Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam

Đảng Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ và RSF vận động các Dân Biểu Liên Âu

Các cơ quan truyền thông nhà nước CSVN đã ồ ạt đưa tin rằng Hiệp Định Tự Do Thương Mại EU-Việt Nam (EVFTA) đã được ký kết tại Hà Nội hôm 30/6 nhưng cố ý lờ đi một điều vô cùng quan trọng: Trước khi được áp dụng, EVFTA cần phải được Quốc Hội Âu Châu phê chuẩn. Một phái đoàn gồm Hội Anh Em Dân Chủ, Tổ chức RSF và Đảng Việt Tân có chuyến vận động các Dân Biểu Liên Âu tại trụ sở Quốc Hội Âu Châu tại Bruxelles, trong hai ngày, 9 và 10 tháng Bảy, 2019.

Từ trái: LS Nguyễn Văn Đài (Hội Anh Em Dân Chủ), anh Trần Đức Tuấn Sơn (Việt Tân), Bà Dân Biểu Maria Arena (Bỉ), tân Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền QHAC nhiệm kỳ 2019-2024, cô Julie Mazerczak (RSF) và anh Vũ Đình Khang (Việt Tân). Ảnh: Việt Tân

EVFTA & Nhân Quyền – Hội Anh Em Dân Chủ, RSF và Việt Tân vận động các tân Dân Biểu Quốc Hội Âu Châu ở Bruxelles

Nhiệm kỳ của Quốc Hội Âu Châu khóa 9 (2019-1024) vừa bắt đầu hôm 1 tháng Bảy, 2019. Nhằm cập nhật thông tin cho các dân biểu QHAC về tình hình nhân quyền tại Việt Nam và vận động các dân biểu trước viễn ảnh QHAC sẽ quyết định phê chuẩn hay không EVFTA trong thời gian tới đây, một phái đoàn gồm Hội Anh Em Dân Chủ, Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) và Việt Tân đã đến trụ sở Quốc Hội Âu Châu tại Bruxelles trong chuyến vận động 2 ngày, 9 và 10 tháng Bảy, 2019.

Cao Ủy Thương Mại EU bà Cecilia Malmsrom (trái), và Bộ Trưởng Công Thương CHXHCNVN Trần Tuấn Anh (phải) tại lễ ký EVFTA tại Hà Nội hôm 30 tháng Sáu, 2019. Ảnh AP

Cao Ủy Thương Mại Châu Âu khẳng định EU tiếp tục thúc đẩy tôn trọng nhân quyền tại Việt Nam

“Hiệp định đi cùng với một thỏa thuận rộng hơn – một thỏa thuận liên quan – có bao gồm những yêu cầu mạnh về nhân quyền, và trong ngữ cảnh đó chúng đã thiết lập một đối thoại về nhân quyền. Chúng tôi quan ngại về một số tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, và tất nhiên, một thỏa thuận về thương mại không bỏ đi tất cả những điều đó”, bà Cecilia Malmstrom nói với Đài Á Châu Tự Do.

Những yêu cầu của EVFTA về sửa đổi Bộ luật Lao động Việt Nam cũng có thể khá tương đồng với yêu cầu trong CPTPP.

Nghị Viện Châu Âu có bị độc tài Việt Nam qua mặt?

Khác nhiều với EVFTA, Hiệp Định Bảo Hộ Đầu Tư với Liên Minh Châu Âu EVIPA mới chính là cái mà một chính thể luôn muốn ‘ăn sẵn’ và ‘ăn đậm’ như Việt Nam cần kíp. Nhưng muốn có được EVIPA để mang lại lợi nhuận cụ thể chứ không phải môt thứ danh dự trừu tượng và an ủi như EVFTA, Việt Nam lại cần ‘vận động’ đủ 28 quốc gia thành viên của khối EU, mà nếu 4 trong số các quốc gia đó không đồng ý thì EVIPA không thể được ký kết và phê chuẩn,

Bà Nguyễn Thị Ngọc Sương (trái) và Vũ Thị Dung ra tòa hôm 10 Tháng Năm, 2019, vì cáo buộc “rải truyền đơn chống phá nhà nước” với án tù 5 và 6 năm tù. Ảnh: Báo Thanh Niên

EU phản ứng các vụ xử tù bất đồng chính kiến, liệu CSVN có ‘mở mắt?’

