Nga đập bỏ tượng Lênin, CSVN mang về dựng ở Nghệ An

Trong khi tượng Lênin bị giật sập ở nhiều nơi trên thế giới, ngay cả ở Nga, tỉnh Nghệ An lại mang tượng ông về đặt tại trung tâm thành phố Vinh.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Xây dựng tượng đài như một dịch bệnh ăn sâu trong máu những người cộng sản cầm quyền, một thứ dịch bệnh không có thuốc chữa.

Khắp nước Việt Nam, thành phố nào, tỉnh nào cũng có vài ba tượng đài, và trên bàn viết lãnh đạo nào cũng có sẵn một dự án xây dựng tượng đài qui mô “hoành tráng”, nhất là tượng đài lãnh tụ. Trong số đó, tượng đài Hồ Chí Minh chiếm ưu thế tối thượng, kế đến là tượng lãnh tụ quốc tế vô sản Lênin.

Nghệ An là một “tỉnh nghèo” ở Miền Trung, cái nghèo được chứng minh qua lá đơn xin trung ương hàng ngàn tấn gạo cứu đói hằng năm. Cụ thể như trong dịp Tết năm 2019, chính phủ đã cấp cho Nghệ An gần 1.300 tấn gạo để hỗ trợ cho 22.000 gia đình nghèo mà tỉnh cho rằng đang thiếu đói. Cái nghèo của Nghệ An cũng phơi bày trong thảm cảnh tha phương cầu thực, dẫn đến cái chết tập thể của 39 thanh niên ở tuổi đầy sức sống.

Thế nhưng dù cho thiếu gạo, thiếu mọi mặt nhưng về phương diện tượng đài thì Nghệ An có thừa. Cũng như ở mọi nơi khác trên đất nước Việt Nam, có thể kể ra tượng đài ông Hồ ở trung tâm Thị Xã Vinh, tượng đài Xô Viết Nghệ Tỉnh ở ngã ba thị trấn Nghèn (Can Lộc), là hai tượng đài được mô tả là qui mô nhất và cũng tiêu tốn nhiều tiền ngân sách nhất của Nghệ An.

Có lẽ lãnh đạo Nghệ An chưa vừa ý hay muốn làm nổi bật tỉnh nhà, thi đua với Hà Nội nên ngày 19 tháng Hai vừa qua, tỉnh Nghệ An đã quyết định bỏ ra hơn 8 tỷ đồng để xây dựng tượng đài Lênin cao 3 mét tại một công viên đẹp nhất tỉnh. Theo một viên chức của Ban quản lý dự án, tượng Lênin này là món quà đặc biệt của chính quyền tỉnh Ulianovsk (thuộc Liên Bang Nga), quê hương của Lênin, “muốn” tặng cho Nghệ An.

Cho dù biện minh đây là món quà được tặng; nhưng lãnh đạo CSVN nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng có nên phí tiền để trang trải cho việc đưa một tượng đã bị dân Nga vứt bỏ, đem về trưng bày trong khi người dân trong tỉnh nhà đang thiếu đói.

Vào năm 1991 khi chủ nghĩa cộng sản kết thúc vai trò dẫn dắt của nó ở Liên Bang Xô Viết, người dân Nga cũng đã loại bỏ hầu hết các tượng đài Lênin ra khỏi đời sống xã hội, trong trào lưu trở lại với những giá trị dân chủ đích thực của Tây Phương. Các nước Đông Âu sau khi từ bỏ chủ thuyết cộng sản do Liên Xô áp đặt, các tượng đài Lênin cũng bị dân chúng tự động đập bỏ.

Lênin một thời gian dài được tô vẽ, tôn sùng như một vị thánh. Ông được lịch sử ghi nhận là người làm ra Cách Mạng 1917 với mong muốn xử dụng chủ nghĩa cộng sản như một chiếc đũa thần để nhanh chóng biến Liên Xô thành một đại cường. Liên Xô phải qua mặt Tây phương từ khoa học kỹ thuật tới kinh tế quốc dân, xứng đáng có tiếng nói mạnh trên bàn cờ quốc tế lúc bấy giờ. Nhưng cuối cùng chủ thuyết này đã thất bại bởi nhiều lý do, mà lý do quan trọng nhất nó không phải là một phương thuốc thần hiệu chữa được căn bệnh của nước Nga sau sự sụp đổ đẫm máu của triều đại Nga Hoàng.

Thế mà nay CSVN lại mang thứ mà người Nga đã vứt đi không luyến tiếc, đem về dựng ở Nghệ An để tô thêm vẽ hào hùng đã phai mờ của 4 chữ “Xô Viết Nghệ Tĩnh.” Phải chăng lãnh đạo Nghệ An là những người dốt lịch sử hay muốn phỉ nhổ vào lịch sử, hoặc cả hai? Lịch sử thế giới trong vòng 100 năm qua kể từ khi Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản ra đời năm 1848, cuộc cách mạng vô sản của Lênin và sau đó là Stalin đã thúc đẩy được nước Nga bằng phương pháp cưỡng bách, nhưng tỏ ra vô hiệu trong việc giải quyết toàn bộ vấn đề của đất nước.

Việt Nam trong tay đảng Cộng Sản cũng theo đuôi Liên Xô đề cao đấu tranh giai cấp, tiêu diệt quyền tư hữu, thắt chặt dân chủ, cưỡng chiếm tài sản quốc gia, cuối cùng lại tạo ra một giai cấp mới khắc nghiệt hơn, tham lam hơn và thất bại hơn. Cho tới nay đảng CSVN vẫn tỏ ra điên cuồng sùng tín với một hình ảnh thất bại, vẫn coi việc dựng tượng Lênin là một niềm tự hào xứng đáng.

Nhưng nếu nhìn vấn đề ở một khía cạnh khác, mang một bức tượng của một nhân vật đã bị chính dân Nga phế thải về dựng lên ở Việt Nam, còn cho thấy giòng máu sùng bái lãnh tụ vẫn là căn bịnh tâm lý bất trị ở các nước cộng sản trước đây. Việt Nam và Bắc Hàn là hai nước cộng sản Á Châu điển hình mạnh mẽ nhất cho bệnh sùng bái lãnh tụ này, lúc sống cũng như lúc chết.

Riêng tại Việt Nam “tượng đài Bác Hồ” là cả một hệ thống từ Nam chí Bắc tiêu tốn công quỹ hàng tỷ đô-la vừa xây dựng vừa bảo trì. Hệ thống ấy bất chấp sự thâm hụt ngân sách hàng năm, vẫn được các lãnh đạo tỉnh, thành khắp nước thúc đẩy, thực hiện trong bầu không khí thi đua đầy phấn khích.

Và sau khi tượng Lênin được dựng lên giữa thị xã Vinh cùng với tượng đài Hồ Chí Minh, sẽ tạo thành một cặp lãnh tụ của một chủ thuyết thất bại mà Việt Nam đang kiên trì gìn giữ. Thử hỏi có bao giờ lãnh đạo Nghệ An nghĩ đến những người dân của mình vì mong muốn đổi đời mà phải chết thảm trong container đông lạnh.

Tuy nhiên đàng sau những tượng đài ngạo nghễ ấy, và bên cạnh sự tôn thờ phi lý ấy, người ta không thể không chua chát nhận ra rằng việc xây dựng tượng đài cũng là một phương pháp moi tiền ngân sách hiệu quả nhất để các cán bộ cộng sản bỏ túi riêng.

Dân ta có nên tiếp tục im lặng để cho những đám tham ô bày vẽ những dự án phi lý này không?

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.