng hộ câu chuyện của Điện Kremlin. Ví dụ, trong những năm Perestroika vào những năm 1980, phong trào dân chủ chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Và khi Liên Xô cuối cùng sụp đổ, chỉ có đảng dân chủ Yabloko thành công trong việc xây dựng một mạng lưới rộng lớn hơn ở các vùng khác của Nga. Nhưng ngay cả Yabloko cũng không thể thu hút được hơn 20% số phiếu bầu vào thời kỳ đỉnh cao vào những năm 1990. Sau khi Putin lên nắm quyền, hoạt động dân chủ trong khu vực nhanh chóng suy giảm, dường như cung cấp thêm sự xác nhận rằng những người theo chủ nghĩa tự do ở Nga, bị cô lập ở các thành phố lớn, đã không kết nối được với nhu cầu và lợi ích của phần còn lại của đất nước rộng lớn nầy.

Navalny là nhân vật đối lập đầu tiên phá vỡ được câu chuyện này. Kết hợp kỹ năng xử dụng mạng xã hội và sở trường của luật sư trong việc tìm ra bằng chứng truy tố, chính xác với khả năng cảm nhận tự nhiên về các vấn đề mà người Nga bình thường quan tâm nhất và tài năng giao tiếp bẩm sinh, Navalny đã có thể tấn công chế độ Putin theo những cách mà nhiều người đã lảng tránh, những người theo chủ nghĩa tự do truyền thống.

Hãy xem xét phản ứng đối với bộ phim tài liệu YouTube năm 2017 của Nalvany, “Đừng gọi anh ấy là Dimon,” đã vạch trần chi tiết tỉ mỉ tình trạng tham nhũng tràn lan của thủ tướng Nga và cộng sự thân cận của Putin, Dmitry Medvedev. Bộ phim lan truyền đã giúp Navalny tổ chức các cuộc biểu tình ở khoảng 100 thành phố và thị trấn trên khắp nước Nga vào năm đó và đến năm 2023, nó đã thu hút hơn 45 triệu lượt xem trên YouTube. Mạng lưới quốc gia gồm những người ủng hộ Navalny này, mà bất kỳ nhân vật đối lập nào khác cũng không hề biết đến, đã cho phép ông phá hủy sự tự phụ của Điện Kremlin rằng ông chỉ là một người theo chủ nghĩa tự do cô đơn khác trong tháp ngà ở Moscow, đang mơ về những cải cách viển vông.

Những người Nga trẻ

Nhưng quyền lực của Nalvany đã vượt xa thông điệp quốc gia của ông. Đến năm 2015, sau khi Nga sáp nhập Crimea, ngày càng có sự đồng thuận rằng tuyên truyền của Putin đã thành công phần lớn đối với giới trẻ Nga, những người còn quá trẻ để nhớ những cải cách dân chủ thoáng qua, hỗn loạn của những năm 1990 và chưa bao giờ thực sự biết đến dân chủ. Qua nhiều năm truyền bá và cai trị từ trên xuống, người ta cho rằng Điện Kremlin của Putin đã loại bỏ hoàn toàn thế hệ đang lên này ra khỏi chính trị. Hãy để chính trị cho những người chuyên nghiệp như chúng tôi, sự hiểu biết được cho là đã biến mất, và chúng tôi sẽ cho phép bạn tận hưởng những lợi ích của giá dầu cao, sự xa hoa của phương Tây và mức sống ngày càng tăng.

Tổ chức của Navalny, FBK, hay Tổ chức Chống Tham nhũng, đã phá bỏ huyền thoại đó. Đám đông thanh thiếu niên tham gia cuộc biểu tình với Nalvany và trở thành một trong những lực lượng chính của nó. Năm 2017, bức ảnh một cảnh sát Nga cố gắng kéo hai cậu bé xuống từ cột đèn ở quảng trường Pushkin ở trung tâm Moscow đã trở thành biểu tượng cho những người ủng hộ Nalvany trên khắp đất nước. Do đó, Navalny không chỉ có thể xây dựng một tổ chức chính trị đối lập quốc gia lần đầu tiên trong lịch sử hậu Xô Viết của Nga – một tổ chức có sự hiện diện rộng rãi trong khu vực và thu hút nhiều tầng lớp trong xã hội Nga. Ông ta cũng thu hút giới trẻ Nga theo những cách mà Điện Kremlin không thể làm được, từ đó đặt ra mối đe dọa thực sự cho sự tồn tại lâu dài của chế độ. Và tất cả những điều này đã được thực hiện trước sự đàn áp ngày càng chặt chẽ, cả bí mật lẫn công khai, từ chính quyền Nga.

Có lẽ yếu tố quan trọng nhất trong sự hiện diện thống nhất của Navalny là mạng xã hội, thứ mà tổ chức của ông liên tục khai thác—ngay cả sau khi ông bị bắt vào năm 2021. Nhóm của Navalny tỏ ra thành thạo một cách đáng ngạc nhiên khi liên tục vượt qua những thách thức công nghệ đối với hoạt động chính trị ở nước Nga của Putin. Sự hiện diện không thể ngăn cản trên mạng xã hội của Navalny trở nên đặc biệt quan trọng sau cuộc xâm lược Ukraine năm 2022 của Nga khi Điện Kremlin thực hiện các bước để bịt miệng hoặc trục xuất tất cả các lực lượng đối lập.

Các vụ bắt giữ quy mô lớn của chính quyền Nga vào đầu cuộc chiến đã cho thấy rõ rằng bất kỳ hoạt động chính trị đối lập nào ở nước này đều không thể thực hiện được. Tuy nhiên, cùng lúc đó, các nhà báo Nga sống lưu vong vẫn tiếp tục hợp tác với người Nga ở trong nước, bất chấp sự kiểm duyệt trực tuyến. Nó tỏ ra thành công một cách đáng ngạc nhiên: Hàng triệu người Nga tiếp tục dựa vào các nhà báo Nga lưu vong để có được thông tin chính xác về những diễn biến quan trọng trong cuộc chiến ở Ukraine, hoặc về những biến động nội bộ như cuộc binh biến năm 2023 của Prigozhin.