Cần chú ý là mật độ phản ứng của EU về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam trong thời gian gần đây là dày hơn khá nhiều so với mối quan tâm thưa thớt cùng chủ đề của cơ quan này trước đây. Những năm trước, EU và đặc biệt là Phái đoàn Liên Minh Châu Âu tại Việt Nam không mấy chú tâm đến làn sóng bắt bớ dân chủ nhân quyền ở Việt Nam mà chỉ đặt trọng tâm vào hoạt động giao thương.

Loại trừ tin nhiễu liên quan tới EVFTA

Hiện nay tin đồn EVFTA (FTA và IPA) có thể được “thông qua” hoặc “ký kết” chỉ vô tình hay cố ý gây ra hiểu lầm. Đây chỉ là dự tính của Hội đồng Bộ trưởng EU đem FTA (thương mại tự do) và IPA (bảo hộ đầu tư) ra cứu xét vào ngày 28/5/2019 để quyết định có cho phép ký hay không. Và dù quyết định thuận, dù những cơ quan trách nhiệm có gặp gỡ để ký kết, FTA và IPA cũng chưa có hiệu lực. FTA phải chờ Nghị viện Âu châu phê chuẩn và IPA phải chờ được toàn thể các quốc hội các nước thành viên EU phê chuẩn.

Nghị sĩ Châu Âu thông báo hoãn phê chuẩn EVFTA

Hai thành viên Nghị viện châu Âu vừa chính thức thông báo về việc hoãn phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA). Theo video được đăng tải trên trang Twitter của nữ Nghị sĩ Jude Kirton-Darling, thì lý do hoãn được bà viện dẫn là bởi vấn đề kỹ thuật; tuy vậy bà đặt câu hỏi: “Sự chậm trễ này có xảy ra nếu chính phủ Việt Nam tiến bộ về nhân quyền?”

Liên minh châu Âu: Hãy hoãn bỏ phiếu về Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam

Hôm 10/1/2019 Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) phát biểu rằng Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu cần hoãn thông qua Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) đang được đệ trình, cho đến khi chính quyền Việt Nam thực hiện được các bước cụ thể để cải thiện hồ sơ nhân quyền đang ngày một tệ đi của mình.

Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Trần Quốc Khánh tại buổi điều trần của Ủy ban thương mại quốc tế thuộc Nghị viện châu Âu (INTA) hôm 10/10/2018 tại Brussels. Ảnh chụp từ màn hình trang web của Nghị viện châu Âu (European Parliament)

Đại diện cho điều gì?

Tại sao vậy, một vị Thứ trưởng Bộ Công thương, ra nước ngoài tham dự hội nghị liên minh châu Âu (EU) về đàm phán thương mại, trong đó đặc biệt là vấn đề nhân quyền, lại tuyên bố với các thành viên Nghị viện châu Âu rằng: nhân quyền không phải là chuyên môn và nằm ngoài tầm hiểu biết của tôi?

Đại diện các tổ chức Xã hội dân sự họp với Phái đoàn Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện Châu Âu ngày 23/2/2018. Ảnh FB Nguyễn Chí Tuyến

Có EVFTA sẽ có nhân quyền?

Có thể thấy xu hướng của các tổ chức XHDS là không ủng hộ VN vào các tổ chức thương mại quốc tế khi tình hình vi phạm nhân quyền không những không được được cải thiện mà có xu hướng ngày càng xấu đi trầm trọng. Chỉ khi VN tự điều chỉnh cho phù hợp với các tiêu chuẩn chung của quốc tế thì hãy nói đến việc ký kết hay không.

EVFTA: Vì đâu nên nỗi?

Đã hơn 3 năm rưỡi kể từ ngày Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) được ký kết mà triển vọng có hiệu lực của Hiệp định này, vì nhiều lý do, vẫn còn mờ mịt.