Nghị Viện Châu Âu có bị độc tài Việt Nam qua mặt?

Những yêu cầu của EVFTA về sửa đổi Bộ luật Lao động Việt Nam cũng có thể khá tương đồng với yêu cầu trong CPTPP.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thoả thuận EVFTA: một ngày tồi tệ cho quyền lợi của người lao động” (EU-Vietnam trade deal a bad day for workers’ rights) – trang EUobserver cay đắng rút tít ngay sau khi Hội Đồng Bộ Trưởng các nước thuộc Liên Minh Châu Âu (EU) đã phê chuẩn vào ngày 25 tháng Sáu, 2019 cho việc ký kết không chỉ EVFTA (Hiệp Định Thương Mại Tự Do Châu Âu – Việt Nam) mà còn cả EVIPA (Hiệp Định Bảo Hộ Đầu Tư với Liên Minh Châu Âu).

Việc phê chuẩn hấp tấp hai hiệp định thương mại trên sẽ “có những hậu quả nghiêm trọng”, và “Trong khi các nhà lãnh đạo tự chúc mừng mình về một thỏa thuận đã được thực hiện, công dân châu Âu và Việt Nam không nên bỏ qua những người chiến thắng thực sự trong thỏa thuận đầu tư này: các doanh nghiệp lớn và các cá nhân giàu có, mà EU cho phép chiếm đoạt công lý và dân chủ vì lợi nhuận của họ.” – EUobserver chua chát.

Nhưng thực tế còn tồi tệ hơn những gì mà EUobserver đánh giá và dự báo.

Cú lừa gạt hoàn hảo

Chính thể độc tài ở Việt Nam đã giành một thắng lợi lobby đáng giá đến mức làm cho không chỉ Ủy Ban Châu Âu [European Commission, BBT VT] mà còn cả Hội Đồng Châu Âu  [Council of the European Union, BBT VT] tin rằng nó không chỉ mang lại những giá trị thương mại quyến rũ cho các doanh nghiệp trong khối EU, mà còn đang cố gắng cải thiện nhân quyền, với bằng chứng là đảng đã chỉ đạo Quốc Hội ‘gật’ rất nhanh với Công Ước 98 về thỏa ước lao động, để được EU chấp thuận cho ký EVFTA và EVIPA.

Công Uớc 98 là một trong số 3 công ước quốc tế còn lại của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO) mà chính quyền Việt Nam đã chây ì không chịu ký từ rất nhiều năm qua. Nhưng việc chính quyền này chịu ký và phê chuẩn Công Ước 98 thật ra cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên: đây là công ước ‘nhẹ’ nhất, tức ít liên đới nhất về các điều kiện cải thiện nhân quyền.

Trong khi đó, chính thể Việt Nam đã gần như phớt lờ hai công ước quốc tế còn lại về lao động là Công Ước 87 về việc tự do thành lập công đoàn độc lập, và Công Ước 105 về chống cưỡng bức lao động. Lý do đơn giản là nếu phải chấp nhận ký hai công ước còn lại này, Việt Nam sẽ phải chính thức công nhận định chế công đoàn độc lập – luôn bị chính quyền quy chụp là ‘diễn biến hòa bình’ và ‘lật đổ chính quyền’, đồng thời phải tìm cách sửa đổi thực trạng có quá nhiều trẻ em ở Việt Nam nằm trong tình trạng phải lao động trước tuổi trưởng thành và bị cưỡng bức lao động.

Trong cuộc điều trần về chủ đề EVFTA – nhân quyền do Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế Châu Âu tổ chức vào ngày 10 tháng Mười, 2018 tại Brussels, nhiều nghị sĩ như bà Granwander Hainz đã chỉ thẳng ra rằng những lời hứa về ILO của Việt Nam chỉ là lời hứa suông từ trước giờ vì chưa có gì được thực hiện, cũng như các cam kết về nhân quyền chỉ toàn có tiêu đề mà không có nội dung cụ thể.

Còn John Sifton – Giám Đốc Vận Động, Ban Á Châu của Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền quốc tế (Human Rights Watch) đã cảnh báo: “Vội vàng thông qua hiệp định thương mại với Việt Nam sẽ là một sai lầm lớn”.

