Nhà báo Phạm Đoan Trang nhận giải thưởng Tự Do Báo Chí 2019 của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới

Quyển sách “Chính Trị Bình Dân” và tác giả Phạm Đoan Trang. Ảnh: Luật Khoa tạp chí
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 12 tháng Chín, tại thủ đô Berlin, Đức Quốc, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF – Reporters San Frontières) đã công bố 3 nhà báo nữ đoạt giải thưởng Tự Do Báo Chí 2019 của tổ chức này. Nhà báo, blogger Phạm Đoan Trang là một trong 3 người nữ được vinh dự nhận giải thưởng.

Ba giải thưởng được chia theo 3 tiêu chuẩn, đó là:

Giải Can Đảm: Dành cho cô Eman Al-Nafjan (Ả Rập Saudi), người đã cổ vũ cho các quyền của phụ nữ;

Giải Độc Lập: Dành cho cô Caroline Muscat (Malta), người thành lập trang web điều tra độc lập The Shift News, chuyên điều tra về tham nhũng mặc dù trước đó bạn cô – nữ nhà báo Daphne Caruana Galizia – bị ám sát chết;

Giải Tác Động: thuộc về nhà báo Phạm Đoan Trang của Việt Nam, là người có tầm ảnh hưởng đến xã hội nhờ những bài viết của cô.

Được biết nhà báo Phạm Đoan Trang là người sáng lập trang Tạp Chí Luật Khoa, một trang mạng cung cấp các thông tin liên quan đến luật pháp, cô cũng là biên tập viên của trang The Vietnamese nhằm giúp người dân hiểu biết hơn về quyền công dân của mình chống lại sự cai trị độc đoán của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Nhà báo Phạm Đoan Trang có nhiều cuốn sách bị cấm xuất bản và lưu hành tại Việt Nam nhưng được phổ biến rộng rãi qua hệ thống Amazon. Quyển Chính Trị Bình Dân là một trong những cuốn sách mới nhất và được giới đấu tranh phổ biến rộng rãi nhất.

Giải thưởng Tự Do Báo Chí 2019 dành cho nhà báo Phạm Đoan Trang là một sự khẳng định về tình trạng vi phạm tự do báo chí vẫn đang tiếp diễn ở Việt Nam.

Chúc mừng nhà báo Phạm Đoan Trang!

Ban Biên Tập viettan.org

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Khoảng tối trong chính trị Trung Quốc

Chuyên gia Julienne của Pháp cảnh báo rằng mức độ không minh bạch của hệ thống chính trị Trung Quốc hiện nay là đặc biệt nghiêm trọng và ngày càng khó dự đoán kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012. Ông nhấn mạnh: “Việc phân tích hay dự báo tương lai chính trị Trung Quốc chưa bao giờ bất định và rủi ro như hiện nay.”

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc (trái) hôm 21/5/2025 đã sử dụng vòi rồng và húc vào một tàu cá của Philippines đang làm nhiệm vụ nghiên cứu gần một trong ba bãi cát có tên là Sandy Cay ở Biển Đông đang tranh chấp. Ảnh: AP

Cuộc chiến ý tưởng của Trung Quốc ở Biển Đông

Bắc Kinh đang sử dụng các viện nghiên cứu để hợp pháp hóa yêu sách hàng hải và định hình nhận thức toàn cầu.

… Cùng nhau, các tổ chức này tạo nên cái mà người ta có thể gọi là “bộ máy truyền thông chiến lược,” có nhiệm vụ biến sự quyết đoán trên biển của Trung Quốc thành sự kiềm chế, và sự phản kháng của nước ngoài thành sự can thiệp gây bất ổn.

Hội nghị Trung ương 12 kết thúc hôm 19/7/2025, ra thông báo kỷ luật cách tất cả các chức vụ cũ đối với (từ trái) Nguyễn Xuân Phúc, cựu Chủ tịch nước và cựu Thủ tướng Chính phủ; Võ Văn Thưởng, cựu Chủ tịch nước và Vương Đình Huệ, Cựu Chủ tịch Quốc hội

Thấy gì qua việc kỷ luật Phúc, Thưởng và Huệ?

Những gì diễn ra trong vụ kỷ luật lần này phản ánh một thực tế trái ngược: Sự tùy tiện, bất nhất và mang màu sắc chính trị nhiều hơn là pháp lý, cho thấy sự khủng hoảng điều lệ đảng Cộng Sản và niềm tin đang ngày một lan rộng ngay trong nội bộ tầng lớp lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam.