Đại diện cho điều gì?

Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Trần Quốc Khánh tại buổi điều trần của Ủy ban thương mại quốc tế thuộc Nghị viện châu Âu (INTA) hôm 10/10/2018 tại Brussels. Ảnh chụp từ màn hình trang web của Nghị viện châu Âu (European Parliament)
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tại sao vậy, một vị Thứ trưởng Bộ Công thương, ra nước ngoài tham dự hội nghị liên minh châu Âu (EU) về đàm phán thương mại, trong đó đặc biệt là vấn đề nhân quyền, lại tuyên bố với các thành viên Nghị viện châu Âu rằng: nhân quyền không phải là chuyên môn và nằm ngoài tầm hiểu biết của tôi? *)

Một đất nước, và một vị quan chức thuộc hàng cao cấp của chính quyền, đi ra thế giới và bàn về các vấn đề của kinh tế, trong đó là vấn đề quyền của người lao động, không gì khác hơn là vấn đề công đoàn độc lập và quyền tự do biểu đạt (quan điểm, chính kiến và ngôn luận), lại không hiểu gì về vấn đề mà mình đại diện để có mặt và đàm phán các hiệp định thương mại quốc tế?

Họ được học tập về tư tưởng và chính trị kiểu gì mà một chức vụ quan trọng đối với đối ngoại và phát triển kinh tế trong việc bang giao với quốc tế, lại là người từ chối sự hiểu biết về nhân quyền và coi đó là vấn đề nằm ngoài chuyên môn và thẩm quyền của mình? Vậy họ đại diện ra EU tham dự đàm phán để làm gì, khi điều kiện quan trọng nhất để hợp tác và phạm vi đại diện lại bị bó hẹp đến mức không thể đàm phán gì hơn về đúng cái mà Liên minh châu Âu đang đòi hỏi?

Tôi không hiểu với cung cách về tư duy và lối làm ăn như vậy, họ sẽ đạt được kết quả gì, vì quốc tế họ không thể hiểu được những gì người này đại diện cho và những gì mà họ có thể cam kết có trách nhiệm?

Một viên chức cao cấp của chính quyền lại né tránh và từ khước sự hiểu biết của mình về một vấn đề mà đối với bất cứ chính quyền nào cũng sẽ đặt lên trước hết để xem xét và bàn thảo? Hẳn nhiên, nhân dân làm sao có thể nhờ cậy một người như vậy trong cương vị mà họ được giao phó?

LS Lê Luân

Nguồn: FB Luân Lê

Chú thích:

*) Buổi điều trần mang tên “Các hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư giữa EU và Việt Nam – lợi ích và giá trị” do Ủy ban Thương mại quốc tế thuộc Nghị viện châu Âu (INTA) tổ chức vào chiều ngày 10/10/2018 tại Brussels, Vương quốc Bỉ.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: Nội lực quốc gia - Lựa chọn sống còn trong trật tự toàn cầu mới

Nội lực quốc gia – Lựa chọn sống còn trong trật tự toàn cầu mới

Trong một thế giới cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nội lực không chỉ là yếu tố tăng trưởng mà là điều kiện sống còn. Việt Nam phải nhanh chóng quyết định: Tiếp tục làm gia công giá rẻ hay bước lên nấc thang cao hơn bằng năng lực sản xuất, công nghệ và bản lĩnh quốc gia thực sự?

Điểm nghẽn nào ở đây?

Chính phủ cần đưa ra các thống kê đúng về môi trường, cụ thể môi trường của Hà Nội hiện nay. Độ ô nhiễm là bao nhiêu? Do các nguyên nhân chính nào? Lộ trình giải quyết các nguyên nhân chính ấy ra sao?

Khi chính phủ ra lệnh cấm xe máy xăng trên đường trục của thủ đô rất tiếc không kèm theo các thông tin về độ ô nhiễm tổng thể ấy.

11 triệu: 7 năm tù – Hàng ngàn tỷ: 3 năm ân xá

Cách đây chưa lâu, chính chúng tôi bị nghe “dạy dỗ” là phải dùng đại từ nhân xưng “ông” cho một tội phạm vốn trước đây là quan chức chứ không được dùng “sẵng” chỉ mỗi tên riêng.

Giờ thì nhìn vào người thầy, lấy công làm lời, bị xử 7 năm tù vì tham ô có 10,7 triệu đồng. Tôi tự hỏi, tại sao thầy không “khắc phục hậu quả” để hưởng khoan hồng nhỉ?

Ảnh minh họa: Tuổi trẻ thủ đô

Chủ trương, ngoài đúng còn phải công bằng

Chú em nói đúng. Một thế giới cần lao mấy chục triệu người đang chạy xe xăng để kiếm cơm hằng ngày, có những chiếc giá chỉ vài ba triệu đồng, không dễ gì đổi thành xe điện vài chục triệu. Nếu nhà nước thực sự muốn tốt môi trường và lo cho dân, hãy cho dân khoản tiền sắm sửa ban đầu ấy, khó gì chuyện dân ủng hộ chủ trương.