Vào đầu năm 2018 khi các cuộc đàm phán EVFTA được khởi động trở lại, Việt Nam đã hứa với EU sẽ ký và phê chuẩn Công Uớc 87 trong năm 2020. Tuy nhiên trong thông cáo báo chí ngày 25 tháng Sáu, 2019, phía EU lại tỏ ra quá chểnh mảng về mốc thời gian này khi ghi nhận Việt Nam đã ký Công Ước 98, và tỏ ra hài lòng một cách khó hiểu khi Việt Nam chỉ ‘có ý định’ ký và phê chuẩn hai công ước 87 và 105 vào năm… 2023.

Một cách nào đó và bằng những thủ thuật nào đó, những doanh nghiệp Châu Âu có lợi nhuận đáng kể trong EVFTA đã thành công trong việc vận động Ủy Ban Châu Âu – cơ quan đặt nặng lợi ích thương mại hơn là nhân quyền – trình cho Hội Đồng Bộ Trưởng Châu Âu để chấp thuận việc ký EVFTA và EVIPA.

Còn chính thể độc tài ở Việt Nam đã đạt được thành công đầu tiên về EVFTA và EVIPA mà gần như chẳng phải trả một cái giá đáng kể nào về nhượng bộ các quyền cơ bản của người dân.

Chiến thuật ‘câu giờ’ của chính quyền Việt Nam liên quan đến việc ký 3 công ước quốc tế về lao động là rất rõ. Hứa hẹn ‘sẽ ký’ từ trước cuộc điều trần ở Bỉ cho tới nay vẫn chỉ là một lời hứa chẳng có giá trị gì. Trong khi đó, Việt Nam vừa âm thầm vừa công khai vận động một số nước Châu Âu nhằm tác động đến Nghị Viện Châu Âu [European Parliament, BBT VT] để sớm thông qua EVFTA, với toan tính rằng nếu việc thông qua này diễn ra sớm trong nửa cuối năm 2019 thì Việt Nam sẽ có luôn EVFTA và EVIPA trong tay mà chẳng phải ký thêm bất kỳ một công ước quốc tế lao động nào.

Nếu mọi chuyện xảy ra đúng theo kịch bản trên, Nghị Viện Châu Âu – cơ quan có thẩm quyền cuối cùng và mang tính quyết định về bỏ phiếu xem xét số phận EVFTA và EVIPA – sẽ bị chính thể Việt Nam qua mặt ngọt ngào và trọn vẹn – có giá trị như một cú lừa gạt hoàn hảo.

Nhân quyền vẫn bị bóp nghẹt

Hãy nhớ lại, vào ngày 15 tháng Mười Một. 2018, tức gần một tháng sau khi chính thể độc đảng ở Việt Nam đã tưởng như chắc ăn khi Ủy Ban Châu Âu đồng thuận làm tờ trình cho Hội Đồng Châu Âu để xem xét việc ký kết EVFTA với Việt Nam, Nghị Viện Châu Âu đã bất ngờ tung ra nghị quyết 2018/2925(RSP) về nhân quyền Việt Nam. Bản nghị quyết này còn cứng rắn hơn cả bản nghị quyết về vấn đề nhân quyền Việt Nam mang số hiệu 2016/2755(RSP) công bố vào tháng Sáu năm 2016.

Toàn bộ nội dung của bản nghị quyết 2018/2925(RSP) giống hệt một cáo trạng toàn diện và đanh thép lên án chính thể độc đảng ở Việt Nam về rất nhiều hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng về tự do tôn giáo, tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, tự do báo chí, nạn bắt bớ người hoạt động nhân quyền, không chịu ký kết các công ước quốc tế về lao động…

Sau khi EVFTA bị Hội Đồng Châu Âu hoãn vô thời hạn vào tháng Hai, 2019 mà nguồn cơn thực chất là vô số vi phạm nhân quyển của Hà Nội, Nguyễn Phú Trọng và bộ sậu Bộ Chính Trị của ông ta đã phải tìm ra lối thoát. Một lần nữa, trong rất nhiều lần, Hà Nội lại hứa hẹn ‘sẽ cải thiện nhân quyền’, dù đã chẳng có bất kỳ lần nào trước đó lời cam kết này được biến thành hành động, thậm chí giới công an trị Việt Nam còn hành động ngược lại khi gia tăng bắt bớ giới bất đồng chính kiến trong giai đoạn gần nhất từ giữa năm 2016 đến nay.

