Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam

Tiếp xúc các dân biểu Quốc hội Âu Châu về tình trạng nhân quyền Việt Nam và việc thực thi các điều khoàn của Hiệp định Thương mại Tự do Việt-EU (EVFTA)

Trao đổi với các dân biểu Quốc Hội Liên Minh Âu Châu về Hiệp định EVFTA

Ngày 23 và 24 tháng 10 năm 2023, một phái đoàn gồm các tổ chức vận động cho nhân quyền quốc tế và Việt Nam đã có những buổi gặp gỡ với một số dân biểu Quốc Hội Âu Châu tại thủ đô Brussels, Vương Quốc Bỉ để trao đổi về diễn tiến việc thực thi các điều khoản của Hiệp định Thương mại Tự do giữa VN và Liên Minh Âu Châu (EVFTA) sau 2,5 năm hoạt động, và cập nhật tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Các nghị viên Nghị viện Châu Âu (European Parliament) tổ chức hội thảo xem xét mức độ vi phạm nhân quyền và quyền lợi của người lao động Việt Nam sau hơn hai năm chính quyền nước này thực thi Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) ngày 28/02/2023. Ảnh: Youtube Việt Tân

Người lao động VN vẫn không có quyền thành lập công đoàn độc lập sau hai năm thực thi Hiệp định EVFTA

Ngày 1 tháng 8, 2023 tới đây sẽ đánh dấu 3 năm Hiệp định Tự do Thương mại EU-Việt Nam (EVFTA) giữa Liên Minh Châu Âu và Việt Nam chính thức đi vào hoạt động.

Hơn hai năm qua, Việt Nam đã hưởng rất nhiều những ưu đãi từ các nước Liên Minh Châu Âu để thúc đẩy kinh tế. Ngược lại chính phủ Việt Nam vẫn chưa có một dấu hiệu cụ thể nào để thực hiện một số cam kết cải tổ bao gồm các vấn đề lao động, xã hội, môi trường và đặc biệt về nhân quyền và quyền lập công đoàn lao động độc lập.

Thậm chí chính quyền Việt Nam còn cố tình làm chậm trễ, hay nói rõ hơn là dùng nhiều phương cách để ngăn cản, không cho các cải tổ đó ra đời.

Các nghị viên Liên minh châu Âu tổ chức hội thảo xem xét mức độ vi phạm nhân quyền và quyền lợi của người lao động Việt Nam sau hơn hai năm chính quyền nước này thực thi Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) ngày 28/02/2023. Ảnh: Screenshot Cisco Webex

Nghị viên EU tổ chức hội thảo đánh giá nhân quyền Việt Nam sau hơn 2 năm thực thi EVFTA

Hôm 28/2, các nghị viên Liên minh châu Âu tổ chức hội thảo xem xét mức độ vi phạm nhân quyền và quyền lợi của người lao động Việt Nam sau hơn hai năm chính quyền nước này thực thi Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA). Các diễn giả lên tiếng báo động rằng việc vi phạm nhân quyền, quyền tự do nhóm họp và quyền của người lao động Việt Nam tiếp tục bị chính quyền vi phạm ở mức ngày càng tồi tệ, đồng thời hối thúc các nghị viên EU gây sức ép mạnh hơn đối với chính quyền Hà Nội.

Hội thảo về "Quyền Tự Do Ngôn Luận và Truy Cập Mạng Xã Hội tại Việt Nam" hôm 7/10/2021 tại Copenhagen, Đan Mạch. Ảnh: Ủy Ban Hỗ Trợ Việt Nam

Dân biểu, xã hội dân sự tại Đan Mạch lên tiếng vì quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam

Bà Marianne Vind, Dân Biểu Quốc Hội Châu Âu của Đan Mạch, trả lời phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do sau buổi hội thảo:
“Chúng tôi đã có một số kết quả về quyền của người lao động, vì hiện nay Việt Nam đã tham gia nhiều công ước của ILO (Tổ Chức Lao Động Quốc Tế) hơn. Vì vậy, chúng ta đang đi đúng hướng. Tuy nhiên, tôi cũng biết rằng các công nhân trên khắp đất nước Việt Nam hiện không cảm thấy như vậy.

…Chúng tôi đang theo dõi những gì đang diễn ra ở Việt Nam, và nếu chúng tôi thấy những điều đi ngược lại với cam kết hoặc không đi đúng hướng, chúng tôi có thể liên hệ với Việt Nam và hỏi xem chuyện gì đang xảy ra. Chúng tôi có thể đưa ra những biện pháp. Và nếu vấn đề tồi tệ đến mức đạt ngưỡng, thì chúng tôi có thể chấm dứt các hiệp định thương mại.”

Ảnh chụp bài viết của Dân Biểu Quốc Hội Âu Châu Saskia Bricmont, thuộc đảng Xanh, trên blog của bà.

Lạnh xương sống với tình trạng nhân quyền ở Việt Nam

Đó là lý do tại sao tôi đã tập hợp hơn 60 nghị sĩ châu Âu để gióng lên hồi chuông cảnh báo và kêu gọi các cơ quan cao nhất của EU phải có hành động dứt khoát để bảo vệ người dân Việt Nam, đặc biệt những người có chính kiến độc lập, họ bày tỏ công khai những điều mà nhiều người khác không dám nói, và họ thể hiện sự phản kháng đối với chế độ độc tài.