Tuy nhiên, cốt lõi của sự chuyển đổi sang báo chí trực tuyến này là cách tiếp cận mà Nalvany đã hoàn thiện trong thập kỷ trước. Khi chiến tranh bắt đầu, các nhà hoạt động đối lập lưu vong đã phát hiện và áp dụng nhiều chiến lược của tổ chức Navalny. Chẳng bao lâu, tất cả các nhóm đối lập ở Nga đã chuyển sang YouTube và Telegram, sau khi nhóm của Navalny sử dụng thành công các nền tảng này, kể cả khi bản thân Nalvany phải sống lưu vong ở Đức sau khi bị đầu độc. Chẳng bao lâu, những nền tảng này đã trở thành ngôi nhà thực sự của phe đối lập ở Nga, cũng như Nalvany, phục vụ cả người Nga trong nước và cộng đồng hải ngoại rộng lớn hiện nay, với các bài bình luận, điều tra và đưa tin hàng ngày hiện đã hoàn toàn không có trên các phương tiện truyền thông chính thức của Nga.

Một phong trào đã bùng nổ

Ngay cả sau khi bị bắt, tên tuổi của Navalny vẫn tiếp tục là tâm điểm trong chương trình nghị sự của phe đối lập, vì ông vừa là nhân vật dễ nhận biết nhất mà còn vì ông chỉ huy được sự ủng hộ thống nhất, cả trong nước và bên ngoài. Thật vậy, nhiều người ủng hộ ông đã phản đối quyết định trở lại Nga vào năm 2021 của ông vì hiểu rằng về căn bản, ông đang trở lại nhà tù. Họ cần một người lãnh đạo để lắng nghe và muốn ông ở bên ngoài. Nhưng ngay cả khi ở trong tù, Navalny đã tìm ra cách liên lạc với họ, điều này chắc chắn khiến Điện Kremlin càng thêm lo lắng.

Theo một cách nào đó, cái chết của Nalvany đánh dấu đỉnh cao của nhiều năm nỗ lực của nhà nước Nga nhằm loại bỏ mọi nguồn lực của sự phản đối. Trong hơn hai thập kỷ, Putin đã coi ám sát chính trị là một phần thiết yếu trong bộ công cụ hành động của Điện Kremlin. Đó là phương pháp mà Putin đã sử dụng để chống lại những kẻ gây rối như nhà báo Anna Politkovskaya và người tố cáo Alexander Litvinenko. Putin đã sử dụng nó để chống lại các đối thủ chính trị Boris Nemtsov, người bị bắn hạ gần Điện Kremlin vào năm 2015, và Vladimir Kara-Murza, người đã bị đầu độc hai lần và hiện đang ở trong tù. Navalny, người sống sót sau những vụ ám sát trước đó, thậm chí còn là mục tiêu lớn hơn.

Nhưng ngay cả bây giờ, lực lượng mà Nalvany tung ra cũng khó có thể biến mất. Cái chết của ông là một đòn khủng khiếp đối với những người Nga chống Putin. Sẽ rất khó để tìm được một người kế nhiệm có thể đoàn kết phe đối lập theo cách tương tự, ngay cả khi nhiệm vụ cấp bách, vì điều quan trọng là phe đối lập Nga phải có tiếng nói trong tương lai hậu Putin. Nhưng Navalny đã bỏ lại tổ chức và những người ủng hộ mình và đó mới là điều quan trọng. Những người đó sẽ không đi đâu cả, và bây giờ họ có thể đông hơn bao giờ hết.

Andrei Soldatov là thành viên cao cấp không thường trú tại Trung tâm Phân tích Chính sách Châu Âu, đồng sáng lập và biên tập viên của Agentura.ru, cơ quan giám sát các hoạt động của cơ quan mật vụ Nga.

Irina Borogan là thành viên cao cấp không thường trú tại Trung tâm Phân tích Chính sách Châu Âu, đồng sáng lập và Phó Tổng biên tập của Agentura.ru.

Họ là đồng tác giả của cuốn “Những người đồng hương: Những người Nga lưu vong đã chiến đấu chống lại Điện Kremlin.” (The Compatriots: The Russian Exiles Who Fought Against the Kremlin.)

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.

Người dân sống dọc suối Prek Ta Hing nằm ở huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi sẽ được mở rộng khi kênh đào Funan Techo được xây dựng, chụp ngày 29 tháng 2 năm 2024. Ảnh: CamboJA/ Pring Samrang

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết

Tất cả báo chí chính thống trong nước đã im bặt, không nhắc một chữ nào tới kênh đào Techo Phù Nam nữa. Điều này cho thấy cho dù Campuchia là một nước nhỏ hơn ở bên cạnh Việt Nam, nhưng họ rất hiểu cách chống lại Việt Nam như thế nào.

Và như thế, tương lai u ám đang diễn ra. Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết.

Nhà báo Huy Đức (Trương Huy San)

Ai xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của ai?

Không còn nghi ngờ gì, điều 331 Bộ luật Hình sự là điều luật nổi danh nhất trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay. Đã có nhiều ý kiến trên mạng đòi xóa bỏ điều luật này. Đáp lại bằng các bài viết đăng tải trên báo chính thống, “người tuyên giáo” đưa ra lập luận: Nhiều quốc gia khác cũng quy định tội danh này, không chỉ mình Việt Nam. Và họ đưa ra ba dẫn chứng…