Vậy Việt Nam đã ‘cải thiện nhân quyền’ ra sao?

Cho tới giờ phút này, không khí đàn áp nhân quyền ở Việt Nam vẫn đặc sệt như một thùng thuốc súng. Chưa có bất kỳ một dấu hiệu nào cho bất kỳ một ‘cải thiện nhân quyền’ nào, dù chỉ mang tính mị dân hoặc để đối phó với cộng đồng quốc tế.

Ngay sau khi Đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ kết thúc vào tháng Năm, 2019, công an Việt Nam lại gia tăng bắt bớ những người hoạt động nhân quyền và xã hội dân sự. Nhà giáo Nguyễn Năng Tĩnh ở Nghệ An là một trong những vụ bị bắt giam mới nhất.

Trong khi đó, hầu hết các quyền cơ bản của người dân như tự do hội họp và lập hội, tự do biểu tình, tự do báo chí, tự do tôn giáo… vẫn bị nhà cầm quyền bóp nghẹt.

Ngoài việc Việt Nam phớt lờ hai công ước quốc tế còn lại về lao động mang số 87 và 105, việc sửa đổi Bộ Luật Lao Động cũng trí trá và ma mãnh không kém khi dự thảo này tuyệt đối không đề cập đến khái niệm ‘công đoàn độc lập’, trong khi dựng lên một núi thủ tục hành chính để làm nản lòng những công nhân muốn tự tay thành lập công đoàn phi nhà nước.

Liệu Nghị Viện châu Âu có biết được toàn bộ ‘quy trình’ mà chính thể Việt Nam đã tìm cách qua mặt họ hay không?

Không hề dễ ‘ăn’ EVIPA

Hy vọng còn lại cho nhân quyền Việt Nam liên quan EVFTA đang tùy thuộc vào thái độ của Nghị Viện Châu Âu, bởi cơ quan này sẽ bỏ phiếu quyết định có thông qua EVFTA hay không.

Thực ra, EVFTA có thể được ký kết và phê chuẩn trước EVIPA vì đây chỉ là hiệp định mang tính ‘khung’. Để EVFTA được thông qua, chỉ cần có sự chấp thuận của các cơ quan như Ủy Ban Thương Mại Châu Âu, Cộng Đồng Châu Âu và cuối cùng là Nghị Viện Châu Âu.

Song với EVIPA (Hiệp Định Bảo Hộ Đầu Tư với Liên Minh Châu Âu) thì lại nghiêm khắc hơn nhiều. Khác nhiều với EVFTA, EVIPA mới chính là cái mà một chính thể luôn muốn ‘ăn sẵn’ và ‘ăn đậm’ như Việt Nam cần kíp. Nhưng muốn có được EVIPA để mang lại lợi nhuận cụ thể chứ không phải môt thứ danh dự trừu tượng và an ủi như EVFTA, Việt Nam lại cần ‘vận động’ đủ 28 quốc gia thành viên của khối EU, mà nếu 4 trong số các quốc gia đó không đồng ý thì EVIPA không thể được ký kết và phê chuẩn, cũng đồng nghĩa với EVFTA sẽ ‘toi’ dù có được EU phê chuẩn.

Sẽ hoàn toàn không dễ dàng để một chính thể độc tài mà lươn lẹo đã trở thành bản chất có thể thuyết phục các quốc gia Châu Âu thông qua EVIPA, bởi những quốc gia này đã ngày càng nhận ra bản chất đó, nhất là đã được ‘mở mắt’ qua vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và quá nhiều vi phạm nhân quyền đã trở thành hệ thống của chính thể Việt Nam.

Phạm Chí Dũng

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.