Rất cần phải hành động khẩn cấp và tuyên bố các biện pháp trừng phạt, nhất là khi Đại hội đảng CSVN đang tới gần và chúng tôi lo sợ từ bây giờ cho tới đó nhà cầm quyền lại càng hà khắc, càng cứng rắn hơn.

Hội thảo Nhân quyền Việt Nam tại Đan Mạch 18/9/2020. Ảnh: Facebook Support Group for Human Rights for Vietnam

Hội thảo quốc tế vận động cho nhân quyền Việt Nam tại Đan Mạch

Globalt Fokus, nhóm các tổ chức phi chính phủ tại Đan Mạch và các hội đoàn gốc Việt vừa tổ chức một cuộc hội thảo về tình hình nhân quyền Việt Nam, đồng thời vận động chính giới Đan Mạch tạo thêm nhiều áp lực để Hà Nội đảm bảo quyền của người lao động trong việc thực thi hiệp định thương mại tự do EVFTA.

Ủy Viên Thương Mại EU Cecilia Malmstrom, Bộ Trưởng Thương Mại Rumani Stefan Radu Oprea và Bộ Trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư Nguyễn Chí Dũng trong buổi lễ ký kết hiệp định EVFTA tại Hà Nội ngày 30/6/2019. Ảnh: Reuters

Việt Nam phê chuẩn Hiệp Định Tự Do Thương Mại với EU

Quốc Hội Việt Nam hôm nay, 8/6/2020, với tỷ lệ biểu quyết tán thành trên 94%, đã chính thức phê chuẩn Hiệp Định Tự Do Thương Mại với Liên Hiệp Châu Âu (EVFTA) và Hiệp Định Bảo Hộ Đầu Tư Việt Nam–EU  (EVIPA).

EVFTA sẽ có hiệu lực 30 ngày sau khi được phê chuẩn, trong khi đó, EVIPA còn phải chờ Quốc Hội các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu phê chuẩn.

Dân biểu Quốc Hội Âu Châu nói gì về Hiệp Định Tự Do Thương Mại EU – Việt Nam

Nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 71, cộng đồng Việt Nam tự do tại Âu Châu đã tổ chức một cuộc biểu tình tại Bruxelles, Vương Quốc Bỉ, ngày 10 Tháng Mười Hai, 2019. Trong dịp này, nhóm Media Việt Tân – Châu Âu có dịp trao đổi với 2 vị dân biểu Quốc Hội Âu Châu là Dân biểu Marie Arena, Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Quyền Quốc Hội Âu Châu và Dân Biểu Saskia Bricmont, đặc trách về thương mại giữa EU và Việt Nam.

Vận động chính giới EU trong Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2019

Tường trình cuộc gặp gỡ vận động các dân biểu Quốc Hội Âu Châu Bernd Lange (Đức), Chủ Tịch Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế (International Trade Committee – INTA) và Svenja Hahn (Đức) thành viên INTA nhân Ngày Quốc  Tế Nhân Quyền 2019 tại trụ sở Quốc Hội Âu Châu, Bruxelles, Vương Quốc Bỉ.

Bà Dân Biểu Marie Arena, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền thuộc Quốc Hội Âu Châu phát biểu tại cuộc biểu tình nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2019 trước trụ sở Quốc Hội Âu Châu tại Bruxelles hôm 10/12/2019 do Cộng Ðồng Việt Nam Tự Do Vương Quốc Bỉ tổ chức. Ảnh chụp màn hình Youtube Việt Tân.

Bài phát biểu của bà Marie Arena, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền EU với cộng đồng người Việt ở Âu Châu trong ngày 10/12/2019

Với vị trí của mình và với những đồng nghiệp của tôi tại Nghị Viện Châu Âu, rất đơn giản để nói là: “Quý vị chỉ còn 3 tháng thử thách, thuyết phục những người có thẩm quyền ở Châu Âu rằng chính quyền Việt Nam sẽ thay đổi vấn đề về Nhân quyền và quyền bảo vệ môi trường trong những tháng, những năm sắp tới. Quý vị còn 3 tháng để chứng minh trước sự phê chuẩn của thoả thuận này”. Vì vậy, đó là những gì mà chúng tôi phải yêu cầu từ hôm nay đến tháng Hai (2020) đối với những người có thẩm quyền ở Việt Nam. (DB Marie Arena)

Thư ngỏ về Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam của các tổ chức quốc tế

Chúng tôi, các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam và quốc tế ký tên dưới đây, viết thư này để kêu gọi quý vị hãy hoãn lại việc chấp thuận Hiệp Định Thương Mại Tự Do giữa Liên Âu và Việt Nam (EVFTA) và Hiệp Định Bảo Vệ Đầu Tư (IPA) cho đến khi các yêu cầu về nhân quyền đề ra được chính quyền Việt Nam đáp ứng.

48 tổ chức gởi thư ngỏ đến Quốc Hội Châu Âu: Nhân quyền trước khi có tự do mậu dịch với VN

Việt Nam phải chứng minh mối cam kết của họ tôn trọng và bảo đảm là các quyền con người được bảo vệ như đã được xác định trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công Ước Quốc Tế về Quyền Chính Trị và Dân Sự và những văn kiện quốc tế và khu vực khác.