Người nước ngoài rời bỏ Hà Nội vì ô nhiễm không khí nghiêm trọng

Không khí ô nhiễm khiến Hà Nội trở nên không hấp dẫn đối với người nước ngoài. Ảnh: Facebook Việt Tân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhiều ngày qua, Hà Nội luôn được xếp là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới theo AirVisual. Nhiều người nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở thành phố này bắt đầu lo lắng và muốn bỏ đi nơi khác.

Trả lời báo Zing hôm 2 tháng Mười, 2019, Jake Mallalieu, 28 tuổi, nói đây sẽ là năm cuối cùng sống ở Hà Nội. Được biết, Jake Mallalieu tới Hà Nội để dạy tiếng Anh. Tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội đã từng khiến Jake bị đau ngực, ho, khạc đờm liên tục.

Trong khi đó, Alan Robinson, 32 tuổi là giáo viên tiếng Anh, cho biết anh cảm nhận được sự ô nhiễm, và sức khỏe anh đã giảm đi kể từ khi chuyển đến Hà Nội 4 tháng trước. Gần đây, anh cảm thấy tức ngực rõ rệt hơn vì phải hít nhiều khói bụi, bất chấp việc anh luôn đeo khẩu trang kể cả khi đi bộ.

Robinson nói với báo Zing rằng anh sẽ rời Hà Nội khi hợp đồng kết thúc vào tháng 1 năm sau, và cho biết thêm rằng anh từng ở nhiều thành phố trong khu vực nhưng chưa nơi nào ô nhiễm như Hà Nội.

Còn John, 55 tuổi, huấn luyện thể thao cho trẻ em thì lo ngại về tác hại lâu dài của không khí ô nhiễm khi ông thường xuyên bị ho. John sẽ quyết định về việc đi hay ở vào tháng 5 năm sau

“Tôi sẽ không bao giờ nuôi con ở đây. Tôi khuyên bạn bè và gia đình không mang con nhỏ tới đây lâu hơn vài ngày”, John chia sẻ.

Trong khi đó, Rachael Elizabeth nói rằng ô nhiễm không khí đã làm cô thấy không thoải mái. Cô cho biết sẽ không chuyển tới Hà Nội nếu nhận ra không khí tệ như thế này.

Thuế bảo vệ môi trường từ dân và xí nghiệp qua các năm theo thống kê từ FB Le Thu Tra. Ảnh: FB Việt Tân edit
Thuế bảo vệ môi trường từ dân và xí nghiệp qua các năm theo thống kê từ FB Le Thu Tra. Ảnh: FB Việt Tân edit

Chất lượng không khí ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều thành phố khác tại Việt Nam ngày càng bị ô nhiễm đến mức báo động. Tình hình tệ hơn khi có thành phần bụi mịn PM2.5.

Bụi PM2.5 có thể đi theo máu và tàn phá mọi cơ quan trong cơ thể, gây hại từ đầu đến chân, từ bệnh tim, bệnh phổi cho đến tiểu đường và chứng mất trí nhớ, từ bệnh về gan cho đến giòn xương và tổn thương da.

Điều đáng trách là chính quyền gần như bất lực trước tình trạng ô nhiễm không khí. Họ khuyến cáo chậm chạp, thông tin đến người dân không đầy đủ về tình trạng ô nhiễm. Đặc biệt là họ không đưa ra được kế hoạch cụ thể nhằm giảm bớt tình trạng ô nhiễm theo từng năm. Trong khi họ thu hàng trăm nghìn tỷ tiền thuế của dân để bảo vệ môi trường.

[ S ] – FB Việt Tân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tình trạng của Vịnh Xanh 58 bị lật úp khi được phát hiện hôm 19/7/2025. Ảnh: Dân Trí

Thảm kịch Vịnh Hạ Long: Những câu hỏi nhức nhối về trách nhiệm và năng lực quản trị

Đây không đơn thuần là một tai nạn, mà là đỉnh điểm của một chuỗi những sai sót và yếu kém mang tính hệ thống.

Chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm. Chưa có ai từ chức. Đó là điều chúng ta có thể ghi nhận từ cách chính quyền trung ương và tỉnh Quảng Ninh phản ứng với vụ tai nạn chìm tàu du lịch Vịnh Xanh trên Vịnh Hạ Long hôm 19 tháng 7, 2025.

15 thẩm phán của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) trong buổi công bố ý kiến về nghĩa vụ khí hậu của các nước. La Haye, Hà Lan, 23/07/2025. Ảnh: AP - Peter Dejong

Tòa án Công lý Quốc tế: Những nước vi phạm nghĩa vụ khí hậu sẽ phải bồi thường

Ngày 23/07/2025, Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice – ICJ), trụ sở tại La Haye, Hà Lan, đã ra một ý kiến tư vấn mang tính chất lịch sử về khí hậu: Những nước nào vi phạm nghĩa vụ về khí hậu sẽ bị coi là thực hiện một hành vi “phi pháp” và có thể sẽ phải bồi thường các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ý kiến tư vấn, được nhất trí thông qua, vượt quá mong đợi của các nhà hoạt động và được nhiều nước hoan nghênh.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Khoảng tối trong chính trị Trung Quốc

Chuyên gia Julienne của Pháp cảnh báo rằng mức độ không minh bạch của hệ thống chính trị Trung Quốc hiện nay là đặc biệt nghiêm trọng và ngày càng khó dự đoán kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012. Ông nhấn mạnh: “Việc phân tích hay dự báo tương lai chính trị Trung Quốc chưa bao giờ bất định và rủi ro như hiện nay.”