Nhà báo Phạm Đoan Trang nhận giải thưởng Tự Do Báo Chí 2019 của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới

Quyển sách “Chính Trị Bình Dân” và tác giả Phạm Đoan Trang. Ảnh: Luật Khoa tạp chí
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 12 tháng Chín, tại thủ đô Berlin, Đức Quốc, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF – Reporters San Frontières) đã công bố 3 nhà báo nữ đoạt giải thưởng Tự Do Báo Chí 2019 của tổ chức này. Nhà báo, blogger Phạm Đoan Trang là một trong 3 người nữ được vinh dự nhận giải thưởng.

Ba giải thưởng được chia theo 3 tiêu chuẩn, đó là:

Giải Can Đảm: Dành cho cô Eman Al-Nafjan (Ả Rập Saudi), người đã cổ vũ cho các quyền của phụ nữ;

Giải Độc Lập: Dành cho cô Caroline Muscat (Malta), người thành lập trang web điều tra độc lập The Shift News, chuyên điều tra về tham nhũng mặc dù trước đó bạn cô – nữ nhà báo Daphne Caruana Galizia – bị ám sát chết;

Giải Tác Động: thuộc về nhà báo Phạm Đoan Trang của Việt Nam, là người có tầm ảnh hưởng đến xã hội nhờ những bài viết của cô.

Được biết nhà báo Phạm Đoan Trang là người sáng lập trang Tạp Chí Luật Khoa, một trang mạng cung cấp các thông tin liên quan đến luật pháp, cô cũng là biên tập viên của trang The Vietnamese nhằm giúp người dân hiểu biết hơn về quyền công dân của mình chống lại sự cai trị độc đoán của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Nhà báo Phạm Đoan Trang có nhiều cuốn sách bị cấm xuất bản và lưu hành tại Việt Nam nhưng được phổ biến rộng rãi qua hệ thống Amazon. Quyển Chính Trị Bình Dân là một trong những cuốn sách mới nhất và được giới đấu tranh phổ biến rộng rãi nhất.

Giải thưởng Tự Do Báo Chí 2019 dành cho nhà báo Phạm Đoan Trang là một sự khẳng định về tình trạng vi phạm tự do báo chí vẫn đang tiếp diễn ở Việt Nam.

Chúc mừng nhà báo Phạm Đoan Trang!

Ban Biên Tập viettan.org

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.