Ngân Hàng Thế Giới cảnh báo Cam Bốt về việc cho nước ngoài thuê đất

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 34 kb
Dân làng biểu tình ngày 23/8 trước nhà thủ tướng Hun Sen phản đối việc đền bù không thỏa đáng. (Reuters)

Ông Justin Yifu Lin, Phó Chủ Tịch kiêm Kinh Tế Trưởng của Ngân Hàng Thế Giới đã đến Cam Bốt vào đầu tuần này trong sứ mạng tìm kiếm sự thật. Đây là chuyến đi được nói đến nhiều trong thời gian ngắn trước đó và cũng là cơ hội để một viên chức cao cấp của định chế quốc tế hiểu rõ thêm sự phát triển cùng các thử thách Cam Bốt đang đối mặt.

Chuyến viếng thăm 3 ngày nhằm lượng định tiến bộ trong hoạt động ngân hàng ACLEDA, một định chế cho đại đa số người dân nghèo Cam Bốt mượn tiền để phát triển sản xuất nhỏ. Trong ngày đầu viếng thăm, ông Justin Yifu Lin có đến trụ sở ACLEDA để tìm hiểu thêm về các tiến bộ của ngân hàng này.

Ông In Channy Chủ Tịch ACLEDA báo cáo với viên Kinh Tế Trưởng Ngân Hàng Thế Giới rằng hoạt động cho mượn tiền đã tăng trưởng đều trong 6 năm qua, từ 65 triệu năm 2004 đến năm 2009 tăng vọt lên 538 triệu Mỹ Kim, và cuối tháng 7 năm nay tổng số tiền cho mượn để kinh doanh và sản xuất cá thể lên đến 632 triệu Mỹ Kim. Được biết 70% số tiền cho vay với lãi suất nhẹ dành cho người dân miền quê.

Theo ông In Channy, nông nghiệp cũng là một lĩnh vực chính yếu mà ngân hàng ACLEDA can dự. Trong năm 2004, số tiền nông dân vay mượn cho hoạt động kinh doanh hay sản xuất là 3,6 triệu Mỹ Kim, cuối năm qua số tiền cho vay trong nông nghiệp lên đến 85 triệu Mỹ Kim.

Ngân Hàng Thế Giới cảnh báo

Phúc trình của Ngân Hàng Thế Giới đưa ra hôm thứ Tư cảnh báo các hợp đồng đất mà chính quyền Cam Bốt ký với các công ty nước ngoài có thể đẩy quốc gia này vào trong một rủi ro nghiêm trọng.

Trong khi viên chức cao cấp của Ngân Hàng Thế Giới đưa ra lời ngợi khen nỗ lực của chính quyền ông Hun Sen lúc viếng thăm, thì ngày thứ Tư tại Washington, Ngân Hàng Thế Giới lại đưa ra báo cáo dài 139 trang, theo đó các hợp đồng bán hay nhượng quyền khai thác có thời hạn dài mà chính quyền Cam Bốt trao cho các công ty đầu tư ngoại quốc có thể đặt cuộc sống đại đa số nông dân ở quốc gia này vào tình thế nhiều rủi ro nguy hiểm.

Báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới phân tích hệ quả đáng lo ngại của hoạt động mua bán đất nông nghiệp tại những quốc gia chưa có pháp lý rõ ràng để bảo vệ quyền sở hữu đất của nông dân như ở Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ. Trong trường hợp Cam Bốt, những hợp đồng cho thuê mướn hay bán đất phải được công khai để người dân có thể bảo vệ quyền lợi của họ.

