Người Việt Nam và cuộc bầu cử vào Hội Đồng Lập Hiến tiểu bang Genève / Thụy Sĩ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 13.4 kb

Ngày 19 tháng 10 năm 2008, công dân tiểu bang Genève, Thụy Sĩ đi bầu để chọn lựa 80 người đại diện vào Hội Đồng Lập Hiến. Hội Đồng này có nhiệm kỳ 4 năm để soạn thảo và thiết lập một Bản Hiến Pháp hoàn toàn mới cho tiểu bang Genève. Hiến Pháp hiện thời có từ năm 1846, tuy được nhiều lần tu bổ, nhưng không còn đáp ứng với nhu cầu thời đại.

Với khẩu hiệu «Ouverture aux droits humains, đấu tranh cho nhân quyền», bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Trang, môt đảng viên đảng Việt Tân và cũng là thành viên thường trực của Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam COSUNAM đã được đảng Cấp Tiến (Parti Radical) mời vào liên danh ứng cử.

Vào đầu thập niên 80, chị Xuân Trang, người «thuyền nhân tí hon», đến đất Thụy Sĩ theo vết chân người Việt tỵ nạn cộng sản. Với thời gian sinh sống trên mảnh đất thanh bình, nơi mà quyền và giá trị con người được quan tâm vào bậc nhất, chị đã thực hiện được ước muốn của mình, đó là phục vụ lại con người, cả về thể chất lẫn tinh thần, qua vai trò của một bác sĩ và đồng thời, một nhà hoạt động dân chủ. Vào tháng 4 năm 2008, bác sĩ Xuân Trang cùng 2 đảng viên Việt Tân khác, đã đến trại giam Nguyễn Văn Cừ, Sài Gòn để yêu cầu vào thăm nuôi nhân đạo một số nhà dân chủ đang bị cầm tù. Liền sau đó, chính bản thân chị bị giam giữ, tra hỏi, và trục xuất khỏi Việt Nam.

JPEG - 11.8 kb

Trả lời cuộc phỏng vấn ngày 16 tháng 10 dành cho Radio Chân Trời Mới, http://www.radiochantroimoi.com/spip.php?article4499 ,
ông Bernard Favre, cựu Tổng thư ký đảng Cấp Tiến Genève và cũng là người trách nhiệm phối hợp liên danh Radical Ouverture, cho biết: «cô Xuân Trang là người có quyết tâm, có khả năng lắng nghe cũng như tài thuyết phục. Đây là những điểm làm tôi quyết định mời cô tham gia vào cuộc bầu cử này. Hơn nữa tôi biết cô là người có nhiệt huyết đấu tranh cho nhân quyền và cũng là thành viên đảng Việt Tân, đảng mà chúng tôi rất quí trọng và có quan hệ mật thiết…»

Kết quả cuộc bầu cử vào Hội Đồng Lập Hiến này đã đem lại cho liên danh Radical Ouverture 7 trên 80 ghế. Chị Xuân Trang nhận được 5,495 phiếu. Số phiếu cho ứng viên lần đầu tiên này đã gây nhiều ngạc nhiên hứng thú trong chính giới địa phương vì cao hơn cả một số ứng cử viên tiếng tăm tại Genève. Vì đứng hạng 8 trên tổng số 30 nguời trong cùng liên danh, chị Xuân Trang sẽ là thành viên dự khuyết để thay thế 1 trong 7 thành viên chính thức.

Kết quả cuộc ra quân đầu tiên của bác sĩ Xuân Trang là niềm hãnh diện chung cho Cộng Đồng Người Việt tại Thụy Sĩ, và sẽ thêm một tiếng nói của người Việt trực tiếp trên các diễn đàn quốc tế.

Hải Đăng
Geneva, ngày 24 tháng 10 năm 2008

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.