Lạnh xương sống với tình trạng nhân quyền ở Việt Nam

Ảnh chụp bài viết của Dân Biểu Quốc Hội Âu Châu Saskia Bricmont, thuộc đảng Xanh, trên blog của bà.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lạnh xương sống với tình trạng nhân quyền tại Việt Nam” là tiêu đề bài viết mới nhất của bà Saskia Bricmont, nghị sĩ châu Âu, thuộc đảng Xanh, đăng trên trang web chính thức của mình ngày 25-9-2020. Sau đây là bản dịch bài viết:

Có lẽ các bạn còn nhớ hồ sơ dầy cộp về Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), mà tôi được giao nghiên cứu tại Ủy ban Thương mại Quốc tế (thuộc Nghị viện châu Âu).

Những phê bình, chỉ trích của tôi đối với hiệp định này chủ yếu căn cứ vào tình trạng nhân quyền: Từ thiếu sót của Ủy ban châu Âu không thực hiện đánh giá tác động nhân quyền, tức là những ảnh hưởng tiềm năng đến quyền nghiệp đoàn, quyền tự do báo chí, sự tôn trọng tín ngưỡng và tôn giáo v.v… (trong khi đó Liên minh châu Âu đã thông qua một Nghị quyết cứng rắn về tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm ở Việt Nam); cho đến vụ bắt giữ Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, Phạm Chí Dũng, ngay trong giai đoạn cuối cùng của quá trình đàm phán hiệp định. Những “thất bại” đã chồng chất.

Đảng Xanh và các nghị sĩ châu Âu thuộc các đảng khác đã từ chối không bật đèn xanh thông qua EVFTA, nhưng chúng tôi đã không đủ đông để ngăn chặn hiệp định này. Lúc đó, những nghị sĩ thuộc các đảng khác, cũng như Ủy ban châu Âu (EC) đã thề thốt, hứa hẹn với chúng tôi rằng, khi hiệp định EVFTA đi vào thực thi thì sẽ “tự động thúc đẩy cải thiện các điều kiện sinh sống của người dân Việt Nam.”

Tiếc là kể từ đó, tình trạng nhân quyền tại Việt Nam ngày càng tồi tệ hơn và làm chúng ta lạnh xương sống. Chính phủ Việt Nam đã có những cam kết được ký trước Liên Hiệp Quốc hoặc EU, nhưng khi vi phạm thì không có ai nói gì cả!

Đó là lý do tại sao tôi đã tập hợp hơn 60 nghị sĩ châu Âu để gióng lên hồi chuông cảnh báo và kêu gọi các cơ quan cao nhất của EU phải có hành động dứt khoát để bảo vệ người dân Việt Nam, đặc biệt những người có chính kiến độc lập, họ bày tỏ công khai những điều mà nhiều người khác không dám nói, và họ thể hiện sự phản kháng đối với chế độ độc tài.

Rất cần phải hành động khẩn cấp và tuyên bố các biện pháp trừng phạt, nhất là khi Đại hội đảng CSVN đang tới gần và chúng tôi lo sợ từ bây giờ cho tới đó nhà cầm quyền lại càng hà khắc, càng cứng rắn hơn.

Saskia Bricmont

Dịch giả: Nguyễn Hoàng Hải

Nguồn: Báo Tiếng Dân

XEM THÊM: 64 Dân Biểu Nghị Viện Liên Âu kiến nghị EU đòi hỏi Việt Nam cải thiện nhân quyền theo cam kết EVFTA

Nguyên bản bài viết của Dân Biểu Quốc Hội Âu Châu Saskia Bricmont trê trang blog của bà:

Droits humains au Vietnam: la situation fait froid dans le dos
25 Sep 2020 | Droits humains, Traité de libre-échange

Vous vous souviendrez peut-être que le premier gros dossier qui m’a été confié dans la commission du commerce international fut l’accord de libre-échange entre l’UE et le Vietnam ? Mes critiques de l’accord se fondaient essentiellement sur la situation sur le plan des droits humains : entre la non-exécution par la Commission d’une analyse des impacts potentiels sur les libertés syndicales, la liberté de la presse, le respect des croyances et religions (alors que le Parlement européen avait adopté une résolution forte sur la question des prisonniers politiques et de conscience !), et l’arrestations de bloggers et du président de l’Association de Journalistes indépendants durant la dernière ligne droite des négociations… Les « ratés » se sont accumulés.

Les Verts et d’autres eurodéputés avaient refusé de donné leur feu vert à l’accord mais nous ne fûmes pas suffisamment nombreux pour le bloquer. Tout comme la Commission, les partisans de l’accord nous juraient leurs grands dieux que son entrée en vigueur « entrainerait automatiquement une amélioration des conditions de vie des Vietnamiens ».

Sauf que depuis la situation s’est détériorée et fait froid dans le dos. Le Vietnam s’assied sur les engagements pris devant les Nations Unies ou l’UE. Et personne ne dit rien ! C’est pourquoi j’ai réuni une soixantaine d’eurodéputés pour tirer la sonnette d’alarme et demander aux plus hautes autorités européennes d’agir vivement pour protéger la population, et surtout les penseurs qui expriment tout haut ce que beaucoup pensent tout bas et font acte de résistance face à un régime autoritaire.

Il est urgent d’agir et d’annoncer le passage aux sanctions alors que se profile le grand Congrès du Parti communiste et que l’on redoute un durcissement du pouvoir d’ici là.

(https://saskiabricmont.eu/droits-humains-au-vietnam-la-situation-fait-froid-dans-le-dos/)

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.