Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam: Mới nửa chặng đường

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mười tháng trước đây, trong bài viết bên dưới [*], tôi có bàn về những trở lực đối với EVFTA [Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam, BBT VT], từ quyền lao động (chưa phê chuẩn các Công Ước ILO cốt lõi), đến môi trường (chưa có những thay đổi về mặt thể chế bảo vệ môi trường, đơn cử là báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của các dự án chưa được công khai) và xã hội dân sự (phải được tham gia vào quá trình giám sát việc thực thi các cam kết).

Từ đó đến nay, chính quyền đã có một số cải thiện. Tháng Tư, 2019, trong một diễn biến chưa từng có tiền lệ, ‘công đoàn độc lập’ được đưa vào Dự thảo Bộ Luật Lao Động (sửa đổi), dự kiến thông qua vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau [1]. Một tháng sau, Chính phủ ban hành Nghị định 40 thi hành Luật Bảo Vệ Môi Trường, lần đầu tiên đặt ra yêu cầu phải công khai mọi bản ĐTM trên trang thông tin điện tử của cơ quan thẩm định [2]. Cách đây vài tuần thì đến lượt Quốc Hội chính thức phê chuẩn Công Ước ILO 98 về Quyền Tổ chức và Thương lượng Tập thể của người lao động [3].

Trước những động thái đó, EU đã có phản hồi tích cực khi Hội Đồng EU [Council of the European Union, còn gọi là Hội Đồng các Bộ Trưởng, BBT VT] bật đèn xanh cho Ủy Ban EU [European Commission, BBT VT] ký EVFTA với Việt Nam vào ngày 30 tháng Sáu tới đây ở Hà Nội.

Tuy nhiên phải chăng mọi việc như thế coi như là xong và chỉ là vấn đề thời gian trước khi EVFTA có hiệu lực?

Hoàn toàn không phải vậy.

Lập pháp của EU theo cơ chế cùng ra quyết định (co-decision procedure) giữa Hội Đồng EU và Quốc Hội EU [European Parliament, BBT VT], chịu ảnh hưởng từ mô hình Quốc Hội hai viện của nhiều nước. EVFTA hiện mới qua được một cửa – Hội Đồng EU, đại diện cho 28 chính phủ thành viên. Cửa còn lại là Quốc Hội EU, cơ quan dân cử gồm 751 thành viên đại diện cho cử tri toàn Châu Âu.

Mà Quốc Hội EU thì chỉ vừa mới được bầu hồi tháng 5 vừa rồi, hiện vẫn trong giai đoạn định hình khối chính trị và thảo luận nghị trình. Vì lẽ các Dân biểu EU thường bỏ phiếu theo khối chính trị của mình nên để được thông qua, EVFTA cần được sự ủng hộ của các khối chính trị lớn bao gồm EPP, S&D, Renew Europe và Greens. [4]

Không phải ngẫu nhiên mà Đại sứ EU Bruno Angelet, trong bài trả lời phỏng vấn gần đây [5], đã cảnh báo sẽ có thêm yêu cầu, đòi hỏi và ‘những câu chuyện được coi là nhạy cảm’ từ phía Quốc Hội EU khi thảo luận, xem xét thông qua EVFTA bởi lẽ kỳ bầu cử vừa rồi chứng kiến sự lên ngôi của khối xanh, khối tự do, khối xã hội vốn không tha thiết mấy với tự do thương mại.

Bởi vậy câu hỏi khi nào EVFTA hoàn tất để có hiệu lực vẫn còn để ngỏ ở đó và chính quyền còn phải nỗ lực thêm nữa để hoàn tất nửa chặng đường còn lại.

PS: Nói chuyện EVFTA, nghĩ cũng cần liên hệ đôi chút đến EUSFTA – FTA giữa EU và Singapore. Cũng bị trì hoãn vì những trục trặc pháp lý từ phía EU trong năm 2017 (dẫn đến việc tách Hiệp Định Bảo Hộ Đầu Tư IPA ra khỏi FTA) song EUSFTA lại được thông qua nhanh hơn EVFTA, khi mà tháng Mười, 2018 đã được Hội Đồng EU bật đèn xanh và 5 tháng sau đó có được cái gật đầu của Quốc Hội EU, giúp Singapore trở thành quốc gia ASEAN đầu tiên có FTA với EU [6].

Có lẽ chính vì lo ngại những biến động nghị trường của EU sau mùa bầu cử tháng Năm, 2019 nên Chính phủ Lý Hiển Long đã nỗ lực hoàn tất EUSFTA ngay trong nhiệm kỳ Quốc Hội EU khóa trước và giờ thì chỉ cần đợi một số thủ tục mang tính hình thức để hiệp định bắt đầu có hiệu lực.

Trong khi đó, Việt Nam thì vẫn phải chờ.

Nguyễn Anh Tuấn

[*] AI ĐANG CẢN TRỞ EVFTA?

AI ĐANG CẢN TRỞ EVFTA?Thỉnh thoảng ta lại nghe đâu đó trên báo chí, tivi nhắc tới cụm từ EVFTA, nhưng chẳng để tâm đến…

Publiée par Nguyen Anh Tuan sur Samedi 4 août 2018

[1] http://laodongxahoi.net/bo-lao-dong-tbxh-trinh-chinh-phu-du-thao-du-an-bo-luat-lao-dong-sua-doi-1312414.html

[2] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Nghi-dinh-40-2019-ND-CP-huong-dan-Luat-bao-ve-moi-truong-413905.aspx

[3] http://vneconomy.vn/viet-nam-phe-chuan-cong-uoc-cua-ilo-ve-thuong-luong-tap-the-20190614155526573.htm

[4] https://www.ecfr.eu/publications/summary/how_to_govern_a_fragmented_eu_what_europeans_said_at_the_ballot_box

[5] https://news.zing.vn/dai-su-eu-evfta-co-the-duoc-ky-vao-cuoi-thang-6-hoac-dau-thang-7-post957125.html

[6] https://www.straitstimes.com/singapore/european-parliament-votes-yes-on-free-trade-partnership-agreements-with-singapore

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.