Nếu chính quyền tổ chức biểu tình rộng rãi phản đối Trung Quốc?

Những người này biểu tình chống Dự Luật Đặc Khu, và họ bị bỏ tù. Ảnh: VOA (web screenshot)
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một cuộc biểu tình công khai, và hơn thế là một cuộc biểu tình rộng rãi nhằm phản đối Trung Quốc do chính quyền phát động vào thời điểm này liệu có thành công?

Đó là một ẩn số rất lớn trong cái phương trình hỗn tạp vừa là ‘đồng chí bốn tốt’ vừa giành giật miếng ăn dầu khí trong quan hệ Việt – Trung.

Mít tinh trong… hội trường?

Trong nhiều cuộc họp khẩn cấp nhằm đối phó với vụ tàu thăm dò địa chất Hải Dương – 8 được hộ vệ bởi nhiều tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập vùng biển Bãi Tư Chính từ đầu tháng Bảy, 2019 đến nay, đã có phương án dự định sẽ tổ chức biểu tình phản đối Trung Quốc. Phương án này nhận được ý kiến ủng hộ chủ yếu từ các cơ quan mặt trận, dân vận và đang được ‘trên’ cân nhắc.

Tuy nhiên, tổ chức biểu tình như thế nào – hẹp hay rộng rãi, chỉ huy động các thành phần cốt cán như Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản, Hội Phụ Nữ… hay huy động không giới hạn ‘quần chúng nhân dân’, tổ chức ở vài đô thị chính như Hà Nội và TP. HCM hay ở tất cả các tỉnh thành… vẫn đang là những vấn đề còn bàn cãi.

Một số tờ báo nhà nước đã được cài số để sẵn sàng khua khoắng ‘các tầng lớp nhân dân’, chuẩn bị cho một cuộc tổng xuống đường ‘bảo vệ Tổ quốc’.

Nhưng ngay trước mắt, kịch bản có vẻ chiếm ưu thế là tổ chức mít tinh trong… hội trường. Sau đó tùy tình hình mà có đưa cuộc mít tinh đó lên truyền hình hay không.

Cũng như cái cách đã tổ chức mít tinh trong hội trường Nhà Văn hóa thanh niên ở Sài Gòn vào năm 2014 và một cuộc mít tinh khác trước Nhà hát TP.HCM, khi nổ ra sự biến giàn khoan Hải Dương 981. Nhưng tất cả chỉ có thể, tức ai đến mít tinh thì chỉ ngồi hoặc đứng chôn chân một chỗ, không có tuần hành hay biểu tình gì hết.

Còn bây giờ trong cơn khốn quẫn của đảng trước ‘bạn vàng’, nguồn tài nguyên vô tận là ‘quần chúng nhân dân’ lại được ngó ngàng. Tuy thế, phương án tổ chức biểu tình rộng rãi, hoặc nói trắng ra là biểu tình ‘cuội’ với thành phần cốt cán là hội đoàn quốc doanh để lôi kéo số đông người dân đi theo nhằm gây áp lực buộc Trung Quốc phải rút tàu khỏi Biển Đông, chẳng có gì bảo đảm là sẽ không bị ‘thế lực thù địch lợi dụng’. Ý kiến lo ngại này thường thuộc về cánh công an và những quan chức mà nhìn đâu cũng thấy thù địch.

Vậy là phương án chủ động tổ chức biểu tình gặp phải chốt chặn. Bàn tới bàn lui vẫn chẳng ra được phương án nào đỡ bế tắc hơn.

Đảng muốn lo thì lo đi, rồi xem kẻ nào sẽ vỡ mặt!

Câu chuyện tuần hành phản đối Trung Quốc đang trở về bầu không khí của thói lấp ló vừa nói vừa run vào năm 2011 – thời điểm đã nổ ra đợt biểu tình phản đối Trung Quốc đầu tiên sau vụ tàu Bình Minh 2 của Việt Nam bị ‘tàu lạ’ cắt cáp. Khi đó, thậm chí đã xuất hiện một văn bản không số, không dấu, không chữ ký và cực kỳ không chính danh từ phía UBND thành phố Hà Nội nhằm huấn thị cơ chế biểu tình tự phát của xã hội dân sự và dân chúng, nhưng văn bản này đã lập tức trở thành trò cười của thiên hạ.

Tuy nhiên, điều có vẻ lạ lùng đối với chính quyền là vào năm 2019, sự thể đã trở nên khác hẳn. Bất chấp vụ Hải Dương – 8 đã kéo dài cả tháng trời, vẫn không có bất kỳ lời phát động từ bất kỳ tổ chức xã hội dân sự nào ở trong nước về tổ chức biểu tình chống Trung Quốc. Trong khi đó và còn hằn y nguyên não trạng ‘hèn với giặc, ác với dân’, các hàng rào kẽm gai lại được công an và các lực lượng dân phòng, dân quân dựng lên tua tủa trên các đừng phố chính ở Hà Nội và Sài Gòn, cùng hàng đàn bầy chó ngao hờm sẵn ở các góc phố sẵn sàng xồ ra cắn xé những người biểu tình tự phát. Thế nhưng công an đã hoài công mà chẳng phát hiện ra bóng dáng ‘âm mưu biểu tình’ hay người biểu tình nào.

