Người giàu

Ảnh chụp FB Xuân Sơn Võ
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một đất nước có nhiều người giàu, thì đó là điều tốt, hay không tốt?

Có lần, tôi đến Đức. Vô bệnh viện, thấy bệnh viện được xây mới, hiện đại. Vị giáo sư nói, rằng họ có được bệnh viện này, là do sau khi thống nhất nước Đức, có một số hãng lớn chuyển trụ sở về thành phố đó, nên một thành phố thuộc Đông Đức cũ, mới có thể giàu có để xây được bệnh viện như vậy.

Ở Việt Nam, chúng ta cũng có những người giàu, và những công ty giàu. Còn nhớ có lần ra Quảng Nam, gặp mấy anh em, hình như là quan chức gì đó, rất tự hào vì Trường Hải đặt nhà máy tại đó, đóng góp cho tỉnh rất nhiều. Sau đó, khi gặp mấy anh em ở Quảng Ngãi, họ dự đoán sau khi Dung Quất phát triển, thì bệnh viện Quảng Ngãi sẽ được đầu tư lớn.

Bạn bè tôi có nhiều người là doanh nhân, một số khá thành công. Cứ mỗi một doanh nhân thành công, thì ngoài gia đình, dòng họ của họ được hưởng lợi, thì nhiều người khác cũng được hưởng lợi theo. Tùy theo qui mô kinh doanh, mỗi doanh nhân có 10, 100, hoặc 1000 nhân viên. Nếu họ thành công, thì 10, 100 hay 1000 gia đình sẽ có cuộc sống ổn định.

Đối với các đại gia, thì có thể là là hàng chục ngàn, thậm chí cả trăm ngàn người được hưởng lợi. Cứ mỗi doanh nhân thành đạt, trở nên giàu có, thì có rất nhiều người được thoát nghèo, có cuộc sống ổn định, con cái họ được học hành, cha mẹ họ được phụng dưỡng tốt, xã hội nhờ đó mà trở nên tốt đẹp hơn. Người giàu đóng góp cho xã hội nhiều lắm. Đất nước mà có nhiều người giàu, thì chẳng mấy chốc mà cất cánh vươn cao, bay xa.

Nhưng có phải người giàu nào cũng đóng góp cho xã hội không? Không. Chỉ những doanh nhân kinh doanh thành đạt, những nhà chuyên môn có chuyên môn cao, những nghệ sĩ được mến mộ… nói chung là những người giàu nhờ tài năng, công sức của họ, những người thực sự tạo ra giá trị cho xã hội, giàu lên nhờ giá trị mà họ tạo ra cho xã hội, thì cái giàu của họ mới mang lại điều tốt đẹp cho xã hội.

Nếu một tên cướp, một kẻ buôn bán ma túy, hoặc một kẻ trộm giàu có, thì điều đó có nghĩa là xã hội này có nhiều người bị trấn lột, bị trộm cắp, bị đầu độc… để cho bọn chúng giàu lên. Sự giàu lên của bọn chúng sẽ làm cho nhiều người khác bị lâm vô cảnh bần cùng. Sự giàu lên của chúng chỉ là sự cướp đi các giá trị do người khác tạo ra, thậm chí, chúng càng giàu thì những giá trị càng bị hủy hoại, xã hội càng lụn bại bởi sự giàu có của bọn chúng.

Ông tướng Ca không phải quan chức công an đầu tiên được biết đến là rất giàu. Trước đây có ông Giộc, có thời là giám đốc công an tỉnh Đồng Nai. Nghe nói ông này xây cái nhà ra giữa sông Đồng Nai. Khi đập các cột ra, người ta thấy không biết cơ man nào là vàng bạc, châu báu được giấu trong đó. Nghe nói số lượng vàng bạc, châu báu được tính bằng tấn.

Ông Giộc hồi xưa thì đã được kết luận là tội phạm. Tức là ổng giàu trên xương máu của người khác. Không biết tướng Ca bây giờ giàu lên do cái gì? Nghe nói ông luôn rao giảng đạo đức Hồ Chí Minh. Hay là ông giàu lên nhờ tài giảng dạy đạo đức?

BS Võ Xuân Sơn

Nguồn: FB Xuân Sơn Võ

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.