Vài năm gần đây, Cam Bốt thu hút chú ý từ các công ty kinh doanh nông nghiệp ở nước ngoài. Năm 2008, Qatar, một nước vùng Vịnh giàu dầu hỏa nhưng nghèo về đất, thông báo họ đầu tư 200 triệu Mỹ Kim vào khu vực nông nghiệp Cam Bốt. Sau đó là Kuwait cho Cam Bốt vay 546 triệu Mỹ Kim với lãi suất ưu đãi để phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, như làm đường chuyên chở lúa gạo tại tỉnh Battambang, xây dựng nhà máy thủy điện tại tỉnh Kampong Thom để cung cấp nước cho các cánh đồng lúa, cũng như xây dựng kho chứa lúa…

Các công ty Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam cũng được chính quyền Cam Bốt ưu tiên dành cho các hợp đồng kinh tế đất rộng lớn trồng mì chế biến tinh bột, cao su…, theo phúc trình của Ngân Hàng Thế Giới.

Tuy nhiên tại Cam Bốt, sự ước lượng tác động từ những hợp đồng kinh tế đất bình diện lớn bị ngăn chận do thiếu dữ kiện bao gồm tổng số hợp đồng. Báo cáo Ngân Hàng Thế Giới trích dẫn bản danh sách năm 2006 cho thấy các hợp đồng kinh tế đất bình diện lớn bao phủ đến 958.000 mẫu đất, trong đó 288.000 mẫu dành cho các công ty kinh doanh nông nghiệp ở nước ngoài. Tuy nhiên, con số này không được chính quyền cập nhật hóa trong thời điểm hiện tại như đã hứa hẹn.

Ông Chheng Kim Sun, Giám Đốc Cục Lâm Nghiệp tuần qua cho biết có hơn 100 công ty đang giữ những hợp đồng kinh tế đất trên bình diện rộng bao phủ trên 1,3 triệu mẫu đất.

Các tổ chức nhân quyền chỉ trích

Nhiều tổ chức nhân quyền trong và ngoài nước từ lâu đã phê bình chính quyền tự tiện nhường quyền khai thác đất nông nghiệp cho các công ty đầu tư ngoại quốc mà tất yếu đưa đến hậu quả làm nghiêm trọng thêm tình trạng trục đuổi, đôi khi có bạo hành.

Tổ chức nhân quyền có tiếng tại Cam Bốt là Licadho đưa ra báo cáo năm 2009 theo đó trong 13 tỉnh, ước lượng có đến 261.700 người dân bị ảnh hưởng cuộc sống do những vụ cướp đất từ năm 2003. Nhiều nhà hoạt động nhân quyền tại địa phương đồng ý với báo cáo của Licadho.

Điều đáng lo ngại nữa là ngoài việc thiếu thông tin về việc ký kết hợp đồng, chính quyền dường như không tôn trọng ý kiến dân khi tham khảo với họ trước khi bắt tay ký với chủ đầu tư bên ngoài.

Hiện nay giới hoạt động nhân quyền hy vọng Ngân Hàng Thế Giới sẽ can dự nhiều hơn trong việc giúp người dân Cam Bốt có cơ sở pháp lý trong quyền sở hữu đất. Chith Sam Ath, Giám Đốc Diễn Đàn Phi Chính Phủ nói nên có cơ chế thảo luận và đối thoại về vấn đề đất giữa chính quyền, các định chế cấp viện và các tổ chức xã hội dân sự.

Trong khi đó thì ông Cheam Yeap, Dân Biểu thuộc đảng cầm quyền khẳng định việc chính quyền ký hợp đồng cho thuê đất là không có gì sai trái và Cam Bốt không thể giống như các nước Châu Phi đang bị giới cầm quyền độc tài và tham lam thao túng khiến đất nước ngày càng kiệt quệ, dân tình đói rách thê thảm.

Thực tế tại Phnom Penh cho thấy người dân nghèo, trong đó có gia đình công chức, binh lính, cảnh sát, khi bị trục đuổi khỏi nhà họ từng trú ngụ lâu năm nay lâm vào cảnh sống thật bi đát. Có người phải cho con nghỉ học để đi mua bán kiếm sống qua ngày, có người phải bỏ mái lều được chính quyền cấp ở ngoại ô để vào sinh sống tạm bợ qua ngày trong thủ đô, vì nơi định cư mới không có phương tiện sống. Tất cả những lời kêu than vẫn như gió vào nhà trống.

Phạm Phan/Phnom Penh/RFI.

Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20100…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.