“Lòng yêu nước của nhân dân đã bị lợi dụng và bị phản bội” – đó là nguồn cơn chính yếu mà các tổ chức xã hội dân sự, giới đấu tranh dân chủ nhân quyền phẫn nộ nêu ra, để họ sẽ không tham gia vào bất kỳ cuộc biểu tình hay mít tinh nào phản đối Trung Quốc do chính quyền Việt Nam làm đầu trò. Từ nhiều năm qua, hầu hết các cuộc biểu tình tự phát chống Trung Quốc của người dân Việt đã bị chính quyền và công an đàn áp thẳng tay, đánh đập dã man và bắt bớ tràn lan với lý do ‘mọi việc đã có đảng và nhà nước lo’.

“Đừng ngạc nhiên và nghĩ người dân thờ ơ. Chỉ ở cái xứ sở này thì chính quyền mới có cái kiểu hành xử quái gở như những năm qua. Dân xuống đường biểu tình chống tàu Trung Quốc cắt cáp quang: Đánh. Chống giàn khoan HD 981 hạ đặt trái pháp: Đánh. Dân biểu tình phản đối Formosa, bảo vệ biển: Đánh. Lên gối, xuống chỏ, đánh vỡ mặt mũi dân, quẳng dân lên xe tàn nhẫn như đối xử với những con vật. Dùng cả báo chí chụp mũ họ là những thành phần phản động, gây rối trật tự công cộng” – Facebooker Đoàn Bảo Châu cay đắng tổng kết.

Vậy thì vào lúc này, trong tình thế nguy ngập từ ‘bạn vàng’ Trung Quốc và không biết đến bao giờ tàu Hải Dương – 8 mới chịu rút khỏi Bãi Tư Chính, thậm chí còn có thể xảy ra kịch bản Trung Quốc kéo luôn một giàn khoan khổng lồ vào khoan dầu tại khu vực này, ‘đảng và nhà nước ta’ hãy ‘lo’ đi!

Xã hội dân sự và những gương mặt trong đó lại chính là đại diện cho một bộ phận không nhỏ người dân, về tâm trạng bức bối với Trung Quốc và cả phản kháng với vô số bất công của chính quyền Việt Nam. Trong bối cảnh mạng xã hội với hơn 70% dân số Việt Nam tham gia và được thông tin và dẫn dắt chủ yếu bởi giới xã hội dân sự chứ không phải bởi các cơ quan chính quyền, việc hầu hết những người hoạt động dân sự tẩy chay hình thức biểu tình hoặc mít tinh phản đối Trung Quốc do chính quyền tổ chức cũng có nghĩa là sẽ lôi kéo một số đông người dân tẩy chay theo.

Một cuộc biểu tình quá muộn màng, nếu có, do chính quyền tổ chức để lên dây cót cho các lực lượng quân sự và công an – bị xem là chết lặng trong nỗi sợ hãi trước kẻ thù – sẽ chỉ có ‘quần chúng nhân dân’ là người của những hội đoàn ‘cánh tay nối dài của đảng’, được đảng trả lương để đứng ra hô khẩu hiệu qua quýt với bộ mặt thản nhiên, xong ai về nhà nấy. Còn tàu Trung Quốc vẫn ung dung ngự trị ngay trước mũi Bộ Chính Trị đảng Việt Nam như một thách thức không thèm che giấu.

Trong lúc đó, cái khó càng bó… cái ngu. Bất chấp lối tuyên truyền ‘tự sướng’ về Việt Nam có chẵn một tá đối tác chiến lược, bao gồm cả ‘đối tác chiến lược toàn diện quan trọng nhất’ Trung Quốc – theo cách tụng ca chưa biết đứng đã biết quỳ của giới chóp bu Việt Nam, duy nhất Hoa Kỳ là quốc gia tỏ thái độ ủng hộ Hà Nội trong vụ Hải Dương – 8, cũng như Quốc Hội Mỹ đã là địa chỉ duy nhất tung ra bản nghị quyết lên án Bắc Kinh can thiệp thô bạo vào Biển Đông trong vụ Hải Dương 981 năm 2014.

Chưa bao giờ chính thể độc tài Việt Nam cùng thói đu dây ngả ngớn đến mức ung thư di căn của nó bị cô độc như lúc này trên trường quốc tế.

Vậy đó, đảng muốn lo thì lo đi, rồi xem kẻ nào sẽ vỡ mặt!

Phạm Chí Dũng

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tân Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (phải) và cựu Tổng thống Thái Anh Văn vẫy tay trong lễ nhậm chức của ông Lại ở Đài Bắc, Đài Loan, vào ngày 20/5/2024. Ảnh: AP

Phát biểu nhậm chức, tân tổng thống Đài Loan kêu gọi Trung Quốc ngừng đe dọa quân sự nhưng Bắc Kinh chỉ trích

Tân tổng thống Đài Loan, ông Lại Thanh Đức, trong bài phát biểu nhậm chức hôm 20/5 nói rằng ông muốn hòa bình với Trung Quốc và kêu gọi nước này chấm dứt các mối đe dọa quân sự cũng như hăm dọa hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh luôn tuyên bố là lãnh thổ của mình.

“Tôi hy vọng rằng Trung Quốc sẽ đối mặt với thực tế về sự tồn tại của (Đài Loan), tôn trọng sự lựa chọn của người dân Đài Loan và với thiện chí, chọn đối thoại thay vì đối đầu,” ông Lại nói sau khi tuyên thệ nhậm chức.

Nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Ảnh: FB lao Ta

Ngày cuối cùng trên cương vị tổng thống Đài Loan

“Cảm ơn mọi người, đã cùng tôi tạo ra nhiều lần đầu tiên cho Đài Loan, để tự do dân chủ, công bằng chính nghĩa, tôn trọng bao dung, được sinh sôi nảy nở trên mảnh đất này, viết nên trang sử mới cho Đài Loan, cũng như thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia.” Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.