Ngày 14 tháng 9 năm 1958, Hồ Chí Minh dâng Hoàng Sa cho Mao Trạch Đông

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Quốc hội Trung Cộng ra tuyên bố bốn điểm về chủ quyền của các đảo trên biển, điểm thứ nhất và thứ tư có liên hệ trực tiếp đến lãnh thổ Việt Nam gồm Tây Sa tức Hoàng Sa và Nam Sa tức Trường Sa.

Tuyên bố của Trung Cộng ghi rõ: “Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ (Penghu), quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.”

Ngày 14 tháng 9 năm 1958, Phạm Văn Đồng, Thủ tướng CSVN, gởi cho Thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai một công hàm “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.”

Ngày 22 tháng 9 năm 1958, công hàm đã được đăng trên báo Nhân dân để toàn đảng, toàn dân và toàn thế giới biết hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Cộng.

Phạm Văn Đồng đặt bút ký vì y được giao chức vụ Thủ tướng nhưng không phải là người quyết định dâng đảo. Đây không phải là chuyện đối nội mà là đối ngoại và có ảnh hưởng đến suốt dòng lịch sử mai sau.

Sau đại hội đảng lần II và hàng loạt thay đổi nhân sự vào năm 1956, Bộ Chính Trị đảng Lao Động Việt Nam (CSVN) vào ngày 14 tháng 9, 1958 gồm: Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Lê Đức Thọ, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Hoàng Văn Hoan, Phạm Hùng.

Năm 1958, Lê Duẩn mới từ Nam ra Bắc, Trường Chinh vừa bị khiển trách sau vụ Cải Cách Ruộng Đất và bị hạ bệ, Hồ Chí Minh là người trực tiếp điều hành Bộ Chính Trị CSVN và đương nhiên chịu trách nhiệm lãnh đạo cả nhà nước CSVN. Văn bản dâng đảo do Phạm Văn Đồng ký phải được Hồ Chí Minh thông qua và chấp thuận.

Thời điểm năm 1958 là thời điểm căng thẳng giữa Trung Cộng và Mỹ về vấn đề Đài Loan. Hồ Chí Minh vẫn có thể làm vừa lòng Mao mà không phải dâng đảo nếu công hàm của Phạm Văn Đồng chỉ nhằm ủng hộ quan điểm Mao về vấn đề Đài Loan thôi.

Nhưng không. Thay vì gạch đít, đóng khung, tô màu hai chữ Đài Loan trong văn bản, Hồ Chí Minh dâng cả Biển Đông cho Mao trong chỉ một câu: “Ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.” Phân tích “công hàm Phạm Văn Đồng” không phải để thừa nhận nó nhưng để thế hệ trẻ Việt Nam thấy được âm mưu CS hóa Việt Nam được che giấu trong chiêu bài “giải phóng dân tộc”. “Công hàm Phạm Văn Đồng” về lý luận và tư tưởng còn phản ảnh ý thức vong bản của những kẻ phản quốc đang được thần tượng hóa tại Việt Nam.

Các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã và đang giúp soi sáng những vùng lịch sử trước đây bị che đậy, bưng bít, và qua đó, các thế hệ trẻ Việt Nam có cơ hội học, đọc và hiểu rõ những ai thật sự đã “rước voi giày mả tổ” Việt Nam.

Trần Trung Đạo

Nguồn: FB Trần Trung Đạo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.