Nga: Bắt giữ hàng loạt người biểu tình đòi tự do cho Alexei Navalny

Cảnh sát Nga bắt giữ người biểu tình ủng hộ Alexei Navalny, gần Moscow, ngày 23/01/2021. Ảnh: AP - Igor Volkov
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Theo hãng tin Reuters, trong ngày 23/01/2021, khoảng 40 ngàn người Nga biểu tình bất chấp nguy cơ bị trấn áp và dịch bệnh, biểu tình ủng hộ nhà đối lập Alexei Navalny trên toàn quốc, từ thủ đô Matxcơva tới vùng Viễn Đông Nga. Cảnh sát câu lưu hơn 1.000 người.

Kẻ thù chính trị của tổng thống Valdimir Putin bị bắt giam ngay khi từ Berlin trở về Nga hôm 17/01 sau đợt điều trị do bị trúng độc. Chính quyền và cảnh sát Matxcơva cho biết sẽ “trấn áp vô thời hạn” các cuộc biểu tình không được phép.

Thông tín viên Daniel Vallot từ Matxcơva:

Đây không phải lần đầu tiên Alexei Navany kêu gọi người ủng hộ xuống đường. Nhưng từ khi ông bước vào chính trị, hiếm thấy có lời kêu gọi nào quan trọng như thế này đối với nhà hoạt động đối lập.

Bị bắt giam từ khi trở về Nga, tuần này Alexei Navalny đã tung quân chủ bài là phổ biến trên internet video tố cáo tổng thống Putin tham nhũng. Video có tác động vô cùng rộng lớn khi thi hút hơn 50 triệu lượt người xem trong vài ngày.

Nhưng giờ đây, đường phố sẽ đóng vai trò quan trọng trong cuộc đọ sức. Không phải số lần xem hay chia sẻ video trên mạng mà là số lượng người biểu tình sẽ nói lên sự ủng hộ thực tế đối với nhà đối lập.

Nhiều yếu tố thuận lợi cho Navalny, đó là tiếng tăm của ông lan rộng ở Nga kể từ khi ông bị đầu độc hồi tháng 8 năm ngoái. Dư luận bất bình với chính quyền và tư pháp Nga vẫn bám đuổi ông.

Thế nhưng lo sợ bị bắt và trấn áp luôn có đối với các cuộc tập hợp không được phép như thế này. Điều này có thể sẽ làm nhụt chí những người ủng hộ ông muốn xuống đường.

Đối với Alexei Navalny thách thức là rất lớn. Bản thân ông vẫn liên tục nhắc lại rằng cách duy nhất để phản đối chính quyền hiện tại ở Nga là huy động được đông đảo những người đồng bào của ông ở trong nước.

Nguồn: RFI

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quan khách niệm hương trước linh vị các Anh Hùng Đông Tiến trong buổi Lễ Tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến do Cơ sở Việt Tân tại Pháp tổ chức hôm 15/09/2024 tại Paris, Pháp Quốc

Ngọn Lửa Đông Tiến Còn Thắp Sáng

Paris chưa vào thu, nhưng sáng nay lại se sắt cái rét ngọt của giao mùa. Trong căn phòng họp nhỏ của ngôi giáo đường, quan khách đã vào chỗ ngồi. Có khoảng một trăm người, nào là những cụ già tóc bạc phơ, tay mang gậy chống, nào là những khuôn mặt quen thuộc của những thân hữu đã đồng hành cùng Cơ sở Việt Tân Pháp trong suốt bốn thập niên qua.

Vị trí ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam. Nguồn: Hội Nhà văn Việt Nam

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà vẫn phải đối mặt với thảm họa điện hạt nhân

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với thảm hoạ điện hạt nhân. Thật nguy hiểm khi các nhà máy điện hạt nhân công suất lớn của Trung Quốc lại nằm sát biên giới Bắc Việt Nam, thuộc khu vực dân cư đông đúc nhất Việt Nam, và chỉ cách thủ đô Hà Nội chừng 300 km.

Việt Nam không thể không có bước chuẩn bị để cảnh báo phóng xa và đối phó với các trường hợp xấu.

'Kỳ tích' làng Nủ

‘Kỳ tích’ làng Nủ

Những ngày qua, tôi nghe nhiều đến từ “kỳ tích ở làng Nủ.” Ban đầu là 8 người trở về, sau đó là 3 người, và hôm nay là 18 người. Chúng ta hãy thử xem cái gì là kỳ tích ở đây nhé.

Tang thương ngay khi cơn bão Yagi đi qua. Trong hình là những chiếc quan tài xếp chồng lên nhau dành cho các nạn nhân của trận lũ quét xảy ra hôm 10/09/2024 ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, đã vùi lấp toàn bộ 37 gia đình với 158 người đang sinh sống. Ảnh: STR/AFP via Getty Images

Khi bão lũ đi qua!

Cơn bão đi qua không chỉ gây chết chóc mà còn làm lộ ra bao nhiêu chuyện đau lòng trong một xã hội nhiễu nhương và giả trá. Bão lũ là thiên tai nhưng ở đây những tổn thất nhân mạng và tài sản có phần lớn là do nhân tai, do cách tổ chức và điều hành xã hội vô trách nhiệm của nhà cầm quyền.